Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần nâng tỉ lệ câu hỏi vận dụng
vninfor.vn
Từ năm 2025 là thí sinh thi 4 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn. https://vninfor.vn/
Điểm mới đáng chú ý của dự thảo thi tốt nghiệp THPT từ 2025 là thí sinh thi 4 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn. Chương trình giáo dục phổ thông mới đã học 4 môn bắt buộc thì đầu ra thi 4 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn là phù hợp với chương trình.
Phải tăng tỉ lệ câu hỏi vận dụng lên cao hơn 25% như hiện nay
Nếu như kỳ thi tốt nghiệp THPT áp dụng đến năm 2024, mỗi thí sinh dự 3 bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) thì Bộ GD&ĐT dự kiến từ năm 2025, mỗi học sinh thực hiện ít nhất 6 bài thi.
Trong đó, có 4 môn bắt buộc gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn tự chọn từ các môn như: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án thi mới, các thầy cô, nhà quản lý giáo dục đã ủng hộ Lịch sử là môn thi bắt buộc. Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng cho học sinh THPT từ năm học 2022-2023 cũng đã đưa môn Lịch sử trở thành môn bắt buộc.
Tuy nhiên, ở phía các thí sinh, nhiều bạn lựa chọn tổ hợp tự nhiên cũng đã thể hiện mong muốn Bộ GD&ĐT đổi mới đề thi môn Lịch sử. Làm thế nào để đề thi không phải học thuộc quá nhiều mà thiên về ghi nhớ, phân tích kiến thức.
Đồng nghĩa với việc xây dựng ngân hàng câu hỏi, đổi mới đề thi, cần phải tăng cường tỉ lệ câu hỏi vận dụng lên cao hơn thay vì 25% như hiện nay.
Làm như vậy sẽ thúc đẩy học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thay vì chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
Từng bước thí điểm thi trên máy tính
Về phương thức thi, dự thảo của Bộ GD&ĐT cũng đưa ra lộ trình thực hiện, trong đó giai đoạn 2025-2030 sẽ vẫn thi trên giấy, đồng thời tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin nhằm từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện. Có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính.
Và giai đoạn sau (sau năm 2030), phấn đấu để tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện tổ chức thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.
Xu hướng tổ chức thi các môn trắc nghiệm trên máy tính là xu hướng tất yếu, tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, Bộ GD&ĐT cần có lộ trình, kế hoạch rõ ràng hơn.
Và nếu Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi chung trên toàn quốc, nếu có địa phương thi trên máy, địa phương thi giấy liệu có đảm bảo công bằng giữa các thí sinh.
Phương thức tổ chức thi trên máy tính là phù hợp, thuận lợi cho học sinh trong quá trình học và thi cử. Khi thi các môn trắc nghiệm trên máy, sẽ được trả kết quả nhanh và chính xác.
Khi đó, các địa phương sẽ phải chuẩn bị nguồn lực, máy móc đủ nhiều, đáp ứng nhu cầu của thí sinh dự thi. Có thể để vùng thuận lợi triển khai trước, còn địa phương khó khăn thí điểm theo từng huyện, thị xã. Khi đó học sinh ở những trường khó khăn sẽ phải di chuyển đến nơi thuận lợi để dự thi.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Địa phương 11/11/2024 09:05
Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn
Địa phương 08/11/2024 22:09
Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông
Địa phương 08/11/2024 09:19
Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái
Địa phương 08/11/2024 07:15
Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản
Địa phương 07/11/2024 06:05
Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi
Địa phương 06/11/2024 15:40
Các tin khác
Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa
Địa phương 05/11/2024 07:15
Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Địa phương 03/11/2024 09:10
Yên Bái phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao
Địa phương 03/11/2024 07:15
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm
Địa phương 02/11/2024 09:11
Yên Bái: Người phụ nữ Tày bền chí làm giàu
Địa phương 01/11/2024 14:40
Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản
Địa phương 01/11/2024 07:05
Yên Bái: Nông nghiệp đồng bộ giải pháp giữ đà tăng trưởng
Địa phương 29/10/2024 21:22
Điện Biên: Chợ phiên Pu Nhi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ
Địa phương 29/10/2024 08:08
Tạo đà cho sản xuất công nghiệp Yên Bái
Địa phương 29/10/2024 05:05
Điện Biên: Khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025
Địa phương 28/10/2024 08:05
Yên Bái: Suối Giàng tổ chức Lễ hội tôn vinh cây chè tổ
Địa phương 28/10/2024 07:05
Yến Bái: Đặc sắc lễ Thần Nông đình làng Dọc
Địa phương 24/10/2024 15:05
Yên Bái: Huyện Văn Yên Lễ dâng hương cúng cơm mới Đền Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ
Địa phương 24/10/2024 07:07
Điện Biên: 15 năm hành trình làm “mẹ đặc biệt”
Địa phương 23/10/2024 19:43
Huyện Điện Biên đẩy mạnh trồng cây vụ đông
Địa phương 22/10/2024 09:42
Điện Biên: Phục dựng Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái bản U Va
Địa phương 20/10/2024 12:00
Yên Bái: Lễ Cơm mới Đền Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên)
Địa phương 20/10/2024 07:00
Yên Bái: Chàng trai Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Phình Hồ
Địa phương 19/10/2024 08:15
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00