Tăng vốn điều lệ liên tục, áp lực dồn lên các ngân hàng

(VNF) - Năm 2023 tiếp tục là năm chạy đua tăng vốn của các ngân hàng. Hiện các nhà băng đang cấp tập triển khai nhiều phương án để tăng vốn. Song việc tăng cường nội lực tài chính của các ngân hàng còn gặp nhiều thách thức.

vninfor.vn

Ngân hàng cấp tập tăng vốn

Ngay từ đầu năm, nhiều ngân hàng đã rộn ràng với kế hoạch mua bán - sáp nhập (M&A) và tăng vốn.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa chính thức hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên gần 20.403 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu cho cán bộ nhân viên theo Chương trình ESOP năm 2022.

Còn Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) vào ngày 21/2 đã công bố tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. Về kế hoạch tăng vốn năm 2023, VIB đặt mục tiêu phát hành khoảng trên 412,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và khoảng 7,6 triệu cổ phiếu thưởng cho cán bộ, nhân viên nhằm tăng vốn điều lệ. Nếu phát hành thành công số cổ phiếu thưởng kể trên, tổng vốn điều lệ của VIB đến cuối 2023 sẽ đạt mức trên 25.368 tỷ đồng, tăng 20,36% so với mức vốn điều lệ hiện tại là hơn 21.076,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, thương vụ thoái vốn của nhiều ngân hàng cũng khiến giới đầu tư chú ý.

Mới đây, HĐQT Tập đoàn Petrolimex đã thông qua phương án thoái vốn đầu tư tại PG Bank. Theo đó, Petrolimex sẽ thoái vốn theo hình thức đấu giá công khai qua Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE). Việc thoái vốn của Petrolimex giúp PG Bank có cơ hội tìm kiếm nhóm cổ đông chiến lược mới có tiềm lực để tăng vốn sau 12 năm đứng im. Hiện PG Bank là ngân hàng có vốn điều lệ và tổng tài sản thấp nhất hệ thống.

Thương vụ thoái vốn của SMBC khỏi Eximbank, chuyển nhượng cho nhà đầu tư trong nước cũng được quan tâm. Vào ngày 13/1, cổ phiếu EIB của Eximbank có phiên giao dịch dậy sóng với khối lượng giao dịch thỏa thuận lên tới 134 triệu cổ phiếu, tổng giá trị 3.421 tỷ đồng. Nhiều khả năng, đây là phiên giao dịch đánh dấu việc SMBC hoàn tất thoái vốn khỏi Eximbank.

Còn tại VPBank, theo kế hoạch, năm 2022, nhà băng này sẽ hoàn tất thương vụ bán 15% vốn cho đối tác chiến lược nước ngoài. Nhưng do tình hình kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp, thương vụ này đã chậm lại. Nếu hoàn tất thương vụ này, nhiều khả năng, VPBank sẽ vươn lên trở thành ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất nhì hệ thống. Năm 2022, sau thương vụ bán 49% vốn khỏi FE Credit cho SMBC, VPBank đã vươn lên trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Trong khi đó, nhiều ngân hàng lớn lại lựa chọn hình thức nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém để tăng vốn. Đến nay, đã có 3 ngân hàng được đại hội đồng cổ đông thông qua phương án nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém, là Vietcombank, HDBank và MB. Lãnh đạo các ngân hàng này đều khẳng định, việc nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém mở ra rất nhiều cơ hội, đặc biệt là cơ hội tăng vốn, tăng quy mô tổng tài sản, mạng lưới, tăng tín dụng… mà vẫn không ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông hiện hữu của các ngân hàng.

Cùng với đó, phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu là giải pháp ưu tiên giúp nhiều ngân hàng nhanh chóng tăng vốn điều lệ.

Trong Chỉ thị 01/CT-NHNN ban hành đầu năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng tiếp tục khuyến khích các nhà băng trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính và khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế, ổn định mặt bằng lãi suất thị trường.

Đại hội đồng cổ đông bất thường mới đây của Vietcombank đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận giữ lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018. Theo đó, Vietcombank dự kiến phát hành tối đa gần 2,77 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho các cổ đông, tăng vốn điều lệ thêm 27.685 tỷ đồng. Nếu thành công, vốn điều lệ của Ngân hàng sẽ tăng 58,4%, từ hơn 47.325 tỷ đồng lên hơn 75.000 tỷ đồng.

Hiện vốn điều lệ của Vietcombank ở mức thấp nhất trong số các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước, thấp hơn một số NHTM cổ phần và có khoảng cách lớn so với các ngân hàng hàng đầu trong khu vực.

Eximbank năm ngoái cũng được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 12.355 tỷ đồng lên hơn 14.814 tỷ đồng với phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu. Trong hai năm qua, HDBank bình quân tăng vốn 25% mỗi năm từ việc chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Theo thống kê của VCSC, chỉ riêng Vietcombank, VPBank, MB, LienVietPostBank có thể huy động vốn mới với tổng giá trị ước tính lên đến 68.000 tỉ đồng, tương ứng 2,9 tỉ đô la Mỹ trong giai đoạn 2023-2024 thông qua việc phát hành riêng lẻ.

Còn Agribank đã thông báo phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng để tăng vốn.

Việc tăng vốn cho các NHTM, đặc biệt là nhóm Big 4, được xem là yêu cầu cấp thiết để tăng năng lực tài chính, giữ vững lành mạnh của hệ thống và đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ của ngành ngân hàng năm 2023, lãnh đạo nhiều ngân hàng mong muốn sớm được phê duyệt, triển khai phương án tăng vốn ngay đầu năm 2023. Trước các mong muốn tăng vốn của nhóm 4 NHTM vốn nhà nước, NHNN đang phối hợp các bộ, ngành liên quan xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng này.

Thách thức lớn

Trong ba năm trở lại đây, các ngân hàng đều lên kế hoạch tăng vốn “khủng”. Cách thức tăng vốn chủ yếu là chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ từ 10-50% và phát hành thêm cổ phiếu riêng lẻ. Song không phải nhà băng nào cũng tăng vốn thành công, có ngân hàng chỉ hoàn thành một phần kế hoạch.



Trong năm 2022, không có nhiều ngân hàng hoàn thành kế hoạch tăng vốn khi chỉ có 15 trong 27 ngân hàng tăng vốn điều lệ. Ở nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, chỉ có Vietcombank tăng vốn điều lệ thêm 28%. Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân bình quân tăng trưởng khoảng 21% (năm 2021 là 25%).

Điển hình như VPBank, dù năm qua tăng mạnh 50% vốn điều lệ từ việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, nhưng ngân hàng này chưa hoàn thành kế hoạch phát hành riêng lẻ với tỷ lệ 15% cho đối tác chiến lược. Ngân hàng SHB năm qua chỉ kịp tăng vốn thêm 15% từ việc chia cổ tức bằng cổ phiếu. Còn LienVietPostBank năm qua dự kiến tăng vốn lên đến 21.250 tỷ đồng nhưng cuối năm chỉ đạt mức 17.291 tỷ đồng. Hay MBbank chỉ chia cổ tức nhưng chưa thực hiện được việc phát hành riêng lẻ.

Theo báo cáo của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), việc các ngân hàng không hoàn thành kế hoạch tăng vốn một phần là do vấn đề trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản kém tích cực dẫn đến sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán, cũng như sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến hoạt động tăng vốn.

Năm 2022, đa phần việc tăng vốn thành công đến từ hoạt động chia cổ tức bằng cổ phiếu, trong khi hoạt động phát hành thêm cổ phần cho nhà đầu tư hiện hữu hoặc các nhà đầu tư mới gần như chững lại.

Trong năm 2023, các nhà băng sẽ còn vất vả hơn để tăng cường nội lực tài chính khi bằng lãi suất vẫn duy trì ở mức cao.

Phương án phát hành thêm sẽ phụ thuộc phần lớn vào diễn biến thuận lợi trên thị trường chứng khoán. Mà thị trường chứng khoán gần đây không mấy thuận lợi. Vì vậy, thách thức tăng vốn hiện nay với các ngân hàng là không nhỏ.

Đánh giá về kế hoạch tăng vốn 2021-2025, Vietcombank cũng cho rằng việc tìm kiếm nhà đầu tư có đủ tiềm lực tài chính phù hợp với mục tiêu và sẵn sàng đầu tư vào thời điểm này là “khá thách thức”. Giải pháp phát hành trái phiếu tăng vốn cũng gặp khó do xu hướng thắt chặt tiền tệ, lãi suất tăng.

Tăng vốn luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng trong nhiều năm trở lại đây, nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắc khe hơn của ngành ngân hàng về an toàn hoạt động, tăng cường hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) và đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, đồng thời có thêm nguồn lực tài chính quan trọng để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Thời gian qua, các NHTM tích cực tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính. Nhưng so với các ngân hàng trong khu vực, bộ đệm vốn của ngân hàng Việt vẫn còn mỏng. Trong khi các nước trong khu vực đã thực hiện Basel 3 hoặc một phần Basel 3, Việt Nam mới thực hiện Basel 2.

Vốn điều lệ là một cấu phần chủ yếu để tính toán hệ số CAR và xếp hạng các ngân hàng. Việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thời gian tới là hết sức cần thiết giúp các ngân hàng phát triển lành mạnh, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng khả năng chống chịu trong một nền kinh tế đầy biến động.

Trong mùa đại hội cổ đông sắp tới, các ngân hàng sẽ phải tiếp tục hoàn thành kế hoạch tăng vốn cũ đã đặt ra trong năm ngoái hoặc đưa ra những kế hoạch táo bạo hơn.

https://vietnamfinance.vn/tang-von-dieu-le-lien-tuc-ap-luc-don-len-cac-ngan-hang-20180504224281262.htm
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Từ 2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Theo Thông tư 50 của NHNN, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
"Bị" áp VAT:  Cổ phiếu phân bón mừng vì "món lợi" hàng trăm tỷ

"Bị" áp VAT: Cổ phiếu phân bón mừng vì "món lợi" hàng trăm tỷ

Đề xuất thay đổi quy định thuế VAT với doanh nghiệp phân bón sẽ giúp phân bón nội địa cạnh tranh hơn so với phân bón nhập khẩu, từ đó hỗ trợ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ.
1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam

1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam

Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện bản tiếng Việt, sàn TMĐT bán buôn 1688 của Trung Quốc liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mại với giá khá rẻ so với các sàn trong nước.
Giá vàng tuần tới: “Bệ phóng” từ xung đột Đông Âu

Giá vàng tuần tới: “Bệ phóng” từ xung đột Đông Âu

Việc Tổng thống Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS tấn công lãnh thổ Nga khiến xung đột Đông Âu phức tạp hơn. Điều này có thể tiếp tục hỗ trợ giá vàng tuần tới.
Xu hướng tỷ giá thời “Trump 2.0”

Xu hướng tỷ giá thời “Trump 2.0”

Tỷ giá và dòng vốn đầu tư đang là ẩn số khi các chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump gợi lên viễn cảnh tăng giá của đồng bạc xanh, lạm phát và thắt chặt lãi suất.
Giá vàng vẫn tăng chóng mặt

Giá vàng vẫn tăng chóng mặt

Giá vàng hôm nay (23/11) biến động dữ dội khi nhu cầu trú ẩn vốn vượt trội sức mạnh của đồng USD

Các tin khác

Tháo gỡ điểm nghẽn tín dụng nhà ở xã hội, tạo tuần hoàn và chu chuyển vốn

Tháo gỡ điểm nghẽn tín dụng nhà ở xã hội, tạo tuần hoàn và chu chuyển vốn

Giá bán, thu nhập của người mua nhà, tính pháp lý và hiệu quả của dự án vẫn sẽ là những cốt lõi tháo gỡ điểm nghẽn giúp tạo sự tuần hoàn và chu chuyển vốn tín dụng nhà ở xã hội.
Đề xuất doanh nghiệp được tự quyết giá xăng dầu

Đề xuất doanh nghiệp được tự quyết giá xăng dầu

Ở dự thảo nghị định xăng dầu mới, Bộ Công Thương sẽ trình thêm phương án thương nhân phân phối xăng dầu được mua bán lẫn nhau và doanh nghiệp được tự quyết giá xăng dầu.
Trung Quốc đã sẵn sàng cho nhiệm kỳ tiếp theo của ông Trump?

Trung Quốc đã sẵn sàng cho nhiệm kỳ tiếp theo của ông Trump?

Nếu Trung Quốc có thể nắm bắt cơ hội để phục hồi nền kinh tế và thúc đẩy hệ thống đa phương, thì có thể không cần lo ngại về nhiệm kỳ tới của ông Trump.
Việt Nam được xem là động lực kinh tế của ASEAN

Việt Nam được xem là động lực kinh tế của ASEAN

Triển vọng trung hạn của kinh tế Việt Nam được đánh giá là một trong những động lực tăng trưởng của khu vực ASEAN.
Mối đe dọa thứ hai từ ông Trump với kinh tế châu Á

Mối đe dọa thứ hai từ ông Trump với kinh tế châu Á

Một đồng USD tăng giá dưới thời chính quyền Trump nhiệm kỳ II có thể gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng trung ương châu Á.
Alibaba loay hoay củng cố mảng thương mại điện tử

Alibaba loay hoay củng cố mảng thương mại điện tử

Alibaba sẽ hợp nhất mảng thương mại điện tử trong nước và nước ngoài, một động thái mới sau hàng loạt thay đổi để chống đỡ sự phát triển mạnh của các đối thủ.
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản

Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản

Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).
Giá USD tự do giảm mạnh, thế giới cao nhất 13 tháng

Giá USD tự do giảm mạnh, thế giới cao nhất 13 tháng

Giá USD trên thị trường tự do hôm nay (22/11) đảo chiều giảm mạnh 100 đồng. Trong khi đó, giá USD trên thị trường thế giới lên mức cao nhất 13 tháng.
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

Với số nộp ngân sách nhà nước năm 2023 ghi nhận đạt gần 95.000 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Việt nam (Petrovietnam) dẫn đầu VNTAX 200 – Danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam.
Giá vàng SJC tăng phiên thứ 6 liên tiếp

Giá vàng SJC tăng phiên thứ 6 liên tiếp

Mở phiên giao dịch ngày 22/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, vượt ngưỡng 86,5 triệu đồng/lượng, qua đó đánh dấu phiên tăng thứ 6 liên tiếp trong tuần.
Quốc gia châu Á nào sẽ nằm trong tầm ngắm của ông Trump?

Quốc gia châu Á nào sẽ nằm trong tầm ngắm của ông Trump?

Căng thẳng thương mại sẽ gia tăng đáng kể vào thời điểm nhiều nền kinh tế châu Á, bao gồm cả Trung Quốc, đang dựa vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng.
Dầu tăng gần 2% khi căng thẳng cuộc chiến Nga – Ukraine leo thang

Dầu tăng gần 2% khi căng thẳng cuộc chiến Nga – Ukraine leo thang

Giá dầu tăng vào ngày thứ Năm (21/11), khi Nga và Ukraine phóng tên lửa vào nhau, lấn át tác động của việc dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh hơn dự báo.
VHM chi gần 10.5 ngàn tỷ đồng để mua 247 triệu cp quỹ

VHM chi gần 10.5 ngàn tỷ đồng để mua 247 triệu cp quỹ

Kết thúc thời gian đăng ký giao dịch từ 23/10-21/11/2024, CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) mua vào tổng cộng gần 247 triệu cp quỹ với số tiền chi ra ước tính gần 10.5 ngàn tỷ đồng.
Khơi nguồn lực, mở cơ hội phát triển

Khơi nguồn lực, mở cơ hội phát triển

Với năng lực hiện có, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng đường cao tốc trong nước, trong đó có VEC đủ sức hoàn thành các dự án đường bộ cao tốc quốc gia.
"Chủ đề" nào cho áp lực tỷ giá năm 2025?

"Chủ đề" nào cho áp lực tỷ giá năm 2025?

Nhiều số liệu khác nhau về lượng ngoại hối dự trữ đã bán ra nhưng ước tính khoảng 8-10 tỷ USD đã được NHNN đưa ra thị trường để ổn định cầu ngoại tệ.
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
World Bank đề xuất cho Việt Nam vay hơn 11 tỉ USD trong 5 năm tới

World Bank đề xuất cho Việt Nam vay hơn 11 tỉ USD trong 5 năm tới

Ngân hàng Thế giới (WB) đã đề xuất kế hoạch tài trợ hơn 11 tỉ USD cho Việt Nam trong vòng 5 năm tới, tập trung vào các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng tái tạo, phát triển nông nghiệp bền vững…
Đông Nam Á đối phó thế nào với thách thức từ Mỹ?

Đông Nam Á đối phó thế nào với thách thức từ Mỹ?

Mối đe dọa về thuế quan và thái độ không hợp tác với các đồng minh quốc phòng của Mỹ gây ra rủi ro lớn cho Đông Nam Á, nhưng khu vực này có thể chủ động đối phó.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động