Sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng: Tăng khả năng thu hồi nợ cho ngân hàng

Xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu là nội dụng được quan tâm nhất tại Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD). Theo chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 20/5/2025, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ sẽ trình bày Tờ trình Dự án Luật. Luật này dự kiến sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 17/6/2025.
Việc luật hóa các quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu, giảm chi phí hoạt động của ngân hàng, từ đó hỗ trợ giảm lãi suất và tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Ảnh: Minh Dũng
Việc luật hóa các quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu, giảm chi phí hoạt động của ngân hàng, từ đó hỗ trợ giảm lãi suất và tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Ảnh: Minh Dũng

Ban soạn thảo cho biết, một trong những cơ sở thực tiễn đặt ra yêu cầu phải sửa đổi Luật Các TCTD là tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng, gây áp lực đối với lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt đặt trong bối cảnh năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá để về đích cả nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Theo số liệu từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), đến cuối tháng 12/2024, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD ở mức 5,36%. Trong 2 tháng đầu năm nay, tỷ lệ nợ xấu lên mức 5,47%.

Sau khi Nghị quyết 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu hết hiệu lực vào cuối năm 2023, các TCTD chủ yếu xử lý nợ xấu bằng trích lập dự phòng rủi ro. Đơn cử, năm 2024, tỷ lệ xử lý nợ xấu bằng việc trích từ dự phòng rủi ro trên 48%, nguồn khách hàng trả nợ trên 35%, chỉ có khoảng 17% xử lý bằng tài sản bảo đảm.

Mục đích ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD là tiếp tục luật hóa các quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu, xử lý các vướng mắc đã và đang cản trở TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ thực hiện các quyền hợp pháp của mình trong việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng xoay vòng vốn cũng như tiếp cận tín dụng với chi phí hợp lý của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, việc xây dựng chính sách để bảo đảm cân bằng giữa quyền lợi hợp pháp của TCTD, tổ chức mua bán, xử lý nợ với các quyền hợp pháp của bên bảo đảm bằng tài sản, tránh tạo ra sự bất đối xứng giữa bên cho vay và bên đi vay.

Liên quan tới hoạt động xử lý nợ xấu, 3 nội dung được đề xuất tại Dự thảo Luật gồm: luật hóa quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm; luật hóa quy định về kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án; luật hóa quy định về hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự và bổ sung quy định về hoàn trả tài sản bảo đảm là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký VNBA, việc sửa đổi, bổ sung Luật Các TCTD lần này, trong đó có vấn đề xử lý nợ xấu sẽ hỗ trợ tích cực cho các ngân hàng thu hồi nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu, từ đó có cơ hội giảm chi phí của ngân hàng, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, có tác dụng nâng cao ý thức khách hàng trong trả nợ, tránh tình trạng chây ỳ xảy ra kể từ khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 hết hiệu lực. Mặt khác, nếu nợ xấu được xử lý bằng tài sản bảo đảm thì khoản dự phòng rủi ro dùng xử lý nợ xấu ở mức 600 nghìn tỷ đồng sẽ được đưa vào nền kinh tế, đồng thời, cải thiện năng lực tài chính của hệ thống các TCTD.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, việc sửa Luật Các TCTD là rất cần thiết, đặc biệt là luật hóa một số nội dung của Nghị quyết số 42/2017/QH14 với điểm mấu chốt, quan trọng nhất là cho phép các TCTD được quyền thu giữ tài sản thế chấp.

TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, những điểm sửa đổi liên quan đến tài sản bảo đảm tại Dự thảo Luật sẽ giải quyết các vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu, đồng thời hài hòa hóa giữa việc bảo vệ quyền chủ nợ của TCTD với việc thực thi các bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Những thay đổi này sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu và giảm chi phí hoạt động của các TCTD, từ đó hỗ trợ việc giảm lãi suất cũng như tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời tăng ý thức trách nhiệm của bên đi vay.

Theo ông Lực, việc TCTD được quyền chủ động thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ thay vì phải khởi kiện ra tòa án và chờ tổ chức thi hành án sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí cho các bên có liên quan cũng như tiết kiệm, giảm lãng phí nguồn lực xã hội. Bên cạnh đó, việc luật hóa quy định thu giữ tài sản bảo đảm cũng có tính chất răn đe đối với bên vay, tạo ý thức phối hợp hơn trong việc trả nợ/xử lý tài sản bảo đảm, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật của các doanh nghiệp, cá nhân có liên quan.

Nguồn: Sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng: Tăng khả năng thu hồi nợ cho ngân hàng

Xuân Yến
baodauthau.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nợ xấu ngân hàng tăng: Những rủi ro mới khiến áp lực ngày càng lớn

Nợ xấu ngân hàng tăng: Những rủi ro mới khiến áp lực ngày càng lớn

Nợ xấu tại các ngân hàng yếu kém khoảng 537.000 tỷ đồng, chiếm 65% nợ xấu nội bảng của hệ thống, tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng SCB tới hơn 98%.
Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng

Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng

Dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào 17/6, kỳ vọng hoàn thiện khung pháp lý để hỗ trợ các ngân hàng xử lý nợ xấu.
Vốn và cơ chế chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Vốn và cơ chế chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Doanh nghiệp nhỏ không có vốn thì không thể đầu tư nâng cấp, không đủ năng lực để ký được hợp đồng lớn, và do đó lại tiếp tục bị đánh giá là thiếu tiềm năng tín dụng...
Những doanh nghiệp, ngân hàng nào có thể được cấp phép sản xuất vàng miếng?

Những doanh nghiệp, ngân hàng nào có thể được cấp phép sản xuất vàng miếng?

Sửa đổi Nghị định 24, bỏ cơ chế độc quyền, các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc và ngân hàng theo đó sẽ được phép sản xuất vàng miếng khi đáp ứng đủ quy định.
Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng

Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng

Dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào 17/6, kỳ vọng hoàn thiện khung pháp lý để hỗ trợ các ngân hàng xử lý nợ xấu.
Doanh nghiệp hết "khát" vốn sau cú bơm hơn 1 triệu tỷ đồng?

Doanh nghiệp hết "khát" vốn sau cú bơm hơn 1 triệu tỷ đồng?

Hơn 1 triệu tỷ đồng được bơm vào nền kinh tế trong 5 tháng đầu năm cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ vẫn khó tiếp cận vốn do thiếu tài sản thế chấp và hồ sơ tín dụng yếu.

Các tin khác

Ngân hàng tung loạt gói vay ưu đãi, lãi suất thấp nhất chỉ 2,75%

Ngân hàng tung loạt gói vay ưu đãi, lãi suất thấp nhất chỉ 2,75%

Các ngân hàng tung ra loạt gói vay ưu đãi với lãi suất hấp dẫn nhằm đẩy mạnh cho vay. Nhiều người kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ giảm.
Dự báo lợi nhuận ngân hàng tăng 13,8% năm 2025, NIM thu hẹp, nợ xấu tăng

Dự báo lợi nhuận ngân hàng tăng 13,8% năm 2025, NIM thu hẹp, nợ xấu tăng

Tổng lợi nhuận của các ngân hàng nhóm đầu đã tăng 10% so với cùng kỳ năm trước trong quý 1/2025, chủ yếu nhờ tăng mạnh thu nhập ngoài lãi, trích lập dự phòng tăng nhẹ.
NHNN chuẩn bị "mở cửa" cho nhập khẩu vàng trở lại

NHNN chuẩn bị "mở cửa" cho nhập khẩu vàng trở lại

NHNN sẽ cấp giấy phép cho một số doanh nghiệp, ngân hàng đáp ứng điều kiện được sản xuất vàng miếng cũng như được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và phục vụ nhu cầu sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
Thanh khoản mỗi phiên 1 tỷ USD, vì sao chứng khoán vẫn đi ngang?

Thanh khoản mỗi phiên 1 tỷ USD, vì sao chứng khoán vẫn đi ngang?

Dù thanh khoản thị trường chứng khoán đang dồi dào, đạt trung bình 1 tỷ USD mỗi phiên, thị trường vẫn đang đi ngang và chưa thể bứt phá . Các chuyên gia nhận định, yếu tố cốt lõi là niềm tin của nhà đầu tư cần thêm thời gian để củng cố, đặc biệt trong bối cảnh các bất định vĩ mô vẫn hiện hữu.
Vốn tín dụng tăng mạnh, cẩn trọng kiểm soát rủi ro

Vốn tín dụng tăng mạnh, cẩn trọng kiểm soát rủi ro

Dư nợ tín dụng đã ở mức gần 16,5 triệu tỷ đồng, dòng vốn ngân hàng đổ nhiều vào nền kinh tế phản ánh khả năng phục hồi của doanh nghiệp, điều kiện vay vốn thuận lợi hơn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay, việc gia tăng nguồn vốn tín dụng là cần thiết, song khả năng hấp thụ vốn còn phụ thuộc vào diễn biến thuế quan trên trường quốc tế cùng hiệu quả cải thiện điều kiện kinh doanh.
Điều kiện để Ngân hàng Nhà nước có thể hạ lãi suất tái cấp vốn xuống 4%

Điều kiện để Ngân hàng Nhà nước có thể hạ lãi suất tái cấp vốn xuống 4%

Với điều kiện thị trường ngoại hối vẫn ổn định và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện cắt giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước có thể hạ lãi suất tái cấp vốn xuống 4%, thậm chí thấp hơn.
Nửa cuối 2025 và năm 2026 sẽ chứng kiến hỗ trợ tài khóa, tiền tệ và cải cách thể chế

Nửa cuối 2025 và năm 2026 sẽ chứng kiến hỗ trợ tài khóa, tiền tệ và cải cách thể chế

Với những diễn biến hiện tại, chúng tôi đã điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2025. Đồng thời dự báo NHNN sẽ nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất trong quý III để hỗ trợ tăng trưởng.
Ngân hàng cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua bán vàng

Ngân hàng cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua bán vàng

Nhiều ngân hàng đồng loạt phát đi cảnh báo, khuyến nghị người dân cần nâng cao cảnh giác khi mua - bán vàng miếng để tránh bị chiếm đoạt tài sản.
Thanh tra phát hiện vi phạm kinh doanh vàng tại TPBank, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra Bộ Công an

Thanh tra phát hiện vi phạm kinh doanh vàng tại TPBank, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra Bộ Công an

Cơ quan Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông báo kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
Bỏ thuế khoán - Giải pháp nào để tăng hiệu quả quản lý thuế và hỗ trợ hộ kinh doanh?

Bỏ thuế khoán - Giải pháp nào để tăng hiệu quả quản lý thuế và hỗ trợ hộ kinh doanh?

Thuế khoán được áp dụng như một giải pháp hỗ trợ, phù hợp với điều kiện quản lý, khả năng tuân thủ của hộ kinh doanh, nhưng theo lãnh đạo Cục Thuế, hình thức này bộc lộ một số hạn chế...
Chuyển khoản hay tiền mặt: Dòng tiền về đâu đều có dữ liệu giám sát

Chuyển khoản hay tiền mặt: Dòng tiền về đâu đều có dữ liệu giám sát

Lãnh đạo Cục thuế khẳng định, cơ quan thuế sẽ đối chiếu dữ liệu từ các cơ quan chức năng khác cũng như có các nghiệp vụ giám sát, kiểm tra nhằm phát hiện các hành vi trốn thuế
Người nộp thuế cố "né thuế" có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Người nộp thuế cố "né thuế" có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Chi cục Thuế khu vực I cho biết, đối với các trường hợp người nộp thuế cố tình che dấu doanh thu, kê khai thuế không trung thực, đầy đủ sẽ bị xử lý truy thu, ấn định thuế, xử phạt hành vi khai sai, trốn thuế hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vốn xanh cho doanh nghiệp khu vực tư nhân

Vốn xanh cho doanh nghiệp khu vực tư nhân

Một trong những định hướng của Nghị quyết 68-NQ/TW là đẩy mạnh phát triển tín dụng xanh; Nhà nước có cơ chế hỗ trợ lãi suất và khuyến khích các tổ chức tín dụng giảm lãi suất...
Tài khoản ngân hàng có thể bị đóng nếu không làm điều này trước tháng 9

Tài khoản ngân hàng có thể bị đóng nếu không làm điều này trước tháng 9

Ngân hàng dự kiến đóng toàn bộ tài khoản chưa xác thực sinh trắc học trong tháng 9/2025 nhằm ngăn chặn nguy cơ bị lợi dụng để lừa đảo.
Ngân hàng giảm lãi suất, tăng tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân

Ngân hàng giảm lãi suất, tăng tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân

Ngân hàng Nhà nước cùng hệ thống tổ chức tín dụng đang đẩy mạnh hỗ trợ khu vực tư nhân bằng các gói vay ưu đãi, cắt giảm lãi suất và tháo gỡ rào cản tiếp cận vốn. Những hành động này nhằm giúp doanh nghiệp “cất cánh” trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.
9 ngân hàng áp dụng lãi suất ưu đãi 5 năm, 10 năm cho người trẻ vay mua nhà ở xã hội

9 ngân hàng áp dụng lãi suất ưu đãi 5 năm, 10 năm cho người trẻ vay mua nhà ở xã hội

Cho vay đối với người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội đang được thực hiện chính sách "siêu ưu đãi", cố định kể từ ngày giải ngân 5 năm, 10 năm, theo quy định từ Ngân hàng Nhà nước.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

Ước giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/5 là 199.325,2 tỷ đồng, đạt 22,2% kế hoạch, đạt 24,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tỷ lệ này cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Từ 1/7: Ví điện tử đổi vận, được thanh toán như thẻ ngân hàng

Từ 1/7: Ví điện tử đổi vận, được thanh toán như thẻ ngân hàng

Thông tin được ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), cho biết tại họp báo công bố chương trình Ngày không tiền mặt 2025, diễn ra chiều 2/6 tại TP. HCM.
Xem thêm
Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng  biển.

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giao diện di động