Sơn La: Phù Yên phát triển nghề trồng rừng
Hàng năm, huyện Phù Yên tích cực triển khai kế hoạch trồng rừng; từng bước đưa nghề rừng ngày càng phát triển, tạo sinh kế bền vững, góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân.
Khu rừng tếch trồng tại trung tâm xã Tường Hạ. Ảnh: PV |
Năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng của huyện đạt 47%; diện tích đất trống, đồi trọc còn chiếm tỷ lệ cao. Huyện đã triển khai nhiều giải pháp khuyến khích nhân dân tham gia trồng rừng. Từ nguồn vốn ngân sách địa phương và các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, huyện thực hiện hỗ trợ giá từ 1.500-2.000 đồng/cây giống cho các hộ tham gia dự án trồng rừng.
Bà Bạc Cầm Thị Xiêng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phù Yên, cho biết: Phòng đã tham mưu với UBND huyện vận dụng cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia trồng cây lâm nghiệp; tạo điều kiện được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, nguồn vốn dài hạn phù hợp với chu kỳ kinh doanh; hỗ trợ đào tạo kỹ thuật trồng rừng cho nhân dân. Khuyến khích nhân dân trồng dược liệu dưới tán rừng để tăng thu nhập.
Nhân dân xã Kim Bon trao đổi kinh nghiệm trồng các loại cây lâm nghiệp tại địa phương. |
Đáp ứng nhu cầu cây giống trồng rừng của nhân dân, UBND huyện Phù Yên chỉ đạo Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Phù Yên cung cấp cây giống chất lượng và hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho nhân dân. Hiện nay, mỗi năm Công ty cung ứng trên 700 nghìn cây giống các loại. Ngoài ra, nghiên cứu đưa các các cây trồng mới có giá trị kinh tế về trồng thử nghiệm và nhân rộng trên địa bàn.
Từ 2020 đến nay, toàn huyện trồng được trên 2.000 ha rừng các loại, nâng tổng diện tích rừng các loại của huyện lên 60.000 ha; trong đó, 8.444 ha rừng đặc rụng, trên 24.000 ha rừng phòng hộ và gần 27.556 ha rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng của huyện đã đạt trên 49,4%.
Đối với gia đình ông Đinh Văn Mến, bản Thượng Lang, xã Mường Lang, nghề trồng rừng đã trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của gia đình. Ông Mến cho biết: Tôi đã đề nghị với các cấp chính quyền hỗ trợ cây giống để trồng rừng. Đến nay, gia đình trồng 6 ha rừng, gồm cây tếch, mỡ và keo, quế... Ngoài ra, gia đình còn trồng một số loại cây dược liệu dưới tán cây. Nhờ vậy, thu nhập của gia đình đạt trên 250 triệu đồng/năm từ trồng rừng và dược liệu.
Nhân dân bản Muồng, xã Tân Phong chăm sóc rừng tếch trồng mới. |
Còn ông Đinh Văn Nắp, bản Muồng, xã Tân Phong, chia sẻ: Năm 1997 gia đình đăng ký trồng 1 ha cây tếch theo Dự án 447 và được cấp 500 cây giống. Gia đình quản lý bảo vệ nên rừng tếch phát triển tốt. Đến nay, gia đình phát triển trồng trên 5 ha cây tếch, cho thu nhập 50 triệu đồng/năm từ bán cây tếch. Năm nay, gia đình tiếp tục mua thêm 1.500 cây giống để trồng dặm vào các khu đất trống, với mong muốn gia đình sẽ có thu nhập lâu dài và ổn định từ nghề trồng rừng.
Công nhân Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Phù Yên chăm sóc vườn ươn cây giống. |
Đưa kinh tế rừng phát triển, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo bền vững, huyện Phù Yên tiếp tục hỗ trợ cây giống, kỹ thuật cho bà con vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu tham gia trồng cây lâm nghiệp; hướng dẫn bà con sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp; nâng cao năng lực quản lý, sử dụng nguồn vốn các dự án, chương trình hỗ trợ phát triển rừng đạt hiệu quả cao... Phấn đấu đến năm 2025, nâng độ che phủ rừng của huyện lên 50%.
Tin liên quan
Yên Bái vượt khó để phát triển rừng gỗ lớn 23/04/2024 11:05
Sơn La: Xanh thêm những cánh rừng 08/02/2024 12:00
Sơn La: Mai Sơn tăng cường quản lý và bảo vệ rừng 24/12/2023 09:02
Cùng chuyên mục
Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề
Địa phương 20/12/2024 13:10
Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu
Địa phương 19/12/2024 09:00
Điện Biên: Đổi thay trên quê hương xã nông thôn mới nâng cao
Địa phương 17/12/2024 14:48
Điện Biên: Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản
Địa phương 17/12/2024 05:02
Điện Biên: Giữ rừng ở Hô Nậm Cản
Địa phương 14/12/2024 10:53
Điện Biên: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tạo sức hút du khách
Địa phương 13/12/2024 10:41
Các tin khác
Điện Biên: Điện về sáng bản vùng cao
Địa phương 11/12/2024 15:05
Lên Điện Biên mùa dã quỳ khoe sắc
Địa phương 10/12/2024 10:17
Điện Biên: Tủa Chùa thêm 4 nghề truyền thống được công nhận
Địa phương 07/12/2024 09:52
Điện Biên: Du lịch Nà Sự tiện ích, thân thiện
Địa phương 06/12/2024 11:13
Điên Biên: Đổi thay bên dòng Nậm Mức
Địa phương 06/12/2024 06:15
Điện Biên: Bảo vệ rừng từ ý thức, trách nhiệm mỗi người dân
Địa phương 02/12/2024 20:07
Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Địa phương 11/11/2024 09:05
Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn
Địa phương 08/11/2024 22:09
Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông
Địa phương 08/11/2024 09:19
Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái
Địa phương 08/11/2024 07:15
Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản
Địa phương 07/11/2024 06:05
Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi
Địa phương 06/11/2024 15:40
Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa
Địa phương 05/11/2024 07:15
Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Địa phương 03/11/2024 09:10
Yên Bái phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao
Địa phương 03/11/2024 07:15
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm
Địa phương 02/11/2024 09:11
Yên Bái: Người phụ nữ Tày bền chí làm giàu
Địa phương 01/11/2024 14:40
Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản
Địa phương 01/11/2024 07:05
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00