Sơn La: Phát triển thủy điện gắn với bảo vệ rừng
Tỉnh Sơn La có tiềm năng thủy điện lớn. Thời gian qua, hoạt động của các đơn vị thủy điện đóng trên địa bàn tỉnh không chỉ đảm bảo an ninh năng lượng, đóng góp vào ngân sách tỉnh mà còn góp phần quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả thông qua chi trả phí dịch vụ môi trường rừng.
Tính đến tháng 11/2023, trên địa bàn tỉnh có 76 thủy điện nhỏ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng công suất 906,85 MW và 3 thủy điện lớn là Nhà máy thủy điện Sơn La, Nhà máy thủy điện Huội Quảng, Nhà máy thủy điện Nậm Chiến, với tổng công suất 3120 MW. Sản lượng điện hàng năm đạt từ 10,5 tỷ - 12 tỷ KWh, trong đó có 57 dự án thủy điện nhỏ đã hoàn thành phát điện lên lưới quốc gia với tổng công suất lắp máy 670,25 MW. Hàng năm, các thủy điện lớn và nhỏ đóng góp 10% tổng số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.
Công trình thủy điện Nậm Chiến 2 vận hành đi vào hoạt động từ năm 2009. |
Theo thống kê của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, hàng năm, số tiền dịch vụ môi trường rừng thu được trên địa bàn tỉnh khoảng 240-260 tỷ đồng, nguồn thu đến chủ yếu từ các cơ sở thủy điện với tỷ trọng thu chiếm hơn 90% tổng thu. Số tiền dịch vụ môi trường rừng thu được hàng năm của Sơn La luôn nằm trong 5 tỉnh có số thu cao nhất cả nước.
Ông Nguyễn Đình Rĩu, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Nậm Chiến, cho biết: Đóng chân trên địa bàn tiểu khu 5 thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, Nhà máy thủy điện Nậm Chiến có công suất 200 MW. Sản lượng điện hàng năm theo thiết kế là 813,71 triệu kWh. Hơn 10 năm đi vào hoạt động, Công ty luôn thực hiện việc chi trả tiền DVMTR đầy đủ và đúng hạn cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam với tổng số tiền gần 215 tỷ đồng. Việc chi trả DVMTR không chỉ đem lại lợi ích bền vững cho Nhà máy Thủy điện mà còn đóng góp nguồn tài chính trong việc bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng, bảo vệ tài nguyên nước. Trong thời gian tới, Công ty cam kết tiếp tục thực hiện tốt việc kê khai thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng đúng quy định hiện hành.
Công nhân Nhà máy thủy điện Nậm Chiến 2 giám sát, vận hành hệ thống. |
Với số tiền thu được, hàng năm đã chi trả cho hơn cho hơn 40 nghìn chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng, trong đó có 2 nghìn chủ rừng là cộng đồng quản lý hơn 50% diện tích, nguồn thu nhập hàng năm từ nhận khoán bảo vệ rừng của cộng đồng khoảng 100-130 tỷ đồng/năm.
Ông Lê Mạnh Thắng, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, cho biết: Từ nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đã giúp các cộng đồng quản lý bảo vệ rừng tốt hơn. Thay vì phải đóng góp, các bản đã thống nhất sử dụng một phần nguồn tiền này để xây dựng, sửa chữa nhà văn hóa bản, lớp học, làm đường giao thông nông thôn, công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, góp phần phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được trên 20 nghìn công trình phúc lợi và xây dựng nông thôn mới.
Nhân dân bản Ít, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La tuần tra, bảo vệ rừng. |
Bản Ít, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La được giao quản lý hơn 1.100 ha rừng, năm 2023, bản được chi trả 350 triệu đồng. Ông Lường Văn Hặc, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Ít, cho biết: Từ số tiền dịch vụ môi trường rừng hằng năm nhận được, cộng đồng bản đã bàn bạc, thống nhất trích quỹ dùng để mua sắm dụng cụ phục vụ công tác tuần tra, bảo vệ rừng, làm đường băng cản lửa, PCCCR, hỗ trợ các thành viên tổ bảo vệ rừng. Riêng năm 2022, bản đã trích hơn 50 triệu đồng để xây kè mương, sửa sân điểm trường mầm non của bản.
Tháng 8/2023, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án điểm về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại một số lưu vực thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh, trong đó, có nội dung vận động nguồn kinh phí các doanh nghiệp thủy điện hỗ trợ cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trồng, phục hồi rừng bảo vệ lưu vực thủy điện. Đến nay, tất cả các đơn vị thủy điện đồng thuận chủ trương và nhất trí hỗ trợ kinh phí cho đề án.
Ông Dương Văn Quyền, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển điện Nậm Chiến, thông tin: Công ty chúng tôi sở hữu hai nhà máy thủy điện Nậm Chiến 2 và 3, sau khi nghiên cứu Đề án điểm, chúng tôi hoàn toàn nhất trí với chủ trương, đồng ý hỗ trợ cho Đề án, góp phần cải thiện môi trường, chống biến đổi khí hậu, điều hòa nguồn sinh thủy, cung cấp nguồn nước cho các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh.
Với quy mô diện tích rừng lớn với hơn 817.000 ha, rừng trên địa bàn tỉnh có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp nguồn nước cho các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh. Việc các đơn vị thủy điện cam kết hỗ trợ kinh phí, thực hiện tốt công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng, sẽ góp phần bảo vệ rừng, giải quyết sinh kế cho người dân gắn với bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh trật tự tại các địa phương thuộc lưu vực thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề
Địa phương 20/12/2024 13:10
Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu
Địa phương 19/12/2024 09:00
Điện Biên: Đổi thay trên quê hương xã nông thôn mới nâng cao
Địa phương 17/12/2024 14:48
Điện Biên: Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản
Địa phương 17/12/2024 05:02
Điện Biên: Giữ rừng ở Hô Nậm Cản
Địa phương 14/12/2024 10:53
Điện Biên: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tạo sức hút du khách
Địa phương 13/12/2024 10:41
Các tin khác
Điện Biên: Điện về sáng bản vùng cao
Địa phương 11/12/2024 15:05
Lên Điện Biên mùa dã quỳ khoe sắc
Địa phương 10/12/2024 10:17
Điện Biên: Tủa Chùa thêm 4 nghề truyền thống được công nhận
Địa phương 07/12/2024 09:52
Điện Biên: Du lịch Nà Sự tiện ích, thân thiện
Địa phương 06/12/2024 11:13
Điên Biên: Đổi thay bên dòng Nậm Mức
Địa phương 06/12/2024 06:15
Điện Biên: Bảo vệ rừng từ ý thức, trách nhiệm mỗi người dân
Địa phương 02/12/2024 20:07
Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Địa phương 11/11/2024 09:05
Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn
Địa phương 08/11/2024 22:09
Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông
Địa phương 08/11/2024 09:19
Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái
Địa phương 08/11/2024 07:15
Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản
Địa phương 07/11/2024 06:05
Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi
Địa phương 06/11/2024 15:40
Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa
Địa phương 05/11/2024 07:15
Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Địa phương 03/11/2024 09:10
Yên Bái phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao
Địa phương 03/11/2024 07:15
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm
Địa phương 02/11/2024 09:11
Yên Bái: Người phụ nữ Tày bền chí làm giàu
Địa phương 01/11/2024 14:40
Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản
Địa phương 01/11/2024 07:05
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00