Sơn La: Những người “thổi hồn” cho cây đàn tính tẩu
Ông Hoàng Văn Chiêm, bản Phiêng Nèn, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, biểu diễn tiết mục múa, hát cùng cây đàn tính tẩu. |
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất sông nước Quỳnh Nhai, Nghệ nhân ưu tú Điêu Chính Lả, xóm 5, xã Mường Giàng, có nhiều năm gắn bó với cây đàn tính tẩu. Với mong muốn cây đàn tính tẩu được lưu truyền đến nhiều đời sau, ông Lả luôn dành nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu và chế tác. Bình quân mỗi năm, ông sản xuất từ 30 - 50 cây đàn; truyền dạy cho hơn 100 học viên, là các con, cháu và những người có niềm đam mê với nhạc cụ dân tộc. Cùng với đó, ông còn nhiệt tình tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ tại địa phương, là thành viên tích cực tham gia nhiều hội diễn nghệ thuật quần chúng trong và ngoài tỉnh với vai trò đệm đàn tính tẩu cho các bài khắp, hát then...
Ông Lả chia sẻ: Để thực hiện hoàn chỉnh một cây đàn tính tẩu phải trải qua những công đoạn chế tác các bộ phận chính, như làm thân đàn, cau đàn, bầu đàn, dây đàn... rồi tạo hoa văn trang trí cho cây đàn thêm tinh tế, đẹp mắt. Vật liệu chính để chế tác đàn tính tẩu gồm thân cây hoa sữa, quả bầu tròn, dây cước... Đầu tiên người thợ chế tác bào cây gỗ sữa đã được phơi thật khô để tạo thân đàn, mỗi thân đàn có độ dài từ 60 - 70 cm, được mài nhẵn và quét một lớp sơn bóng tăng độ thẩm mỹ cho thân đàn. Bầu đàn được làm từ vỏ quả bầu to và tròn nhất được phơi khô, cắt bỏ 1/3 đầu và mài mỏng phía trong để làm bầu đàn, như vậy sẽ góp phần tạo nên những âm thanh trong trẻo và vang cho tiếng đàn. Tiếp đến, bằng đôi bàn tay khéo léo, cau đàn được vót từ những những miếng tre già nhằm giữ và điều chỉnh độ căng của dây đàn. Cũng như vậy, đầu đàn được tạo hình qua việc mài, gọt hoàn toàn bằng thủ công.
Đối với Nghệ nhân ưu tú Hoàng Văn Chiêm, bản Phiêng Nèn, xã Mường Giàng, dù đã ngoài 60, nhưng những ngón đàn vẫn luôn điêu luyện chạy trên từng cung đàn tính tẩu. Đối với ông, những giai điệu đàn tính tẩu, những câu hát then là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Từ năm 2017 đến nay, ông đã tham gia hướng dẫn cho hơn 120 người tại các câu lạc bộ, các lớp truyền dạy văn hóa dân tộc do huyện tổ chức. Nhiều người được ông truyền dạy, giờ đây đã có thể tự chơi thành thạo loại nhạc cụ độc đáo này.
Ông Chiêm chia sẻ: Đàn tính tẩu luôn gắn liền với điệu hát then, bởi vậy, cùng với việc truyền dạy cách chơi đàn tính tẩu, tôi còn tự nghiên cứu, sưu tầm các điệu hát then cổ và những giai điệu mới để truyền dạy cho các thế hệ sau. Hiện nay, tôi có thể chơi trên 50 bài then cổ, thể hiện được nhiều giai điệu mới, phụ họa cho các ca khúc hát về quê hương, đất nước, về tình yêu đôi lứa... Tôi mong rằng, trong thời gian tới, huyện sẽ tạo điều kiện để mở thêm nhiều lớp truyền dạy, để lưu giữ bảo tồn những giá trị quý báu mà ông cha ta đã truyền lại, để những giá trị đó không bị mai một và mãi trường tồn cùng thời gian.
Được biết, ông Chiêm thường xuyên được mời tham gia biểu diễn đàn tính và đệm đàn cho nhiều nghệ nhân hát then trong các ngày lễ lớn, hội thi, hội diễn văn nghệ ở huyện và tỉnh; ông còn được tỉnh cử đi dự các liên hoan, hội thi hát then, đàn tính ở tỉnh và toàn quốc, đạt được nhiều thành tích, giải thưởng.
Bà Điêu Thị Nhất, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Quỳnh Nhai, thông tin: Hiện nay, huyện Quỳnh Nhai đã có 1 “Nghệ nhân nhân dân” và 8 “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 2 cá nhân liên quan đến đàn tính tẩu. Các nghệ nhân chế tác và chơi đàn tính tẩu có rất nhiều đóng góp trong việc lưu giữ, bảo tồn những giá trị truyền thống mà cha ông đã để lại. Trong thời gian tới, Phòng sẽ tiếp tục tham mưu với UBND huyện về việc mở các lớp dạy chế tác và sử dụng đàn tính tẩu để góp phần lưu giữ, bảo tồn loại hình nghệ thuật này.
Chia tay Quỳnh Nhai, tạm biệt những người “thổi hồn” cho cây đàn tính tẩu, tin rằng những mong muốn và sự nỗ lực của các nghệ nhân sẽ được các cấp, các ngành và địa phương hiện thực hóa, để những giá trị văn hóa tinh thần quý báu luôn được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.
Tin liên quan
Hưng Yên sắp đấu giá 273 lô đất, giá khởi điểm từ 19,2 triệu đồng/m2 22/01/2025 09:00
Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh thái Bình 22/01/2025 07:00
Dự báo rét đậm, mưa phùn dịp Tết Nguyên đán 21/01/2025 16:34
Cùng chuyên mục
Điện Biên: Mùa thu hoạch lá dong
Địa phương 18/01/2025 11:05
Điện Biên: Chuyện giữ rừng ở Huổi Lóng
Địa phương 17/01/2025 07:07
Điện Biên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng thăm, chúc tết tại huyện Điện Biên Đông
Địa phương 15/01/2025 16:05
Điện Biên: Phát triển du lịch đêm với di tích Điện Biên Phủ
Địa phương 14/01/2025 15:05
Thừa Thiên Huế: Sắp đấu giá 81 lô đất, giá khởi điểm từ 3 triệu đồng/m2
Địa phương 14/01/2025 14:24
Điện Biên: Ấm áp chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng
Địa phương 14/01/2025 12:06
Các tin khác
Điện Biên: Lớp học ghép đặc biệt ở Tả Khoa Pá
Địa phương 14/01/2025 07:00
Điện Biên: Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”
Địa phương 12/01/2025 07:00
Điện Biên: Giải pháp xanh từ trùn quế
Địa phương 11/01/2025 13:00
Điện Biên: Đảo hoa trước giờ khai hội
Địa phương 09/01/2025 14:16
Điện Biên: Giữ tiếng thoi đưa
Địa phương 09/01/2025 07:05
Điện Biên: Đến Mường Lay, trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc
Địa phương 08/01/2025 07:05
Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po
Địa phương 08/01/2025 06:00
Điện Biên: Chương trình OCOP, nâng cao giá trị nông sản
Địa phương 08/01/2025 05:00
Ấn tượng Điện Biên
Địa phương 05/01/2025 06:00
Điện Biên: Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững
Địa phương 04/01/2025 11:07
Điện Biên: Vườn rau xanh ở mầm non Sín Thầu
Địa phương 02/01/2025 06:10
Điện Biên: Đổi thay từ những trái dứa
Địa phương 01/01/2025 08:00
Điện Biên phát động học sinh nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học
Địa phương 30/12/2024 15:10
Điện Biên: Đặc sản thịt sấy vào vụ tết
Địa phương 27/12/2024 05:00
Điện Biên: Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống
Địa phương 25/12/2024 07:00
Điện Biên: Nghề dệt thổ cẩm Nà Sự
Địa phương 24/12/2024 07:05
Hà Nội giao gần 19.727,5 m2 đất cho huyện Thường Tín để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất ở
Địa phương 24/12/2024 06:00
Điện Biên: Trái ngọt trên vùng đất khó
Địa phương 23/12/2024 06:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00