Sơn La: Mộc Châu không để ai bị bỏ lại phía sau

Với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau", cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu đã quan tâm, giúp đỡ những hộ có hoàn cảnh khó khăn bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Qua đó, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau", cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu đã quan tâm, giúp đỡ những hộ có hoàn cảnh khó khăn bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Qua đó, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, Ban Thường vụ Huyện ủy Mộc Châu đã ban hành Kết luận số 321-KL/HU ngày 16/6/2016 về thực hiện công tác giảm nghèo bền vững và Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo của huyện do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban. Định kỳ hằng tháng, Ban Chỉ đạo họp nắm tình hình và có biện pháp giải quyết ngay khó khăn vướng mắc từ cơ sở, ban hành kế hoạch thực hiện từng giai đoạn và từng năm.

Đồng chí Trần Dân Khôi, Bí thư Huyện ủy Mộc Châu, cho biết: Huyện ủy phân công cho 51 chi bộ, đảng bộ cơ sở phụ trách, giúp đỡ 51 bản đặc biệt khó khăn, bản có tỷ lệ hộ nghèo cao và phân công trên 1.000 lượt cán bộ, đảng viên giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo; các Đảng bộ, chi bộ cơ sở đã cử cán bộ, đảng viên xuống địa bàn phối hợp với Ban Chỉ đạo các xã, thị trấn khảo sát nắm tình hình tại các bản, tiểu khu, đến từng hộ gia đình để nắm rõ nguyên nhân vì sao nghèo, từ đó có giải pháp giúp đỡ theo phương châm “cần gì giúp nấy”,“mỗi hộ nghèo phải nhận được trợ giúp của một tổ chức đoàn thể, cơ quan, đơn vị và cá nhân”.

Tạo việc làm cho hộ nghèo, hàng năm, huyện tổ chức Ngày hội việc làm, huy động lượng lớn các doanh nghiệp và người lao động tham gia. Đến nay, toàn huyện có gần 7.000 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, đi làm việc tại nước ngoài.

Sơn La: Mộc Châu không để ai bị bỏ lại phía sau
Ngày hội việc làm huyện Mộc Châu năm 2023.

Tham gia Ngày hội việc làm huyện Mộc Châu năm 2023, ông Tạ Đức Phong, Phó Hiệu trưởng Trường trung cấp quốc tế Hà Nội, thông tin: Nhận thấy nhu cầu nhân lực phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu khá lớn, nhà trường giới thiệu một số ngành nghề, như: Hướng dẫn viên du lịch, kỹ thuật chế biến món ăn, đồ uống, chăm sóc sắc đẹp... để các em học sinh, người lao động tham khảo, lựa chọn học nghề. Mỗi năm, nhà trường tuyển sinh được khoảng 200 học sinh trên địa bàn huyện Mộc Châu tham gia học nghề tại trường.

Sơn La: Mộc Châu không để ai bị bỏ lại phía sau
Thị trấn Mộc Châu trao bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo. Ảnh: Tuấn Anh (Thị trấn Mộc Châu).

Quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, huyện Mộc Châu tập trung cao cho việc kêu gọi huy động các nguồn lực để làm nhà đại đoàn kết cho người nghèo. Từ năm 2016 đến nay, đã huy động trên 134 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng 2.144 ngôi nhà cho người nghèo; riêng năm 2023, huyện đã huy động xã hội hóa gần 20 tỷ đồng để xóa 308 nhà tạm, nhà dột nát, đến nay, huyện Mộc Châu đã hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, về đích trước 2 năm so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.

Sơn La: Mộc Châu không để ai bị bỏ lại phía sau
Agribank Mộc Châu hỗ trợ cho gia đình ông Đỗ Như Ý, tiểu khu 11, thị trấn Mộc Châu làm nhà ở.

Gia đình ông Đỗ Như Ý, tiểu khu 11, thị trấn Mộc Châu, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chia sẻ với gia đình ông, thị trấn Mộc Châu và các nhà hảo tâm đã quyên góp tiền ủng hộ gia đình ông làm căn nhà cấp 4 diện tích 40 m2, trị giá 102 triệu đồng.

Trong căn nhà mới khang trang, ông Ý xúc động nói: Tôi năm nay đã 70 tuổi, sức yếu, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn, nên bấy lâu nay, ước mơ có ngôi nhà chắc chắn đành gác lại. Được sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm và bà con trong tiểu khu, gia đình tôi đã có ngôi nhà kiên cố để ở. Tết năm nay, gia đình tôi có niềm vui nhân đôi.

Sơn La: Mộc Châu không để ai bị bỏ lại phía sau
Người dân xã biên giới Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu phát triển nuôi đại gia súc.

Quan tâm đến những khó khăn của 10 bản vùng cao biên giới giáp ranh với nước bạn Lào, khi tỷ lệ hộ nghèo cao, mà chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, Ban Thường vụ Huyện ủy Mộc Châu đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/HU ngày 11/11/2021 về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị 10 bản giáp biên giới phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025. Xác định rõ những việc làm cần thiết và đầu tiên để tập trung giải quyết, là làm đường giao thông, điện chiếu sáng, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế bền vững; mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ đường giao thông đến bản thuộc các bản biên giới cứng hóa đạt 100%, tương ứng với 24,5 km; hoàn thành xây dựng trên 250 km điện chiếu sáng ngõ xóm theo hình thức nhân dân đầu tư, Nhà nước hỗ trợ tiền điện.

Sơn La: Mộc Châu không để ai bị bỏ lại phía sau
Cán bộ Hội Nông dân huyện Mộc Châu hướng dẫn nhân dân xã Mường Sang trồng rau.

Thông tin về những kết quả đạt được sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/HU, đồng chí Lê Trọng Bình, Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, cho biết: Với sự đóng góp của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn, huyện đã huy động xã hội hóa được trên 8,8 tỷ đồng, Nhà nước hỗ trợ trên 16 tỷ đồng và đã làm được 12 km đường giao thông nội bản; 5,85 km đường điện chiếu sáng ngõ, xóm; hỗ trợ cây giống, con giống và phân bón cho nhân dân để xây dựng các mô hình kiểu mẫu (mô hình trồng trọt và chăn nuôi), tỷ lệ hộ nghèo tại 10 bản biên giới giảm nhanh từ 33% năm 2021, xuống còn 25,27% năm 2023.

Những kết quả đạt được trong công tác an sinh xã hội, giảm nghèo của huyện Mộc Châu góp phần bảo đảm ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế- xã hội của huyện ngày càng phát triển và sớm hoàn thành mục tiêu trở thành thị xã.

Nguồn: Mộc Châu không để ai bị bỏ lại phía sau

Duy Tùng
baosonla.org.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Mùa thu hoạch lá dong

Điện Biên: Mùa thu hoạch lá dong

Trung tuần tháng Chạp, khi những cơn gió lạnh chính đông ùa về, người dân tại các xã: Leng Su Sìn, Nậm Kè, huyện Mường Nhé lại tất bật bước vào mùa thu hoạch lá dong. Đây là thời điểm lá dong rừng trở thành mặt hàng được săn đón, gắn liền với hình ảnh những chiếc bánh chưng xanh trên mâm cỗ ngày Tết cổ truyền.
Điện Biên: Chuyện giữ rừng ở Huổi Lóng

Điện Biên: Chuyện giữ rừng ở Huổi Lóng

Suốt nhiều năm qua, hơn 910ha rừng ở bản Huổi Lóng, xã Na Sang, huyện Mường Chà luôn được người dân ở bản đồng vui lòng bảo vệ. Không còn sót ra cháy rừng, khám phá rừng làm nương hoặc khai thác lâm sản trái phép, những cánh rừng của bản Huổi Lóng ngày càng xanh tốt.
Điện Biên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng thăm, chúc tết tại huyện Điện Biên Đông

Điện Biên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng thăm, chúc tết tại huyện Điện Biên Đông

Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, ngày 14/1, đoàn công tác của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà, chúc tết cán bộ, chiến sĩ và một số gia đình chính sách trên địa bàn huyện Điện Biên Đông.
Điện Biên: Phát triển du lịch đêm với di tích Điện Biên Phủ

Điện Biên: Phát triển du lịch đêm với di tích Điện Biên Phủ

"Mỗi điểm dừng chân đều được thắp sáng dưới ánh điện, trong không khí đêm sâu lắng, lời thuyết minh dường như giàu cảm xúc hơn giúp du khách tập trung cảm nhận câu chuyện của lịch sử…" - đó là ấn tượng để lại khi đến tham quan di tích Đồi A1 vào buổi tối.
Thừa Thiên Huế: Sắp đấu giá 81 lô đất, giá khởi điểm từ 3 triệu đồng/m2

Thừa Thiên Huế: Sắp đấu giá 81 lô đất, giá khởi điểm từ 3 triệu đồng/m2

81 lô đất tại huyện Phong Điền và Phú Lộc, thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng trong tháng 1 và tháng 2/2025. Giá khởi điểm từ 3 triệu đồng/m2.
Điện Biên: Ấm áp chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng

Điện Biên: Ấm áp chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng

Sáng nay (12/1), tại trung tâm xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ phối hợp với Công ty TNHH MTV Thiện Nguyện Sun For Life tổ chức chương trình “Chợ xuân Hạnh Thương 0 đồng” tặng quà tết đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách và học sinh trên địa bàn.

Các tin khác

Điện Biên: Lớp học ghép đặc biệt ở Tả Khoa Pá

Điện Biên: Lớp học ghép đặc biệt ở Tả Khoa Pá

Tại một góc xa xôi của vùng biên giới thuộc xã Sen Thượng (huyện Mường Nhé), điểm trường bản Tả Khoa Pá có lớp học ghép của 10 em nhỏ thuộc ba độ tuổi khác nhau: 3 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi. Đây không chỉ là nơi tiếp nhận tri thức đầu đời mà còn là không gian ấm áp giữa thiên nhiên khắc nghiệt và điều kiện thiếu thốn.
Điện Biên: Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”

Điện Biên: Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2025, sáng 11/1, tại đảo Hoa, xã Pá Khoang, UBND TP. Điện Biên Phủ tổ chức hội thi ẩm thực với chủ đề “Hương sắc Điện Biên”.
Điện Biên: Giải pháp xanh từ trùn quế

Điện Biên: Giải pháp xanh từ trùn quế

Tiết kiệm chi phí sản xuất, tận dụng chất thải chăn nuôi, tăng thu nhập… là những lợi ích từ việc nuôi trùn quế (còn gọi là giun quế) bằng chất thải, phụ phẩm nông nghiệp để cho ra loại phân bón hữu cơ có giá trị.
Điện Biên: Đảo hoa trước giờ khai hội

Điện Biên: Đảo hoa trước giờ khai hội

Với chủ đề “Bản mường vào xuân - Anh đào khoe sắc”, Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2025 sẽ khai mạc vào 8 giờ 30 phút ngày 11/1 tại đảo hoa, xã Pá Khoang (TP. Điện Biên Phủ). Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được UBND TP. Điện Biên Phủ gấp rút hoàn thiện, sẵn sàng cho lễ hội thành công tốt đẹp.
Điện Biên: Giữ tiếng thoi đưa

Điện Biên: Giữ tiếng thoi đưa

Giữa nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đứng trước nguy cơ dần mai một. Song, với những nỗ lực trao truyền đến nay dưới nhiều nếp nhà của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Điện Biên, những đôi tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị vẫn nhịp nhàng, bền bỉ giữ tiếng thoi đưa…
Điện Biên: Đến Mường Lay, trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc

Điện Biên: Đến Mường Lay, trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc

Đến với thị xã Mường Lay những ngày này, du khách không chỉ được hòa mình trong tiếng hò reo và nhịp chèo xé nước của các đội đua thuyền đuôi én, mãn nhãn với màn biểu diễn dù lượn, lướt ván hấp dẫn mà còn được chứng kiến nhiều hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống đặc sắc…
Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po

Điện Biên: Khởi đầu mới ở khu tái định cư Huổi Po

Sau thời gian dài chờ đợi, những hộ dân tại khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét thuộc các bản: Suối Lư I, Suối Lư II và Suối Lư III (xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông) đã được di dời đến khu tái định cư Huổi Po. Tất cả đều vui mừng, phấn khởi khi được chuyển đến nơi ở mới an toàn, rộng rãi, đầy đủ cơ sở hạ tầng.
Điện Biên: Chương trình OCOP, nâng cao giá trị nông sản

Điện Biên: Chương trình OCOP, nâng cao giá trị nông sản

Khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh chương trình OCOP, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo động lực phát triển sản xuất và hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Ấn tượng Điện Biên

Ấn tượng Điện Biên

Điện Biên - vùng đất biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc, nổi tiếng bởi lịch sử hào hùng và sở hữu cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ. Những cung đường đèo uốn lượn bên bản làng ẩn hiện giữa mây núi, mang đậm nét văn hóa truyền thống các dân tộc chính là điểm hấp dẫn du khách, đặc biệt là những tín đồ phượt đam mê tìm hiểu, khám phá.
Điện Biên: Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững

Điện Biên: Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững

Tận dụng tối đa tiềm năng, thế mạnh kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, người làm nông nghiệp tại Điện Biên đã và đang đầu tư nguồn lực hướng tới phát triển nông nghiệp sạch, bền vững.
Điện Biên: Vườn rau xanh ở mầm non Sín Thầu

Điện Biên: Vườn rau xanh ở mầm non Sín Thầu

Trường Mầm non Sín Thầu (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé) là nơi trẻ em vùng đất cực Tây bắt đầu hành trình học tập, là mái nhà ấm áp nuôi dưỡng tương lai. Điều đặc biệt tại ngôi trường này chính là vườn rau xanh, không chỉ cung cấp thực phẩm sạch mà còn mang lại những bài học quý giá về thiên nhiên và lao động cho các bé.
Điện Biên: Đổi thay từ những trái dứa

Điện Biên: Đổi thay từ những trái dứa

Na Sang là xã vùng cao thuộc huyện Mường Chà, đã chuyển mình ngoạn mục nhờ những triền núi tràn ngập dứa ngọt. Từ một vùng đất khô cằn, người dân đã tìm ra ánh sáng kinh tế nhờ loại cây trồng mang tính đột phá này.
Điện Biên phát động học sinh nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học

Điện Biên phát động học sinh nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học

Sáng 30/12, tại Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh tổ chức phát động Cuộc vận động "Học sinh Điện Biên nói không với sử dụng điện thoại trong buổi học ".
Điện Biên: Đặc sản thịt sấy vào vụ tết

Điện Biên: Đặc sản thịt sấy vào vụ tết

Thịt sấy một trong những món đặc sản ngày tết của không ít gia đình ở vùng cao Tây Bắc. Cũng bởi vậy mà vào mỗi mùa tết, các cơ sở chế biến loại đặc sản này trở nên tất bật hơn để phục vụ nhu cầu thị trường.
Điện Biên: Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống

Điện Biên: Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống

Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, sâu rộng thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và góp phần lưu giữ, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương.
Điện Biên: Nghề dệt thổ cẩm Nà Sự

Điện Biên: Nghề dệt thổ cẩm Nà Sự

Nà Sự là bản du lịch cộng đồng thuộc huyện Nậm Pồ, được hình thành và đi vào hoạt động khoảng 2 năm. Nhờ phát triển du lịch, nhiều nghề truyền thống dần phục hồi. Trong đó có nghề dệt thổ cẩm.
Hà Nội giao gần 19.727,5 m2 đất cho huyện Thường Tín để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất ở

Hà Nội giao gần 19.727,5 m2 đất cho huyện Thường Tín để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất ở

UBND TP. Hà Nội vừa giao 19.727,5 m2 đất cho UBND huyện Thường Tín để thực hiện Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở.
Điện Biên: Trái ngọt trên vùng đất khó

Điện Biên: Trái ngọt trên vùng đất khó

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Điện Biên có điều kiện thuận lợi phát triển cây ăn quả. Đặc biệt, mùa đông không kéo dài, không có mưa phùn và thường kết thúc sớm; trong năm có cường độ ánh sáng lớn giúp cây trồng ra hoa, đậu quả thuận lợi.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động