Quỹ bình ổn xăng dầu quá nhiều rủi ro, có nên duy trì?
Tại thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ hàng loạt vi phạm của các "ông lớn" trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Phổ biến nhất là vi phạm pháp luật liên quan đến việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá (BOG) do Bộ Công thương, Bộ Tài chính quản lý.
Tôi nói bất cập là do tiền trích Quỹ BOG của người mua xăng dầu, Quỹ lại do DN quản lý, cơ quan chức năng quyết định việc sử dụng. Chính sự quản lý, vận hành quỹ không chặt chẽ mới tạo cơ hội cho DN rút ra sử dụng mục đích khác, chiếm dụng.
Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú |
Bất ổn một thời gian dài
Trong đó, có 7/15 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã sử dụng Quỹ BOG sai mục đích bình ổn giá, không kết chuyển về tài khoản quỹ mà để lại tài khoản thanh toán của doanh nghiệp (DN) thường xuyên trong nhiều kỳ trước khi hoàn trả lại Quỹ BOG với số tiền là 7.927 tỉ đồng. Trong số này có 3 thương nhân đầu mối đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính từ 3 lần trở lên. Đó là Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà bị phạt 4 lần, Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil bị phạt 3 lần, Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức bị phạt 3 lần.
Đây cũng là 3 DN bị Thanh tra Chính phủ đề nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra Bộ Công an để xem xét, xử lý theo quy định pháp luật. Sai phạm của 3 DN này ngoài việc không kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường xăng dầu thì sai phạm phổ biến nhất liên quan sử dụng Quỹ BOG sai mục đích…
Tại thời điểm thanh tra, số lượng các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc gồm có 38 thương nhân đầu mối; 2 thương nhân đầu mối sản xuất; 341 thương nhân phân phối; 18 tổng đại lý; 312 đại lý và 17.449 cửa hàng bán lẻ xăng dầu... Thanh tra Chính phủ cho rằng những bất cập trong trích lập, quản lý, sử dụng Quỹ BOG đã tồn tại nhiều năm nhưng chưa được xử lý kịp thời, dẫn đến có sự đùn đẩy trách nhiệm, quản lý lỏng lẻo, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng Quỹ BOG.
Theo chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú, không chờ đến kết luận thanh tra, chúng ta mới thấy sự bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG xăng dầu. Trước đó, dư luận có rất nhiều ý kiến về sự bất cập này nhưng, dường như các cơ quan quản lý không quan tâm, hay nói đúng hơn là "phớt lờ" để cho sai phạm xảy ra.
"Tôi nói bất cập là do tiền trích Quỹ BOG của người mua xăng dầu, Quỹ lại do DN quản lý, cơ quan chức năng quyết định việc sử dụng. Chính sự quản lý, vận hành quỹ không chặt chẽ mới tạo cơ hội cho DN rút ra sử dụng mục đích khác, chiếm dụng. Bên cạnh đó, việc xử phạt nếu phát hiện cũng không nghiêm minh. Đó là chưa nói việc quản lý quỹ khi gặp sự cố lại có sự đùn đẩy trách nhiệm mà Thanh tra Chính phủ cũng đã chỉ ra. Thứ 2, việc trích và chi sử dụng Quỹ BOG từ lâu đã được phản ánh không theo kịp biến động giá thế giới. Trích mỗi lần 300 đồng/lít, giá giảm 5%, được trích thêm, giá tăng 7% mới được phép xả quỹ", ông Phú dẫn chứng.
Ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Công ty xăng dầu Âu Hải Phát, thừa nhận việc Quỹ BOG xăng dầu bị thả nổi trong thời gian qua đã dẫn đến những hệ lụy và bất cập khi giao quyền quản lý tài khoản quỹ về cho DN đầu mối. "Việc dùng xăng dầu để bình ổn sẽ giúp tăng lợi nhuận cho DN bán lẻ và ổn định giá cho thị trường, thay vì giao tiền cho một thành phần trong chuỗi cung ứng xăng dầu quản lý. Vấn đề này cũng được tôi nêu trong góp ý xây dựng nghị định về kinh doanh xăng dầu mới mà Bộ Công thương đang lấy ý kiến. Theo tôi, những bất cập, bất hợp lý liên quan Quỹ BOG xăng dầu đã thấy rất rõ, nên bãi bỏ hoặc chuyển Quỹ BOG xăng dầu thành nguồn xăng dầu phân phối vào thị trường. Mục đích để bình ổn theo quyết định của cơ quan điều hành", ông Thắng nhấn mạnh.
Làm gì để quỹ hết "bất ổn" ?
Trong thực tế, để điều tiết giá xăng dầu, kiềm chế lạm phát, thuế và phí trong giá nhập khẩu xăng dầu được coi là một trong những công cụ quan trọng của Quỹ BOG.
Dù vậy, quỹ chứa nhiều rủi ro và quan trọng hơn đã "hết phép", khi chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu giảm xuống hằng tuần, sát với giá thế giới hơn. Chuyên gia Vũ Vinh Phú phân tích: Thời gian qua, nhiều ý kiến đánh giá quỹ này hoạt động không hiệu quả, phải có giải pháp thay thế. Để thị trường xăng dầu hiệu quả, tránh đứt gãy nguồn cung, quan trọng nhất phải dự trữ bằng hiện vật là nguồn xăng dầu, thay vì để tiền trong quỹ rồi điều hành như hiện nay. Lý thuyết thương mại hiện đại cho rằng, lưu thông mà không có dự trữ thì coi như không lưu thông. Cả nước 20 triệu tấn xăng dầu một năm mà dự trữ có 7 ngày là không đủ, phải dự trữ ít nhất từ 3 đến 6 tháng. Ở một số quốc gia, dự trữ xăng dầu thậm chí còn có lãi khi thấp mua vào, cao bán ra. Dự trữ không phải khóa kho xăng dầu mà giao cho đơn vị hạch toán kinh tế, mua vào, bán ra luân chuyển, đảm bảo chất lượng.
Theo ông Phú, phải thiết lập thị trường xăng dầu lại, DN tự chủ hạch toán, lời ăn lỗ chịu, tự do lựa chọn đối tác mua - bán, thậm chí phải cho đơn vị bán lẻ quyết định giá. Đặc biệt, phải sớm có "cuộc cách mạng về hệ thống phân phối xăng dầu", trong đó cắt bớt đầu mối trung gian, đi thẳng từ cung cấp hàng hóa đến bán lẻ, chứ không phải tầng lớp như hiện nay và định đoạt chi phí. Bên cạnh đó, nên chuyển dự trữ sang bằng hiện vật và Nhà nước chỉ quản lý chất lượng hàng hóa, cạnh tranh bình đẳng. Còn thì giao cho một bộ quản lý để tránh tình trạng "lắm cha, con khó lấy chồng".
Là một trong những chuyên kinh tế từng đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu rất sớm, PGS-TS Phạm Thế Anh, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, từng nhận xét quỹ này là "sáng tạo riêng của VN" và đã không đạt được mục đích bình ổn giá. Trong khi các nước chuyển sang dự trữ bằng nguồn xăng dầu, VN lại dự trữ bằng Quỹ BOG và những gì xảy ra đến hôm nay là minh chứng cho cảnh báo trước đó rất sớm, nên bỏ quỹ đi và để giá cả vận hành theo thị trường, giải phóng nguồn lực cho xã hội.
"Về cơ bản, Quỹ BOG không giúp người tiêu dùng giảm chi phí, vẫn hoạt động theo cách thức tiền của người dân ứng trước vào quỹ và có thể được trả lại vào kỳ điều hành sau, nhằm giảm biến động khi giá tăng. Tuy nhiên, trong thực tế, khi giá dầu thế giới biến động quá cao, việc có quỹ hay không cũng không có nhiều tác dụng", PGS-TS Phạm Thế Anh nói.
Năm 2022, ông cũng từng phân tích và khẳng định việc chi/trích lập Quỹ BOG xăng dầu "có vấn đề" khi các mặt hàng dầu lập quỹ nhiều hơn các mặt hàng xăng. Dẫn đến việc người sử dụng dầu "trợ giá" cho người dùng xăng, điều này gia tăng bất bình đẳng…
Trong thực tế, việc quản lý, giám sát, hậu kiểm liên quan quỹ là không quá khó. Việc xây dựng cơ chế quản lý kiểm soát dòng tiền của quỹ qua ứng dụng công nghệ hoàn toàn thực hiện được. Đặc biệt, cần sớm quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc trích lập, sử dụng đi đôi với kiểm soát thực tế tồn dư quỹ thường xuyên.
Chỉ cần trong tình huống đặc biệt Quỹ BOG chỉ nên hoạt động trong những tình huống đặc biệt khi nhà nước muốn trợ giá cho DN và người tiêu dùng, sử dụng nguồn thu vượt dự toán từ các khoản thu liên quan đến xăng dầu, rút ngắn thời gian điều hành giá, tái cấu trúc thị trường xăng dầu theo hướng cạnh tranh hơn. PGS-TS Phạm Thế Anh |
Nguồn: Quỹ bình ổn xăng dầu quá nhiều rủi ro, có nên duy trì?
Tin liên quan
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024: Tuổi Ngọ công việc trắc trở 22/12/2024 21:44
Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị 22/12/2024 21:40
Cùng chuyên mục
TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
Tiêu điểm 19/12/2024 16:28
Động lực cho phát triển trong kỷ nguyên mới
Tiêu điểm 15/12/2024 10:25
Hà Nội sáp nhập và giải thể nhiều sở, ngành
Tiêu điểm 15/12/2024 08:00
Xuất hiện mức thưởng Tết gần 400 triệu, chờ những kỷ lục mới
Tiêu điểm 15/12/2024 07:10
Đông Nam Á củng cố tài chính cho năng lượng tái tạo
Tiêu điểm 13/12/2024 14:00
Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Tiêu điểm 11/12/2024 15:37
Các tin khác
Ông Trần Hồ Bắc giữ chức Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)
Tiêu điểm 11/12/2024 15:16
Gia hạn nợ do bão Yagi đến hết 2025
Tiêu điểm 11/12/2024 11:45
Cần mở rộng tài khoá trong năm 2025?
Tiêu điểm 11/12/2024 09:56
16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025
Tiêu điểm 10/12/2024 06:15
Pin năng lượng mặt trời Đông Nam Á "đau đầu" vì thuế quan Mỹ
Tiêu điểm 09/12/2024 18:00
Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
Tiêu điểm 05/12/2024 16:00
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh: Không thể chờ lộ trình sửa Luật
Tiêu điểm 04/12/2024 14:00
Đề xuất lùi thời gian thực hiện Thông tư 10/2024
Tiêu điểm 03/12/2024 15:00
Những quy định mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2024
Tiêu điểm 01/12/2024 07:00
Xu hướng du lịch 2025: Phá vỡ các khuôn mẫu truyền thống
Tiêu điểm 30/11/2024 14:02
Thanh tra Chính phủ đề nghị thanh tra toàn diện đất đai tại huyện Đan Phượng
Tiêu điểm 29/11/2024 07:00
Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group
Tiêu điểm 26/11/2024 17:49
Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí
Tiêu điểm 26/11/2024 14:58
Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%"
Tiêu điểm 24/11/2024 12:30
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Tiêu điểm 20/11/2024 06:15
Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công
Tiêu điểm 12/11/2024 11:18
Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"
Tiêu điểm 11/11/2024 10:32
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao
Tiêu điểm 10/11/2024 13:15
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00