Pháp trao trả di sản văn hóa cho các nước thuộc địa cũ

26 tác phẩm nghệ thuật bị lính viễn chinh Pháp thu giữ vào năm 1892 được trao trả cho Benin vào tháng 11.2021. Đây là dấu mốc trong cuộc chiến lâu dài của các nước châu Phi nhằm hồi hương các cổ vật bị cướp phá, theo CNN.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron quyết định trao trả hàng nghìn cổ vật và tác phẩm nghệ thuật châu Phi đang được lưu giữ trong các bảo tàng của Pháp. Phần lớn tác phẩm được trưng bày tại đây có nguồn gốc từ các nước thuộc địa cũ của Pháp bao gồm: Chad, Cameroon, Madagascar, Mali, Bờ biển Ngà, Cộng hòa Congo...

Trước đó, năm 2020, Chính phủ Pháp đã trình một dự thảo luật cho phép Pháp trả lại một số hiện vật văn hóa lấy từ các nước châu Phi trong thời kỳ thuộc địa. Đạo luật được trình lên Quốc hội để xem xét, tập trung vào việc chuyển giao quyền sở hữu một số hiện vật châu Phi, bao gồm cả một thanh kiếm của Senegal.

Pháp trao trả di sản văn hóa cho các nước thuộc địa cũ  - ảnh 1
Cổ vật của Benin trưng bày tại Bảo tàng Quai Branly - Jacques Chirac THE ART NEWSPAPER

Cựu Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã trao tặng thanh kiếm cho Tổng thống Senegal Macky Sall vào tháng 11.2019 tại Dakar. Truyền thông Pháp mô tả thanh kiếm là một vũ khí có ý nghĩa lịch sử thuộc về các cộng sự của El Hadj Omar Tall - một lãnh đạo quân sự thế kỷ 19 và học giả Hồi giáo, người đã cai trị một đế chế tồn tại trong thời gian ngắn.

Pháp cũng cam kết trả lại 26 đồ vật mà quân đội thực dân Pháp cướp được vào năm 1892 từ một cung điện hoàng gia ở Benin, Tây Phi và được lưu giữ tại Bảo tàng Quai Branly - Jacques Chirac ở Paris.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lần đầu tiên công bố kế hoạch hồi hương các hiện vật văn hóa vào năm 2018 sau một báo cáo từ các nhà nghiên cứu hàn lâm mà ông đã ủy quyền thực hiện. Luật mới quy định những đồ vật này phải được trao lại trong vòng một năm kể từ khi luật có hiệu lực.

Pháp trao trả di sản văn hóa cho các nước thuộc địa cũ  - ảnh 2
Tổng thống Benin Patrice Talon và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) cnn

Các bảo tàng như Louvre của Paris và Bảo tàng Anh ở London phản đối kịch liệt bộ luật yêu cầu họ gửi các hiện vật văn hóa trở lại quốc gia xuất xứ của chúng, cho rằng các chính sách như vậy sẽ làm trống rỗng nhiều bảo tàng phương Tây.

Nhưng những người chỉ trích các bộ sưu tập thời thuộc địa của phương Tây đã hoan nghênh động thái này của ông Macron.

Françoise Verges, một học giả về văn hóa, chủng tộc và thuộc địa, chờ đợi nhiều hơn thế. Bà nói với hãng thông tấn AP: “Việc sửa chữa sai lầm phải được thực hiện”. Bà chỉ ra một nghiên cứu do nhà nước ủy quyền thực hiện năm 2018, trong đó có ít nhất 90.000 tác phẩm châu Phi được lưu trữ trong các bảo tàng của Pháp. Bà Verges cũng đặt câu hỏi về từ ngữ gọi các cổ vật này là “quà tặng” từ các vị tướng chinh phục các nước thuộc địa. Bà Verges nói đó là một cách nói “uyển chuyển”.

Vẫn còn nhiều cổ vật quý cần được trao trả

Các cổ vật được trao trả cho Benin bao gồm cửa của cung điện Thổ dân, ngai vàng Hoàng gia, tượng vũ nữ chiến binh… Tất cả được chính thức chào đón trở lại Benin trong một buổi lễ do Tổng thống Patrice Talon chủ trì.

Tổng thống Talon đã nhận các tác phẩm từ chính phủ Pháp tại Paris vào tháng 11.2021. “Sự trở lại của những cổ vật này là bằng chứng cho những gì chúng ta từng có, chúng ta đã tồn tại trước đây và những gì chúng ta biết về cha ông”, Talon nói trước đông đảo công chúng bao gồm đại diện các gia đình hoàng gia của Benin.

Pháp trao trả di sản văn hóa cho các nước thuộc địa cũ  - ảnh 3
Bảo tàng Quai Branly-Jacques Chirac ở Paris, nơi đặt 26 đồ vật đã được trả lại Benin afp

Các cổ vật ban đầu được đặt trong một bảo tàng ở thành phố Ouidah trước khi được chuyển đến một bảo tàng mới đang được xây dựng ở Abomey, nơi tọa lạc của các cung điện hoàng gia của Vương quốc Dahomey.

Việc Pháp trao trả số cổ vật này chỉ chiếm một phần nhỏ trong số 5.000 tác phẩm mà Benin đang tìm kiếm để hồi hương và hàng chục nghìn tác phẩm châu Phi khác bị Pháp tịch thu.

Khoảng 90% di sản văn hóa của châu Phi hiện nay được cho là ở châu Âu. Riêng Bảo tàng Quai Branly - Jacques Chirac (Paris) hiện lưu giữ khoảng 70.000 cổ vật châu Phi. Một báo cáo năm 2018 do chính phủ Pháp ủy quyền thực hiện cho biết khoảng 46.000 cổ vật trong số đó đủ điều kiện để hồi hương.

Báo cáo của nhà kinh tế học Senegal Felwine Sarr và nhà sử học nghệ thuật Pháp Benedicte Savoy khuyến nghị việc hoàn trả toàn bộ vật thể được cho là phía Pháp có được thông qua các điều kiện chiếm hữu bất bình đẳng.

Chính phủ Pháp đã trả lại một số cổ vật khác cho nhiều nước thuộc địa cũ ở châu Phi và cho biết họ có kế hoạch tiếp tục làm như vậy. Nhưng những người ủng hộ việc bồi thường, bao gồm cả Tổng thống Talon, nói rằng quá trình này diễn ra quá chậm với phạm vi hạn chế.

Một số bảo tàng và chính phủ châu Âu khác cũng chuyển trả các tác phẩm nghệ thuật cho châu Phi. Tháng 4.2021, Chính phủ Đức thông báo rằng họ sẽ trả lại Benin Bronzes, tác phẩm điêu khắc phù điêu bằng hợp kim đồng của Vương quốc Benin cho Nigeria vào năm 2022, theo CNN. (còn tiếp)

https://thanhnien.vn/phap-trao-tra-di-san-van-hoa-cho-cac-nuoc-thuoc-dia-cu-post1518052.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Rohto-Mentholatum cùng Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam chinh phục giấc mơ mang về thành công lớn

Rohto-Mentholatum cùng Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam chinh phục giấc mơ mang về thành công lớn

Ông Hirofumi Shiramatsu – Tổng Giám Đốc Công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam) khẳng định, Rohto tin rằng sự đồng hành cùng đội tuyển lúc này là sự thể hiện rõ nhất sự cam kết của chúng tôi dành cho Bóng Đá Việt Nam trong mọi hoàn cảnh”.
Chi bộ Lớp CCLLCT K74.A15 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thăm huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình

Chi bộ Lớp CCLLCT K74.A15 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thăm huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình

Vào ngày 04/04/2024, tập thể Chi bộ lớp CCLLCT K74.A15 thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có buổi sinh hoạt chính trị, thăm quan và nghiên cứu thực tế đầy ý nghĩa tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Tử vi 12 con giáp ngày 17/3/2024: Tuổi Tỵ tài lộc nở rộ

Tử vi 12 con giáp ngày 17/3/2024: Tuổi Tỵ tài lộc nở rộ

Tử vi 12 con giáp ngày 17/3/2024 nhận định về công việc, tài lộc, tình duyên, vận hạn, sức khoẻ....của tuổi Tý, tuổi Sửu, tuổi Dần, tuổi Mão, tuổi Thìn, tuổi Tỵ, tuổi Ngọ, tuổi Mùi, tuổi Thân, tuổi Dậu, tuổi Tuất, tuổi Hợi.
NSND Hoàng Cúc - một trong những mỹ nhân màn ảnh Việt Nam thế kỷ 20

NSND Hoàng Cúc - một trong những mỹ nhân màn ảnh Việt Nam thế kỷ 20

Trên phim ảnh, NSND Hoàng Cúc rất quen thuộc với khán giả qua các bộ phim nức tiếng một thời như: Tướng về hưu, Bỉ vỏ, Sa bẫy, Hồi chuông màu da cam, Dòng sông khát vọng, Kiếp phù du...
Tái hiện cuộc đời và đóng góp của các danh nhân tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Tái hiện cuộc đời và đóng góp của các danh nhân tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Trưng bày 'Khơi nguồn đạo học' sử dụng hơn 300 tài liệu hiện vật, tái hiện lại cuộc đời và những đóng góp của vua Lý Thánh Tông, vua Lý Nhân Tông, vua Lê Thánh Tông...
Nét độc đáo của cặp rồng đá vừa được công nhận là Bảo vật quốc gia

Nét độc đáo của cặp rồng đá vừa được công nhận là Bảo vật quốc gia

Hình thức độc đáo của cặp rồng đá thành bậc đền Thượng (Cổ Loa) thể hiện ở việc chạm khắc hoa văn rất đặc biệt. Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công nhận là bảo vật quốc gia.

Các tin khác

Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê Sơ được công nhận Bảo vật quốc gia

Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê Sơ được công nhận Bảo vật quốc gia

Ngày 18/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký quyết định, công nhận 29 Bảo vật quốc gia, đợt 12, năm 2023. Trong đó có Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê Sơ.
Gala chào xuân Giáp Thìn 2024: Vinh danh những đóng góp quý báu cho bảo tồn di sản văn hóa

Gala chào xuân Giáp Thìn 2024: Vinh danh những đóng góp quý báu cho bảo tồn di sản văn hóa

Sáng ngày 19/1, tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long và Tạp chí Tinh hoa Đất Việt đã long trọng tổ chức Gala Chào Xuân Giáp Thìn 2024 với chủ đề “Gặp gỡ và biểu dương các cá nhân, doanh nhân, doanh nghiệp, nghệ nhân, tổ chức tôn giáo, nhà hoạt động xã hội đã có đóng góp tích cực cho hoạt động phát triển kinh tế, bảo tồn di sản văn hóa và an sinh xã hội”.
Cần phát triển toàn diện các chương trình biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật

Cần phát triển toàn diện các chương trình biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đề ra mục tiêu 'Phát triển toàn diện các chương trình nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật'.
Nỗ lực đưa văn hóa - nghệ thuật Nam bộ đến giới trẻ

Nỗ lực đưa văn hóa - nghệ thuật Nam bộ đến giới trẻ

Chuỗi chương trình đưa văn hóa - nghệ thuật Nam bộ đến học đường góp phần giúp người trẻ tiếp cận, tôn vinh và phát huy các giá trị truyền thống trong thời buổi đổi mới, hội nhập.
Hành trình tìm vẻ đẹp từ những thứ vứt đi của cặp vợ chồng hoạ sĩ

Hành trình tìm vẻ đẹp từ những thứ vứt đi của cặp vợ chồng hoạ sĩ

'Điểm chung duy nhất của chúng tôi là tư tưởng sáng, là mong muốn tìm tòi một vẻ đẹp từ những thứ tưởng không đẹp phải vứt bỏ hoặc giấu kín đi', vợ chồng hoạ sĩ cho biết.
Lời chia sẻ chân tình đáng yêu của vị kiến trúc sư tìm niềm vui trong hội họa

Lời chia sẻ chân tình đáng yêu của vị kiến trúc sư tìm niềm vui trong hội họa

Cuốn sách Niềm vui với hội họa của Nguyễn Đại Thắng vừa là lối 'tự thoát' để bộc lộ những chất chứa, riêng tư, vừa chia sẻ niềm vui, niềm đam mê của vị kiến trúc sư đối với hội họa
Bộ Văn hoá tăng cường quản lý hoạt động karaoke, lễ hội Tết Nguyên đán 2024

Bộ Văn hoá tăng cường quản lý hoạt động karaoke, lễ hội Tết Nguyên đán 2024

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu các tỉnh thành phố tăng cường quản lý hoạt động karaoke, lễ hội... trong Tết Nguyên đán 2024.
Loại đá quý hơn vàng được họa sĩ dùng vẽ tranh

Loại đá quý hơn vàng được họa sĩ dùng vẽ tranh

Suốt hàng trăm năm, các họa sĩ phải dùng rất dè sẻn chất màu xanh dương được tạo ra từ đá lapis lazuli do giá đắt đỏ hơn cả vàng.
Show thời trang ở ga Metro Nhà hát TP.HCM bị hủy bỏ, phải dời địa điểm

Show thời trang ở ga Metro Nhà hát TP.HCM bị hủy bỏ, phải dời địa điểm

Đại diện Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM cho biết không chấp thuận cho show diễn thời trang ở ga Metro - công trình chưa được khánh thành và đưa vào sử dụng.
Chuyển biến tư duy từ "làm văn hóa" sang "quản lý nhà nước về văn hóa"

Chuyển biến tư duy từ "làm văn hóa" sang "quản lý nhà nước về văn hóa"

NSND Xuân Bắc bày tỏ lo ngại, nhiều cư dân mạng sẵn sàng bộc lộ quan điểm nhận thức của mình một cách đầy vội vàng, thiếu kiểm chứng...
Màn hoà giọng ấn tượng của ngôi sao opera Angela Nisi và tenor Mạnh Hoạch

Màn hoà giọng ấn tượng của ngôi sao opera Angela Nisi và tenor Mạnh Hoạch

Hà Nội New Year Concert 2024 được dẫn dắt bởi nhạc trưởng Honna Tetsuji, với sự tham gia của giọng soprano nổi tiếng người Ý Angela Nisi, tenor Mạnh Hoạch.
Độc đáo Lễ Ban sóc triều Nguyễn bên trong Hoàng thành Huế

Độc đáo Lễ Ban sóc triều Nguyễn bên trong Hoàng thành Huế

Ngày đầu tiên của năm mới 2024, bên trong Hoàng thành Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức lễ công bố chương trình Festival 2024 và tái hiện Lễ Ban sóc Triều Nguyễn.
Phát hiện kiến trúc cổ, niên đại thế kỷ 4-5 sau Công Nguyên?

Phát hiện kiến trúc cổ, niên đại thế kỷ 4-5 sau Công Nguyên?

Theo quan điểm của TS.Phạm Quốc Quân, bước đầu nhận định, một số viên gạch thu thập được tại hiện trường đình Hạ (Chương Mỹ, Hà Nội) có niên đại thế kỷ 4-5 sau Công Nguyên.
Những hình ảnh quý trong phim tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Ấn Độ

Những hình ảnh quý trong phim tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Ấn Độ

Ngày 28/12, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tổ chức buổi thông tin chuyên đề Phim tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Ấn Độ: bối cảnh và ý nghĩa
Gắn kết giới trẻ với di sản văn hóa của cha ông

Gắn kết giới trẻ với di sản văn hóa của cha ông

Các tổ chức liên quan cần tích cực nâng cao nhận thức và có cách tiếp cận đa dạng với giới trẻ để họ tìm về văn hóa cội nguồn.
Chiếc đĩa gốm lớn nhất Việt Nam

Chiếc đĩa gốm lớn nhất Việt Nam

Đĩa gốm truyền thống Biên Hoà với đường kính 2,34m và dày 13cm vừa được tổ chức kỷ lục Việt Nam trao quyết định công nhận là đĩa gốm lớn nhất Việt Nam.
Bộ Văn hoá báo cáo Chính phủ ồn ào treo biển tên Phủ Dầy

Bộ Văn hoá báo cáo Chính phủ ồn ào treo biển tên Phủ Dầy

Bộ VHTTDL khẳng định, Phủ Tiên Hương còn có tên gọi khác là Phủ Chính và Phủ Chính Tiên Hương; Phủ Vân Cát gọi là Phủ Vân...
Lý do Van Gogh vẽ tới 10 bức tranh hoa hướng dương

Lý do Van Gogh vẽ tới 10 bức tranh hoa hướng dương

Van Gogh muốn được biết tới là họa sĩ chuyên vẽ hoa hướng dương. Đối với ông, loại hoa này tượng trưng cho lòng biết ơn, tính cách lạc quan, tràn đầy hy vọng.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động