Bộ Văn hoá báo cáo Chính phủ ồn ào treo biển tên Phủ Dầy

Bộ VHTTDL khẳng định, Phủ Tiên Hương còn có tên gọi khác là Phủ Chính và Phủ Chính Tiên Hương; Phủ Vân Cát gọi là Phủ Vân...
NTK Vũ Thảo Giang mở màn Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội Vinh danh các Đại sứ văn hóa đọc năm 2022

Ngày 25/12, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 5712 /BVHTTDL-DSVH báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về quản lý Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).

Báo cáo này xuất phát từ đơn thư ngày 18/11/2023 của ông Trần Văn Cường và bà con thôn Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định về việc treo biển tên di tích "đâu chính, đâu phụ" thuộc quần thể Phủ Dầy.

z5013516466414 fcd0557b813a4dcc35d730a0775345fb.jpg

Bộ VHTTDL hướng dẫn treo biển tên Phủ Dầy đúng quy định pháp luật.

Trong báo cáo gửi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ VHTTDL nêu rõ:

Về việc xếp hạng di tích: Khu di tích Phủ Giầy (từ ngày 28/1/2021 đổi tên là Phủ Dầy) có niên đại khởi dựng từ thời Hậu Lê, niên hiệu Dương Hòa (1642) và Cảnh Trị (1663 - 1671) với 3 di tích chính (Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Liễu Hạnh) thờ bà chúa Liễu Hạnh (một trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam). Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, mở rộng quy mô nhưng các di tích vẫn mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Lê – Nguyễn cùng với hệ thống di vật, cổ vật, đồ thờ tự có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ. Ngoài ra, Khu di tích còn hàm chứa nhiều giá trị di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu như lễ hội, nghi lễ Chầu văn, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Với những giá trị tiêu biểu đó, ngày 21/2/1975, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 09-VH/QĐ xếp hạng Khu di tích kiến trúc nghệ thuật với tên gọi: “Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Giầy gồm Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Liễu Hạnh và các di tích có liên quan”, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Hà.

Thời điểm xếp hạng di tích, chưa có Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích, nên hồ sơ di tích Phủ Dầy còn sơ sài và không có thành phần hồ sơ của “các di tích có liên quan” và các di tích nêu trên trong khu di tích Phủ Giầy.

Căn cứ hồ sơ di tích tại thời điểm xếp hạng năm 1975, các di tích được xác định thuộc Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Giầy gồm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Liễu Hạnh. Còn đối với “các di tích có liên quan”, cụ thể là những di tích nào lại không được nêu trong hồ sơ di tích.

Theo quy định của Luật Di sản văn hóa, việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chính quyền địa phương nơi có di tích thực hiện, phân cấp thực hiện theo thẩm quyền. Do đó, việc trông coi, bảo vệ, phát huy giá trị di tích đều do chính quyền địa phương và các thủ nhang, đồng đền đại diện trực tiếp quản lý di tích đảm nhiệm.

Về đề nghị đổi tên di tích: Đại diện trực tiếp quản lý di tích và tỉnh Nam Định đã 4 lần đề nghị với Bộ VHTTDL và các cơ quan chức năng.

Lần 1, năm 2019, bà Trần Thị Huệ - thủ nhang Phủ Chính - Phủ Tiên Hương đại diện trực tiếp quản lý di tích có Đơn ngày 24/3/2019 đề nghị nghiên cứu trả lại đúng tên gọi cho di tích theo cổ truyền là “Phủ Chính”. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, căn cứ hồ sơ xếp hạng di tích (năm 1975), cơ quan chức năng của Bộ VHTTDL xét thấy chưa đủ cơ sở khoa học và pháp lý để tham mưu lãnh đạo Bộ ban hành quyết định đổi tên di tích.

Lần 2, năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định có Công văn số 324/UBND-VP7 ngày 29/7/2020 (kèm hồ sơ khoa học) đề nghị Bộ VHTTDL phê duyệt hồ sơ khoa học khu di tích. Tuy nhiên, Bộ VHTTDL thấy tên gọi của di tích theo hồ sơ năm 2020 đã thay đổi so với năm 1975; đồng thời, thành phần của hồ sơ cũng chỉ đề cập đến 3 điểm di tích (Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Liễu Hạnh) mà không có “các điểm di tích liên quan”. Vì vậy, Bộ VHTTDL có công văn hướng dẫn bổ sung hồ sơ, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định gửi tờ trình, trong đó có ý kiến đối với việc điều chỉnh tên gọi di tích.

Lần 3, năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định có Công văn số 577/UBND-VP7 về việc bổ sung hồ sơ khoa học và sửa đổi tên gọi di tích, đề nghị Bộ VHTTDL quyết định sửa đổi tên gọi Khu di tích (Công văn số 577/UBND-VP7 ngày 16/12/2020 kèm theo).

Lần 4, năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định tiếp tục có Công văn số 596/UBND-VP7 về việc bổ sung hồ sơ khoa học và sửa đổi tên gọi Khu di tích và hồ sơ di tích đã được bổ sung, hoàn thiện theo quy định của Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL.

Căn cứ đề nghị này của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định và hồ sơ di tích kèm theo, Bộ VHTTDL đã thống nhất với đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định. Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 488/QĐ-BVHTTDL ngày 28/1/2021 sửa đổi tên gọi di tích thành: “Di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy" (Gồm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu Liễu Hạnh), xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). So với Quyết định số 09-VH/QĐ ngày 21/2/1975 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, việc sửa đổi tên gọi cụ thể của di tích là: đổi tên “Phủ Giầy” thành “Phủ Dầy”, “Lăng Liễu Hạnh” thành “Lăng Mẫu Liễu Hạnh” và bỏ “các di tích có liên quan”.

Phủ Tiên Hương còn có tên gọi khác là Phủ Chính và Phủ Chính Tiên Hương

Tháng 8/2021, bà Trần Thị Huệ, thủ nhang Phủ Tiên Hương tiếp tục đề nghị được treo biển tên di tích là “Phủ Chính Tiên Hương”. Tháng 10/2021, Bộ VHTTDL đã có Công văn gửi Sở VHTTDL Nam Định về việc treo biển tên di tích tại Phủ Dầy; hướng dẫn Sở chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp chính quyền địa phương giám sát việc treo biển tại vị trí phù hợp, đảm bảo trang trọng và đúng quy định. Trong trường hợp cần thiết, có ghi chú rõ ràng đối với tên gọi di tích.

Sở VHTTDL tỉnh Nam Định sau đó đã có Công văn đề nghị hướng dẫn việc treo biển tên tại di tích Phủ Dầy thống nhất với Quyết định xếp hạng di tích của Bộ trưởng Bộ VHTTDL. Ngày 17/1/2022, Bộ VHTTDL có Công văn số 170/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh khẳng định theo nội dung hồ sơ khoa học của di tích, “Phủ Tiên Hương” còn có tên gọi khác là “Phủ Chính” và “Phủ Chính Tiên Hương”;

Công văn số 812/DSVH-DT ngày 11/10/2021 của Cục Di sản văn hóa hướng dẫn là đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với lịch sử và tính chất của di tích. Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo Sở VHTTDL phối hợp với UBND huyện Vụ Bản và tình hình thực tiễn quản lý di tích tại địa phương, hướng dẫn và tạo sự đồng thuận khi thực hiện việc treo biển di tích, phù hợp với quy định pháp luật.

Tại hội nghị ngày 29/3/2022 của UBND xã Kim Thái, 100% đại biểu dự họp thống nhất với đề nghị của Thủ nhang Phủ Tiên Hương về việc được lựa chọn và treo biển tên di tích là “Phủ Chính”, yêu cầu di tích cam kết thực hiện việc treo biển tên như đã lựa chọn tại vị trí phù hợp, đảm bảo trang trọng, đúng quy định.

Bộ VHTTDL khẳng định, tên gọi Di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy (Gồm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu Liễu Hạnh), xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã thể hiện được loại hình, giá trị tiêu biểu của di tích là kiến trúc nghệ thuật, các di tích thành phần chỉ còn 3 di tích được xác định, không còn “các di tích có liên quan”, khắc phục được các bất cập của tên di tích, thể hiện đúng nội hàm các di tích tạo nên giá trị kiến trúc nghệ thuật của khu di tích. 3 điểm di tích đều có tên gọi chính thức và tên gọi khác (Phủ Tiên Hương còn có tên gọi khác là Phủ Chính và Phủ Chính Tiên Hương, Phủ Vân Cát gọi là Phủ Vân, Lăng Liễu Hạnh còn gọi là Lăng Mẫu, Lăng Mẫu Liễu Hạnh, Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh).

Cũng theo công văn trong thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ chỉ đạo Thanh tra Bộ phối hợp Cục Di sản văn hóa kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ quản lý di tích quần thể kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy, tập trung vào các nội dung: công tác quản lý di tích; công tác tu bổ di tích; treo biển tên di tích theo nội dung hồ sơ khoa học di tích; kiểm tra công tác thực hành tín ngưỡng tại di tích.

Nguồn: Bộ Văn hoá báo cáo Chính phủ ồn ào treo biển tên Phủ Dầy

Tình Lê
vietnamnet.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Rohto-Mentholatum cùng Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam chinh phục giấc mơ mang về thành công lớn

Rohto-Mentholatum cùng Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam chinh phục giấc mơ mang về thành công lớn

Ông Hirofumi Shiramatsu – Tổng Giám Đốc Công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam) khẳng định, Rohto tin rằng sự đồng hành cùng đội tuyển lúc này là sự thể hiện rõ nhất sự cam kết của chúng tôi dành cho Bóng Đá Việt Nam trong mọi hoàn cảnh”.
Chi bộ Lớp CCLLCT K74.A15 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thăm huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình

Chi bộ Lớp CCLLCT K74.A15 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thăm huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình

Vào ngày 04/04/2024, tập thể Chi bộ lớp CCLLCT K74.A15 thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có buổi sinh hoạt chính trị, thăm quan và nghiên cứu thực tế đầy ý nghĩa tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Tử vi 12 con giáp ngày 17/3/2024: Tuổi Tỵ tài lộc nở rộ

Tử vi 12 con giáp ngày 17/3/2024: Tuổi Tỵ tài lộc nở rộ

Tử vi 12 con giáp ngày 17/3/2024 nhận định về công việc, tài lộc, tình duyên, vận hạn, sức khoẻ....của tuổi Tý, tuổi Sửu, tuổi Dần, tuổi Mão, tuổi Thìn, tuổi Tỵ, tuổi Ngọ, tuổi Mùi, tuổi Thân, tuổi Dậu, tuổi Tuất, tuổi Hợi.
NSND Hoàng Cúc - một trong những mỹ nhân màn ảnh Việt Nam thế kỷ 20

NSND Hoàng Cúc - một trong những mỹ nhân màn ảnh Việt Nam thế kỷ 20

Trên phim ảnh, NSND Hoàng Cúc rất quen thuộc với khán giả qua các bộ phim nức tiếng một thời như: Tướng về hưu, Bỉ vỏ, Sa bẫy, Hồi chuông màu da cam, Dòng sông khát vọng, Kiếp phù du...
Tái hiện cuộc đời và đóng góp của các danh nhân tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Tái hiện cuộc đời và đóng góp của các danh nhân tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Trưng bày 'Khơi nguồn đạo học' sử dụng hơn 300 tài liệu hiện vật, tái hiện lại cuộc đời và những đóng góp của vua Lý Thánh Tông, vua Lý Nhân Tông, vua Lê Thánh Tông...
Nét độc đáo của cặp rồng đá vừa được công nhận là Bảo vật quốc gia

Nét độc đáo của cặp rồng đá vừa được công nhận là Bảo vật quốc gia

Hình thức độc đáo của cặp rồng đá thành bậc đền Thượng (Cổ Loa) thể hiện ở việc chạm khắc hoa văn rất đặc biệt. Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công nhận là bảo vật quốc gia.

Các tin khác

Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê Sơ được công nhận Bảo vật quốc gia

Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê Sơ được công nhận Bảo vật quốc gia

Ngày 18/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký quyết định, công nhận 29 Bảo vật quốc gia, đợt 12, năm 2023. Trong đó có Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê Sơ.
Gala chào xuân Giáp Thìn 2024: Vinh danh những đóng góp quý báu cho bảo tồn di sản văn hóa

Gala chào xuân Giáp Thìn 2024: Vinh danh những đóng góp quý báu cho bảo tồn di sản văn hóa

Sáng ngày 19/1, tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long và Tạp chí Tinh hoa Đất Việt đã long trọng tổ chức Gala Chào Xuân Giáp Thìn 2024 với chủ đề “Gặp gỡ và biểu dương các cá nhân, doanh nhân, doanh nghiệp, nghệ nhân, tổ chức tôn giáo, nhà hoạt động xã hội đã có đóng góp tích cực cho hoạt động phát triển kinh tế, bảo tồn di sản văn hóa và an sinh xã hội”.
Cần phát triển toàn diện các chương trình biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật

Cần phát triển toàn diện các chương trình biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đề ra mục tiêu 'Phát triển toàn diện các chương trình nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật'.
Nỗ lực đưa văn hóa - nghệ thuật Nam bộ đến giới trẻ

Nỗ lực đưa văn hóa - nghệ thuật Nam bộ đến giới trẻ

Chuỗi chương trình đưa văn hóa - nghệ thuật Nam bộ đến học đường góp phần giúp người trẻ tiếp cận, tôn vinh và phát huy các giá trị truyền thống trong thời buổi đổi mới, hội nhập.
Hành trình tìm vẻ đẹp từ những thứ vứt đi của cặp vợ chồng hoạ sĩ

Hành trình tìm vẻ đẹp từ những thứ vứt đi của cặp vợ chồng hoạ sĩ

'Điểm chung duy nhất của chúng tôi là tư tưởng sáng, là mong muốn tìm tòi một vẻ đẹp từ những thứ tưởng không đẹp phải vứt bỏ hoặc giấu kín đi', vợ chồng hoạ sĩ cho biết.
Lời chia sẻ chân tình đáng yêu của vị kiến trúc sư tìm niềm vui trong hội họa

Lời chia sẻ chân tình đáng yêu của vị kiến trúc sư tìm niềm vui trong hội họa

Cuốn sách Niềm vui với hội họa của Nguyễn Đại Thắng vừa là lối 'tự thoát' để bộc lộ những chất chứa, riêng tư, vừa chia sẻ niềm vui, niềm đam mê của vị kiến trúc sư đối với hội họa
Bộ Văn hoá tăng cường quản lý hoạt động karaoke, lễ hội Tết Nguyên đán 2024

Bộ Văn hoá tăng cường quản lý hoạt động karaoke, lễ hội Tết Nguyên đán 2024

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu các tỉnh thành phố tăng cường quản lý hoạt động karaoke, lễ hội... trong Tết Nguyên đán 2024.
Loại đá quý hơn vàng được họa sĩ dùng vẽ tranh

Loại đá quý hơn vàng được họa sĩ dùng vẽ tranh

Suốt hàng trăm năm, các họa sĩ phải dùng rất dè sẻn chất màu xanh dương được tạo ra từ đá lapis lazuli do giá đắt đỏ hơn cả vàng.
Show thời trang ở ga Metro Nhà hát TP.HCM bị hủy bỏ, phải dời địa điểm

Show thời trang ở ga Metro Nhà hát TP.HCM bị hủy bỏ, phải dời địa điểm

Đại diện Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM cho biết không chấp thuận cho show diễn thời trang ở ga Metro - công trình chưa được khánh thành và đưa vào sử dụng.
Chuyển biến tư duy từ "làm văn hóa" sang "quản lý nhà nước về văn hóa"

Chuyển biến tư duy từ "làm văn hóa" sang "quản lý nhà nước về văn hóa"

NSND Xuân Bắc bày tỏ lo ngại, nhiều cư dân mạng sẵn sàng bộc lộ quan điểm nhận thức của mình một cách đầy vội vàng, thiếu kiểm chứng...
Màn hoà giọng ấn tượng của ngôi sao opera Angela Nisi và tenor Mạnh Hoạch

Màn hoà giọng ấn tượng của ngôi sao opera Angela Nisi và tenor Mạnh Hoạch

Hà Nội New Year Concert 2024 được dẫn dắt bởi nhạc trưởng Honna Tetsuji, với sự tham gia của giọng soprano nổi tiếng người Ý Angela Nisi, tenor Mạnh Hoạch.
Độc đáo Lễ Ban sóc triều Nguyễn bên trong Hoàng thành Huế

Độc đáo Lễ Ban sóc triều Nguyễn bên trong Hoàng thành Huế

Ngày đầu tiên của năm mới 2024, bên trong Hoàng thành Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức lễ công bố chương trình Festival 2024 và tái hiện Lễ Ban sóc Triều Nguyễn.
Phát hiện kiến trúc cổ, niên đại thế kỷ 4-5 sau Công Nguyên?

Phát hiện kiến trúc cổ, niên đại thế kỷ 4-5 sau Công Nguyên?

Theo quan điểm của TS.Phạm Quốc Quân, bước đầu nhận định, một số viên gạch thu thập được tại hiện trường đình Hạ (Chương Mỹ, Hà Nội) có niên đại thế kỷ 4-5 sau Công Nguyên.
Những hình ảnh quý trong phim tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Ấn Độ

Những hình ảnh quý trong phim tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Ấn Độ

Ngày 28/12, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tổ chức buổi thông tin chuyên đề Phim tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Ấn Độ: bối cảnh và ý nghĩa
Gắn kết giới trẻ với di sản văn hóa của cha ông

Gắn kết giới trẻ với di sản văn hóa của cha ông

Các tổ chức liên quan cần tích cực nâng cao nhận thức và có cách tiếp cận đa dạng với giới trẻ để họ tìm về văn hóa cội nguồn.
Chiếc đĩa gốm lớn nhất Việt Nam

Chiếc đĩa gốm lớn nhất Việt Nam

Đĩa gốm truyền thống Biên Hoà với đường kính 2,34m và dày 13cm vừa được tổ chức kỷ lục Việt Nam trao quyết định công nhận là đĩa gốm lớn nhất Việt Nam.
Bộ Văn hoá báo cáo Chính phủ ồn ào treo biển tên Phủ Dầy

Bộ Văn hoá báo cáo Chính phủ ồn ào treo biển tên Phủ Dầy

Bộ VHTTDL khẳng định, Phủ Tiên Hương còn có tên gọi khác là Phủ Chính và Phủ Chính Tiên Hương; Phủ Vân Cát gọi là Phủ Vân...
Lý do Van Gogh vẽ tới 10 bức tranh hoa hướng dương

Lý do Van Gogh vẽ tới 10 bức tranh hoa hướng dương

Van Gogh muốn được biết tới là họa sĩ chuyên vẽ hoa hướng dương. Đối với ông, loại hoa này tượng trưng cho lòng biết ơn, tính cách lạc quan, tràn đầy hy vọng.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động