Phấn đấu tăng trưởng GDP 7%/năm giai đoạn 2021-2030, tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GDP
Sáng 5/1, tại phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Quy hoạch tổng thể quốc gia, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ Quy hoạch đã quán triệt và cụ thể hóa rõ hơn 5 quan điểm phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2021-2030 và 5 quan điểm về tổ chức không gian phát triển.
Theo đó, không gian phát triển quốc gia phải được tổ chức một cách hiệu quả, thống nhất trên quy mô toàn quốc, bảo đảm liên kết nội vùng, liên vùng và khai thác lợi thế so sánh từng vùng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, nhất là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và các loại khoáng sản.
Ngoài ra, tổ chức không gian phát triển quốc gia, các vùng, hành lang kinh tế, hệ thống đô thị phải gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và phát triển hài hòa khu vực đô thị, nông thôn. Đồng thời, phải gắn kết giữa khu vực đất liền với không gian biển; khai thác và sử dụng hiệu quả không gian ngầm, vùng biển, vùng trời; chú trọng việc kết nối các hành lang kinh tế trong nước với các hành lang kinh tế của khu vực và quốc tế.
Các đại biểu Quốc hội dự phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV sáng 5/1. (Ảnh: DUY LINH) |
Quy hoạch tổng thể quốc gia nêu tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam là nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Giai đoạn 2031-2050, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7,5%/năm. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2050 đạt khoảng 27-32 nghìn USD. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 70-75%. Chỉ số phát triển con người ở mức rất cao, đời sống của người dân hạnh phúc; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc...
Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 phấn đấu là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế… Trong đó, phấn đấu tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030; đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD, tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GDP.
Để thực hiện đạt các mục tiêu đề ra, Quy hoạch tổng thể quốc gia nêu 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch. Cụ thể, hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng văn hóa, xã hội, hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn, gắn với không gian phát triển mới; phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia quan trọng để hình thành các đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của quốc gia.
Ngoài ra, hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc-Nam, các hành lang kinh tế Đông-Tây, các vành đai kinh tế ven biển, các vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ tại các vùng động lực, vùng đô thị lớn.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nêu tóm tắt các định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành, lĩnh vực chủ yếu; định hướng tổ chức không gian theo vùng, lãnh thổ; định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; đồng thời nêu giải pháp, nguồn lực thực hiện. Theo đó, giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch nêu trong Quy hoạch tổng thể quốc gia đã dự báo tổng nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch, xây dựng hệ thống các giải pháp để huy động nguồn lực từ các khu vực kinh tế.
Làm rõ lợi thế so sánh của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới
Trình bày Báo cáo thẩm tra về Quy hoạch tổng thể quốc gia, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, nội dung báo cáo quy hoạch cơ bản đã đánh giá được các đặc điểm điều kiện tự nhiên, các yếu tố phát triển và hiện trạng phát triển quốc gia làm cơ sở để đề xuất các quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển của đất nước thời kỳ 2021-2030. Tuy nhiên, đề nghị cần bổ sung thêm các đánh giá về ưu điểm, lợi thế của các điều kiện tự nhiên, khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo, năng lực cạnh tranh… làm cơ sở xây dựng phương án quy hoạch.
Bên cạnh đó đề nghị cần bổ sung các phân tích, đánh giá rõ hơn về các yếu tố thuận lợi, khó khăn về vị trí địa lý, điều kiện địa hình - địa mạo, địa chất - thổ nhưỡng tài nguyên, khoáng sản, khí hậu, rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu và đánh giá các điều kiện này tác động đến phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về Quy hoạch tổng thể quốc gia. (Ảnh: DUY LINH) |
Đồng thời, làm rõ lợi thế so sánh của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới; bổ sung đánh giá sâu hơn về dân số, nguồn nhân lực, tài nguyên nhân văn và bổ sung làm rõ hơn đánh giá về hạn chế, yếu kém liên quan đến tổ chức, phát triển không gian hạ tầng văn hóa, xã hội; lâm nghiệp; thủy sản; môi trường, tài nguyên.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế chỉ ra rằng, Quy hoạch tổng thể quốc gia được lập nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, theo hướng phân bố không gian, phân vùng và liên kết vùng, do vậy, cần nghiên cứu làm rõ hơn, các nội dung phải định hướng trong việc sắp xếp, phân bố không gian để đạt được các mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra. Ngoài ra, cần bổ sung, nhấn mạnh hơn việc giảm chồng chéo, xung đột trong sử dụng không gian giữa các ngành, các địa phương và quan điểm về phát triển kinh tế biển.
Về tầm nhìn đến năm 2050, đề nghị bổ sung mục tiêu về giáo dục, đào tạo, phát triển con người toàn diện, mang đầy đủ đặc trưng của con người xã hội chủ nghĩa; có chỉ số phát triển con người ở mức rất cao (chỉ số HDI từ 0,8 trở lên), đời sống của người dân hạnh phúc.
Theo ông Vũ Hồng Thanh, mục tiêu cho việc phát triển kết cấu hạ tầng mới tập trung chủ yếu cho hạ tầng giao thông, trong khi một số ngành khác có vai trò quan trọng nhưng còn chung chung như: hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng năng lượng, hạ tầng thủy lợi… Về tầm nhìn đến năm 2050, đề nghị bổ sung mục tiêu về giáo dục, đào tạo, phát triển con người toàn diện, mang đầy đủ đặc trưng của con người xã hội chủ nghĩa; có chỉ số phát triển con người ở mức rất cao (chỉ số HDI từ 0,8 trở lên), đời sống của người dân hạnh phúc.
Về định hướng phát triển không gian kinh tế-xã hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho biết, trừ định hướng phân vùng hạn chế phát triển; các khu vực lãnh thổ cần bảo tồn, cấm khai thác, sử dụng thì các vùng còn lại đều chưa làm rõ được tiêu chí phân vùng cũng như mục tiêu phân vùng và mối quan hệ giữa các vùng. Kết cấu hiện tại chưa làm rõ được sự gắn kết giữa các vùng động lực quốc gia với nhau, với các hành lang kinh tế và với định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành quan trọng.
Đối với định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành quan trọng, nội dung phân tích của từng ngành chưa có sự gắn kết với định hướng phân vùng động lực và các hành lang kinh tế. Do đó, đề nghị bổ sung, làm rõ các định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.
Về định hướng sử dụng đất quốc gia, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị hoàn thiện nguyên tắc định hướng sử dụng đất như sau: “Việc xác định chỉ tiêu sử dụng đất phải phù hợp với nhu cầu sử dụng đất, tránh lãng phí trong phân bổ, quản lý và sử dụng đất” theo yêu cầu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Đối với danh mục dự án quan trọng quốc gia cần làm rõ cơ sở, nguyên tắc, phương án xây dựng danh mục dự án, xác định rõ thuật ngữ “dự án quan trọng của quốc gia” và “dự án quan trọng quốc gia”. Việc xây dựng danh mục dự án cần làm rõ được tầm nhìn, quy mô chiến lược, liên kết vùng, phát triển hành lang kinh tế, vùng động lực quốc gia và phù hợp với khả năng bố trí nguồn lực đầu tư công, nguồn lực xã hội và tránh dàn trải, thiếu hiệu quả.
Tin liên quan
Nền kinh tế phục hồi, nhiều doanh nghiệp lãi lớn 29/10/2024 14:00
Nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn 27/10/2024 12:50
GDP quý 3 ước tăng 7.4% 07/10/2024 10:00
Cùng chuyên mục
SCB dừng dịch vụ chuyển tiền qua Internet kể từ 12/12
Kinh tế 11/12/2024 11:30
Cá nhân nợ thuế từ 10 triệu đồng bị tạm hoãn xuất cảnh: Chuyên gia nói gì?
Kinh tế 11/12/2024 08:00
Manulife mang hơn 3.000 suất khám sức khỏe miễn phí đến Hà Nội
Kinh tế 09/12/2024 11:31
Đông Nam Á tăng tốc thương mại quốc tế trước lo ngại thuế quan Mỹ
Kinh tế - Tài chính 08/12/2024 18:00
Nhà máy đạm Phú Mỹ không ngừng đổi mới sáng tạo trên hành trình hiện đại hóa
Kinh tế 08/12/2024 10:00
Giá xăng RON 95 giảm 290 đồng/lít
Kinh tế - Tài chính 05/12/2024 15:41
Các tin khác
Doanh nghiệp tận dụng cơ hội để chuyển đổi xuất khẩu xanh
Kinh tế - Tài chính 05/12/2024 06:00
Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
Kinh tế 04/12/2024 08:00
“Rộng cửa” xuất khẩu sang UAE
Kinh tế - Tài chính 03/12/2024 14:00
Cơ hội từ tiêu dùng bền vững
Kinh tế 03/12/2024 13:00
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%
Kinh tế - Tài chính 03/12/2024 10:00
Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?
Kinh tế - Tài chính 03/12/2024 08:00
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh chống lãng phí, giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng
Kinh tế 02/12/2024 18:00
Ông Nguyễn Đăng Trình giữ chức Tổng giám đốc PVOIL
Kinh tế 02/12/2024 12:41
Mỹ dự kiến "giáng đòn" thuế quan mới với các nước Đông Nam Á
Kinh tế 02/12/2024 11:00
PV Power – hướng tới nguồn năng lượng sạch cho tương lai
Kinh tế 02/12/2024 09:40
Bất cập về bậc thuế, mức thuế: Nên sửa thế nào?
Kinh tế 29/11/2024 17:00
Gỡ vướng thế chấp tài sản trí tuệ
Kinh tế 29/11/2024 15:00
Đằng sau những tuyên bố áp thuế mạnh mẽ của ông Trump
Kinh tế 29/11/2024 10:00
Cục thuế TP.HCM cảnh báo tình trạng lấy cắp thông tin để đăng ký doanh nghiệp mua bán hóa đơn
Kinh tế 29/11/2024 10:00
Vietsovpetro - Biểu tượng của tình hữu nghị tin cậy, bền vững
Kinh tế - Tài chính 29/11/2024 09:38
Eximbank "Bắc tiến" đưa thương hiệu phủ sóng toàn quốc
Kinh tế 29/11/2024 06:36
WB khuyến nghị chính sách để Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao
Kinh tế - Tài chính 28/11/2024 17:00
Empowered Startups: Cơ hội dành cho các doanh nhân và start-up
Kinh tế 28/11/2024 14:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00