Ồ ạt mua khí đốt như đang trong khủng hoảng năng lượng, Trung Quốc toan tính gì?
Ảnh minh họa https://vninfor.vn/ |
Tờ Bloomberg trích dẫn nguồn tin thân cận cho biết Chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục hậu thuẫn các doanh nghiệp nhà nước ký hợp đồng mua khí đốt dài hạn, thậm chí còn đầu tư vào các cơ sở xuất khẩu. Mục tiêu là để tăng cường và đảm bảo an ninh năng lượng trong dài hạn, ít nhất là đến giữa thế kỷ này.
Với đà mua vào như hiện nay, Trung Quốc sẽ trở thành nước nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới trong năm 2023. Trong 3 năm liên tiếp, các công ty Trung Quốc ký hợp đồng mua khí đốt dài hạn nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Trung Quốc đang dựa vào các hợp đồng tương lai để tránh lặp lại tình trạng khan hiếm nhiên liệu, đồng thời cũng coi đó là 1 cách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các hợp đồng LNG dài hạn đặc biệt hấp dẫn bởi vì giá tương đối ổn định so với thị trường giao ngay, nơi giá tăng vọt sau khi Nga đưa quân tới Ukraine.
“An ninh năng lượng luôn là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc”, Toby Copson, chuyên gia đang làm việc tại Trident LNG nói. Ông nhận định Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường tích trữ LNG để đảm bảo có thể quản lý được các biến động trong tương lai.
Ngoài ra, lực mua từ Trung Quốc sẽ giúp hấp thụ nguồn cung từ các dự án xuất khẩu lớn, đồng thời củng cố vai trò của các nhiên liệu vận chuyển bằng đường biển trên thị trường nhiên liệu toàn cầu. Và, khi mà các nhà cung cấp nỗ lực thu hút khách hàng Trung Quốc, tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh cũng sẽ tăng lên đáng kể.
Trên thực tế, Trung Quốc đã bắt đầu tăng cường các hợp đồng dài hạn từ năm 2021, sau khi mối quan hệ với Mỹ được cải thiện. Mặc dù năm ngoái kim ngạch nhập khẩu giảm một phần do nhu cầu yếu đi vì bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, lực mua từ Trung Quốc bắt đầu hồi phục mạnh mẽ sau khi đường ống dẫn khí tới châu Âu bị gián đoạn vì xung đột ở Ukraine.
Hiện tượng giá tăng vọt và trên toàn cầu xuất hiện cuộc đua khốc liệt để giành giật LNG đã trở thành bài học cho các nước về sự cần thiết phải duy trì nguồn cung ổn định. Một phần trong nỗ lực đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc là phải đa dạng hóa nguồn nhập khẩu để phòng vệ trước các rủi ro địa chính trị.
Một số nước khác như Ấn Độ cũng đang thực hiện chiến lược tương tự như Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc hành động nhanh và mạnh mẽ hơn cả. Theo thống kê của Bloomberg, 33% hợp đồng mua bán LNG dài hạn được ký từ đầu năm đến nay có đích đến là Trung Quốc.
Tháng trước, tập đoàn quốc doanh CNPC ký hợp đồng 27 năm tới Qatar và thâu tóm cổ phần trong 1 dự án lớn ở đất nước này. 1 tập đoàn khác là ENN Energy Holdings vừa ký hợp đồng kỳ hạn vài chục năm với công ty Cheniere Energy của Mỹ. Theo dự kiến cả 2 hợp đồng này sẽ bắt đầu có nguồn cung từ năm 2026.
Trong phòng họp của các doanh nghiệp từ Singapore đến Houston (Mỹ), các nhà cung ứng đang tích cực đàm phán với các nhà nhập khẩu đến từ Trung Quốc. Những ông lớn quốc doanh như CNOOC và Sinopec đang trong quá trình đàm phán ở Mỹ, còn những công ty nhỏ hơn như Zhejiang Provincial Energy và Beijing Gas Group thì đang tìm kiếm bên bán tiềm năng.
Tập đoàn nhà nước Sinopec là một trong số các công ty đang đàm phán để đầu tư vào 1 dự án khí đốt ở Saudi Arabia, trong đó có cả xây dựng cơ sở hạ tầng để xuất khẩu.
Các thương vụ như vậy cũng sẽ bao gồm xây dựng hàng chục cảng nhập khẩu mới tại các thành phố ven biển của Trung Quốc trong thập kỷ này. Theo dự đoán của công ty tư vấn Rystad Energy (Na Uy), đến năm 2033 Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoảng 138 triệu tấn, tăng gấp đôi so với mức hiện tại.
Một số chuyên gia trong ngành cảnh báo Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng dư thừa nguồn cung vì bản thân Trung Quốc cũng đang tăng cường sản xuất trong nước và và lực cầu có thể sụt giảm. Tuy nhiên, tình trạng thiếu điện trong những năm gần đây đã khiến suy nghĩ của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc thay đổi hoàn toàn. Giờ đây họ muốn tăng nhập khẩu và đảm bảo an ninh năng lượng cho dù điều đó mang đến nguy cơ bị dư thừa nguồn cung.
Năm 2021, do thiếu than – nguồn nhiên liệu chính để các nhà máy điện ở Trung Quốc hoạt động, nước này rơi vào tình trạng thiếu điện trên diện rộng, khiến nhiều hoạt động sản xuất bị gián đoạn. Đến năm ngoái, hạn hán lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà máy thủy điện.
Trước tình trạng đó, Trung Quốc lại ráo tiết tăng sản lượng khai thác than lên mức cao kỷ lục. Giờ đây các nhà hoạch định chính sách nước này đang muốn làm điều tương tự với khí đốt.
Tham khảo Bloomberg
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đề xuất doanh nghiệp được tự quyết giá xăng dầu
Kinh tế - Tài chính 23/11/2024 15:01
Alibaba loay hoay củng cố mảng thương mại điện tử
Thị trường 23/11/2024 10:00
Giá xăng, dầu giảm nhẹ
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 16:10
Giá vàng miếng SJC lên cao nhất trong 3 tuần
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 10:43
SME Nghệ An “hưởng lợi” từ xúc tiến thương mại
Thị trường 20/11/2024 16:00
Doanh nghiệp dệt may Nam Định bứt tốc cuối năm
Kinh tế - Tài chính 20/11/2024 09:00
Các tin khác
Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam
Thị trường 17/11/2024 08:00
Năm 2024 thị trường hàng xa xỉ toàn cầu tăng trưởng ảm đảm
Kinh tế - Tài chính 16/11/2024 15:30
Năm 2024 thị trường hàng xa xỉ toàn cầu tăng trưởng ảm đảm
Thị trường 16/11/2024 08:00
Giá vàng nhẫn rơi tự do hơn 1 triệu đồng/lượng
Kinh tế - Tài chính 15/11/2024 11:13
Giá xăng, dầu giảm đến gần 400 đồng/lít
Thị trường 14/11/2024 18:10
Giá vàng nhẫn giảm chưa thấy đáy, người mua ôm lỗ
Kinh tế - Tài chính 14/11/2024 15:10
Tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hà Lan
Thị trường 14/11/2024 12:00
Sàn TMĐT giảm giá "sốc", người tiêu dùng hưởng lợi hay rủi ro?
Kinh tế - Tài chính 09/11/2024 10:00
Hậu bầu cử Mỹ, giá vàng nhẫn giảm mạnh
Kinh tế - Tài chính 07/11/2024 13:49
Xuất khẩu ớt mang về cho Việt Nam hơn 22 triệu USD
Kinh tế - Tài chính 06/11/2024 18:15
Xuất nhập khẩu tăng tốc, doanh nghiệp kỳ vọng kỷ lục mới
Thị trường 06/11/2024 10:00
Hàng Việt đối mặt “cơn bão giá rẻ” xuyên biên giới
Kinh tế - Tài chính 05/11/2024 07:00
Cách thức xử lý điểm nghẽn trên thị trường vàng
Kinh tế - Tài chính 04/11/2024 18:15
Giá vàng nhẫn và vàng miếng đều giảm mạnh
Kinh tế - Tài chính 02/11/2024 11:47
Bộ Công Thương cảnh báo người dùng tuyệt đối không mua sắm trên Temu
Kinh tế - Tài chính 02/11/2024 11:41
Giá xăng giảm lần thứ ba liên tiếp
Kinh tế - Tài chính 31/10/2024 16:26
Vietramed Expo 2024: Cơ hội giao thương, kết nối sản phẩm dược liệu
Kinh tế - Tài chính 31/10/2024 10:10
Giá vàng đắt nhất lịch sử, thị trường xuất hiện dịch vụ "chưa từng có"
Thị trường 30/10/2024 13:15
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00