Nhận diện những thách thức mục tiêu tăng trưởng 6,5%

Nối tiếp biến động và thách thức từ cuối năm 2022, trong quý 1/2023 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đối diện nhiều khó khăn. Mục tiêu tăng trưởng 6,5% cả năm nay là thách thức do những “gam” màu xám từ sự sụt giảm của ngành công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút FDI, sức khoẻ doanh nghiệp thêm sa sút, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản. Cảnh báo đỏ từ rủi ro hệ thống lan truyền từ thị trường bất động sản sang thị trường tài chính tiền tệ cũng cần nhận diện để sớm xử lý.
Nhận diện những thách thức mục tiêu tăng trưởng 6,5% - Ảnh 1
Nhận diện những thách thức mục tiêu tăng trưởng 6,5% - Ảnh 2

“Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 trên 8% nhưng những “cơn gió ngược” từ bên ngoài, bao gồm cả sự suy giảm toàn cầu và các điều kiện tài chính khó khăn đã bắt đầu đè nặng lên mọi hoạt động kinh tế ở Việt Nam trong năm nay. Rõ ràng chúng ta cảm nhận thấy những tác động tiêu cực của những “cơn gió ngược” trong hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, FDI. Do đó, triển vọng kinh tế năm 2023 không chắc chắn.

Bên cạnh đó, ở trong nước, các lỗ hổng trong hệ thống tài chính gia tăng, bao gồm việc đóng băng thị trường trái phiếu doanh nghiệp hay việc tháo chạy khỏi ngân hàng có quy mô tài sản lớn đứng thứ 5 đã được Ngân hàng Nhà nước xử lý kịp thời và tránh được sự lây lan nhưng vẫn luôn có rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Với thị trường bất động sản, sự hỗn loạn của thị trường tài chính gần đây cũng làm tăng áp lực huy động vốn trên thị trường này. Ngân hàng cũng thắt chặt các quy định cho vay đối với lĩnh vực bất động sản. Với rủi ro tín dụng ngày càng tăng, bất động sản vẫn là điều gây lo ngại cho sự ổn định tài chính trong tương lai.

Trước nhu cầu giảm sút từ các đối tác thương mại quan trọng, sự lo lắng từ khu vực tài chính, các vấn đề về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, chúng tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ chậm lại từ mức 8% xuống còn 5,8% vào năm 2023, lạm phát cơ bản dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn trước khi dần quay trở lại mức 4%.

Để đối phó với những thách thức này, các chính sách cần được điều chỉnh, phối hợp linh hoạt; chính sách tài khóa phải linh hoạt và có mục tiêu; việc bảo vệ sự ổn định tài chính vẫn là ưu tiên hàng đầu. Về cải cách, rõ ràng cần có những nỗ lực quyết liệt hơn để tăng năng suất và Việt Nam đạt được tăng trưởng bền vững và bao trùm. Cùng với đó, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường đầu tư vào nguồn nhân lực, giảm bớt sự chênh lệch về kỹ năng lao động cần tiếp tục đẩy mạnh”.

Nhận diện những thách thức mục tiêu tăng trưởng 6,5% - Ảnh 3

“Bức tranh quý 1/2023 cho thấy những khó khăn với nền kinh tế Việt Nam ngày càng hiện hữu. Mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,5% năm 2023 và lạm phát bình quân 4,5% sẽ một thách thức rất lớn nếu không thực sự quyết liệt ban hành các chính sách, chủ trương phù hợp và chủ động, linh hoạt trong điều hành. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần đánh giá một cách tổng thể, phân tích, dự báo sát tình hình trong và ngoài nước, để từ đó chủ động đưa ra các kịch bản, giải pháp trọng tâm.

Một trong những điểm nghẽn cần đột phá trong năm 2023 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chính là thị trường bất động sản. Nếu giải quyết tốt được thị trường này sẽ giúp lành mạnh hóa thị trường tiền tệ, thị trường vốn, phát triển các ngành công nghiệp liên quan như ngành công nghiệp xi măng, thép…; đồng thời, giải quyết được số lượng lớn việc làm hiện nay.

Thực tiễn cho thấy thị trường bất động sản Việt Nam đang cần phải giải quyết những vấn đề lớn, trong đó trọng tâm là sự lệch pha giữa cung cầu, nhà thương mại và nhà xã hội. Bên cạnh đó, giá bất động sản còn cao, thiếu sự kiểm soát cần thiết, nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn về tài chính.

Dòng tiền của doanh nghiệp bất động sản vào quý 4/2022 giảm sút rất mạnh, khả năng thanh khoản lãi vay ở mức thấp, khả năng trả nợ suy giảm do những áp lực đáo hạn trái phiếu ở mức cao. Các dòng vốn chính của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Theo báo cáo của Fiingroup, trái phiếu ngành bất động sản có tỷ lệ nợ xấu đứng thứ hai, với tỷ lệ 20,17%; đứng đầu là ngành năng lượng với tỷ lệ 63,1%. Đây là con số rất đáng báo động trong đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ của Việt Nam thời gian tới.

Đặc biệt tại rất nhiều địa phương, trọng tâm là TP.HCM, Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng, đang tồn đọng một lượng lớn các dự án bất động sản cần cơ chế đặc thù để xử lý sau kết luận thanh tra và các bản án. Một lượng lớn nguồn lực cũng đang tồn đọng ở trong các dự án này không xử lý được. Đây cũng là vấn đề rất quan trọng.

Điểm tích cực hiện nay là rủi ro đối với lạm phát và tỷ giá vẫn khá thấp, đồng thời Trung Quốc mở cửa cho các nước trong đó có Việt Nam. Do vậy, việc nới lỏng các chính sách tiền tệ, tài khóa cần cân nhắc. Trong bối cảnh nguồn lực trong nước còn hạn chế, điều quan trọng là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh trong quá trình phục hồi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản”.

Nhận diện những thách thức mục tiêu tăng trưởng 6,5% - Ảnh 4

“Về cơ hội của nền kinh tế Việt Nam năm 2023, tôi cho rằng có hai điểm đáng chú ý. Một là, khu vực dịch vụ đã mở cửa toàn diện, đặc biệt là thị trường du lịch, sẽ tiếp tục phục hồi rõ nét và tiếp tục đóng vai đầu tàu trong các ngành, đóng góp lớn cho răng trưởng. Hai là đầu tư công. Với quyết tâm của Chính phủ, nhiều đoàn công tác đã được thành lập để tháo gỡ khó khăn, đầu tư công sẽ là động lực hỗ trợ tăng trưởng.

Tuy nhiên, Việt Nam đang đối diện với những thách thức từ kinh tế thế giới, từ “bộ ba bất khả thi” không thể đồng hành cùng nhau, hay thách thức từ hệ thống tài chính tiền tệ, bất ổn từ thị trường bất động sản. Rõ ràng, trong năm 2023 hầu hết dự báo đều giảm so với năm ngoái, thậm chí có thể giảm sâu hơn nếu căn cứ theo diễn biến của quý 1, khó đạt được con số tăng trưởng GDP 6,5% như kỳ vọng.

Về ngắn hạn, Việt Nam cần ưu tiên sử dụng chính sách tài khoá, đẩy mạnh các gói hỗ trợ, còn điều hành chính sách tiền tệ có lẽ phải giải quyết “bộ ba bất khả thi”.

Về dài hạn, việc đổi mới thể chế kinh tế sẽ giúp nền tảng kinh tế vững chắc hơn và giảm thiểu rủi ro trong tương lai, chống chịu được những cú sốc sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Đấy là điều căn cơ nhất. Theo đó, tiếp tục xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, phải tạo môi trường bình đẳng, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, các khu vực, các thành phần nền kinh tế, để khu vực tư nhân phát triển, không phụ thuộc quá lớn vào khu vực FDI.

Vấn đề của doanh nghiệp tư nhân hiện nay về cơ bản về chi phí, đặc biệt trong bối cảnh nhiều bất ổn, rủi ro thì nền tảng phải là yếu tố quan trọng nhất, chứ không phải những phản ứng mang tính đối phó. Bên cạnh việc phải linh hoạt ban hành những chính sách đối phó, xử lý tình hình ngắn hạn không thể để cải cách thể chế chững lại”.

Nhận diện những thách thức mục tiêu tăng trưởng 6,5% - Ảnh 5

“Thị trường bất động sản đang đối mặt những vấn đề lớn. Cụ thể, vướng mắc pháp lý gây ách tắc thị trường và đây là nút thắt lớn hiện nay. Về thủ tục hành chính, trên lý thuyết, mỗi dự án mất 1,5-2 năm để làm thủ tục về nhưng trên thực tế, có thể mất từ 4 - 10 năm, làm nguồn cung bất động sản bị thắt lại. Đặc biệt, thời gian qua, hoạt động thanh kiểm tra liên tục ảnh hưởng đến tâm lý các địa phương khi phê duyệt các dự án.

Về thanh khoản, thị trường bất động sản trước đại dịch Covid-19 đang trên đường cao tốc nhưng sau đó bị đạp phanh gấp, khiến dòng tiền bị chặn lại, tâm lý thị trường ảnh hưởng, đẩy doanh nghiệp, thị trường bất động sản vào tình trạng thiếu dòng tiền. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà phát triển bất động sản mà còn các khâu trong chuỗi giá trị, gồm cả ngành xây dựng, vật liệu xây dựng...

Một vấn đề nữa của thị trường bất động sản, đó là quy hoạch. Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 mới được công bố nhưng chỉ là căn cứ để triển khai các quy hoạch không gian hay quy hoạch ngành, địa phương. Riêng ngành du lịch, hầu hết các tỉnh đều phát triển du lịch nhưng chưa có quy hoạch bài bản, kỹ càng, trong đó quy định rõ về phân kỳ đầu tư, vẫn xảy ra tình trạng mỗi tỉnh “mạnh ai nấy làm”, đặc biệt hiện vẫn chưa có quy hoạch về cơ sở lưu trú.

Bất động sản du lịch được bùng nổ từ năm 2014-2015 đến nay đã khoảng 8-9 năm nhưng lệch pha rất lớn. Hiện có hàng trăm dự án với quy mô tài sản đầu tư ba sản phẩm chủ lực gồm căn hộ lưu trú, biệt thự lưu trú và nhà phố thương mại tại 15 tỉnh, được quy đổi giá trị khoảng 40 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện thể chế vẫn chưa theo kịp, việc cấp sổ, tách sổ cho condotel (sự kết hợp giữa mô hình căn hộ chung cư và phòng khách sạn) luôn gặp vướng mắc. Tôi mong rằng nút thắt pháp lý của condotel sẽ sớm được tháo gỡ, đặc biệt từ dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản. Từ đó, thị trường bất động sản du lịch sẽ góp thêm công sức phát triển ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch.

Cùng với đó, nếu không thay đổi thể chế và tạo điều kiện thuận lợi hơn về pháp lý để phát triển nhà ở xã hội, từ đó, huy động doanh nghiệp lớn cả nước cùng tham gia, với các tiêu chí dễ dàng hơn để người dân dễ tiếp cận thì “giấc mơ” 1 triệu căn nhà xã hội rất khó được hiện thực hoá”.

Nhận diện những thách thức mục tiêu tăng trưởng 6,5% - Ảnh 6

VnEconomy 25/04/2023 06:00

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 17-2023 phát hành ngày 24-04-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Nhận diện những thách thức mục tiêu tăng trưởng 6,5% - Ảnh 7
Tuyết Nhi
https://vneconomy.vn/nhan-dien-nhung-thach-thuc-muc-tieu-tang-truong-6-5.htm
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vàng lại tăng nóng, thách thức quản lý thị trường

Vàng lại tăng nóng, thách thức quản lý thị trường

Tuần qua, giá vàng miếng SJC lên mức cao nhất từ trước đến nay 85,8 triệu đồng. Bình quân 4 tháng đầu năm, giá vàng trong nước tăng 20,75%. Quản lý thị trường vàng càng thêm thách thức trong bối cảnh vàng và tỷ giá cùng nóng.
Tài chính xanh: Việt Nam "đi trước về sau"

Tài chính xanh: Việt Nam "đi trước về sau"

“Sau khi tổng kết giai đoạn 2010 – 2020 về thực hiện chiến lược xanh quốc gia, về cơ bản, Việt Nam mới chỉ làm được 1/4 kế hoạch đề ra. Những gì chúng ta đã làm được chủ yếu chỉ là xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách, còn phần thực thi thì hầu như không có gì”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết.
Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu NHNN thanh tra, kiểm tra thị trường vàng, hoạt động của DN kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý vàng miếng. Bộ Công an ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo.
Xăng RON95-III trở lại mốc gần 25.000 đồng/lít

Xăng RON95-III trở lại mốc gần 25.000 đồng/lít

Phiên điều hành giá xăng, dầu chiều 2-5 ghi nhận mức tăng giảm trái chiều giữa các mặt hàng khác nhau. Trong đó, xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít.
Tháo điểm nghẽn để TP.HCM đón “đại bàng”

Tháo điểm nghẽn để TP.HCM đón “đại bàng”

Về TP.HCM vào dịp giữa tháng 3 đến đầu tháng 4, vừa tranh thủ thăm gia đình, vừa là đi công tác, tôi nhận thấy có những thay đổi đáng kể so với 6 tháng trước đó, song vẫn còn nhiều điểm nghẽn.
Tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may chưa ổn định, đơn hàng đã trở lại nhưng giá còn thấp

Tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may chưa ổn định, đơn hàng đã trở lại nhưng giá còn thấp

Theo các doanh nghiệp dệt may, nhiều đơn hàng đã trở lại ngay trong những tháng đầu năm 2024 tuy nhiên mới chỉ hồi phục về lượng, chưa có hồi phục về giá.

Các tin khác

Thủ tướng khảo sát thực tế, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Thủ tướng khảo sát thực tế, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Trưa 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn.
Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm vào ngày nghỉ lễ

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm vào ngày nghỉ lễ

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
Một số nội dung của Luật Đất đai còn chưa rõ ràng

Một số nội dung của Luật Đất đai còn chưa rõ ràng

Tại hội thảo "Góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai và dự thảo Nghị định quy định về giá đất" do VCCI phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức mới đây, nhiều đại biểu phản ánh một số nội dung của Luật Đất đai còn chưa rõ ràng, chưa đầy đủ...
Vì sao doanh nghiệp còn e ngại, chưa mạnh dạn "xuống tiền" mở rộng sản xuất?

Vì sao doanh nghiệp còn e ngại, chưa mạnh dạn "xuống tiền" mở rộng sản xuất?

Đơn hàng trở lại, thị trường tiêu thụ dần phục hồi nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết hiện không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí ít nhất trong 5 năm tới. Điều này cho thấy hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân chưa xuống tiền do còn băn khoăn lo lắng, lưỡng lự hoặc thận trọng.
Khuyến cáo người dân không mua bán ngoại tệ tự do

Khuyến cáo người dân không mua bán ngoại tệ tự do

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM khuyến cáo người dân mua bán ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng, không mua bán ngoại tệ tự do, trái với quy định pháp luật và tiềm ẩn nhiều rủi ro…
Sửa điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Sửa điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị định 45/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đề xuất quy định việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ

Đề xuất quy định việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ

NHNN đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
"Trong sâu thẳm con tim, tình yêu với các em và với con cái của thầy là một"

"Trong sâu thẳm con tim, tình yêu với các em và với con cái của thầy là một"

Đó là lời bày tỏ đầy cảm xúc trong bức thư gửi các em sinh viên của GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Thủ tướng: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Thủ tướng: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Đề nghị sửa đổi nhiều quy định trong Luật Thuế VAT

Đề nghị sửa đổi nhiều quy định trong Luật Thuế VAT

Chiều 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) (sửa đổi).
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khẩn trương trình ban hành chính sách mua bán điện trực tiếp; không để người dân, DN lo lắng về điện

Khẩn trương trình ban hành chính sách mua bán điện trực tiếp; không để người dân, DN lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn; không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện.
Đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp

Đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp

Trường tiểu học có quy mô tối thiểu 10 lớp và tối đa 40 lớp. Đối với trường tại các xã thuộc vùng khó khăn có quy mô tối thiểu 05 lớp.
Thủ tướng chỉ thị các giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng chỉ thị các giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Cấp sổ đỏ cho đất lấn biển

Cấp sổ đỏ cho đất lấn biển

Nghị định 42 của Chính phủ về hoạt động lấn biển mới ban hành mở ra dư địa lớn về quỹ đất đầu tư đô thị, cũng như niềm hy vọng của nhiều chủ đầu tư dự án.
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính hoàn thiện Luật Thuế giá trị gia tăng, thêm 12 loại hàng chịu thuế

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính hoàn thiện Luật Thuế giá trị gia tăng, thêm 12 loại hàng chịu thuế

Chính phủ vừa có chỉ đạo Bộ Tài chính hoàn thiện lại Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trình Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp sắp tới. Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát lại các đối tượng không chịu thuế và quy định mức doanh thu không chịu thuế của hộ, cá nhân kinh doanh...
Cần "biệt đãi" để rộng đường phát triển điện mặt trời mái nhà

Cần "biệt đãi" để rộng đường phát triển điện mặt trời mái nhà

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà lưu ý Bộ Công Thương cần có cơ chế khuyến khích đối với điện mặt trời mái nhà, trong đó có hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, lưới truyền tải và bảo vệ lợi ích lâu dài của nhà đầu tư.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất quy định hoạt động đại lý thanh toán

Ngân hàng Nhà nước đề xuất quy định hoạt động đại lý thanh toán

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Thông tư quy định hoạt động đại lý thanh toán, trong đó nêu rõ các nội dung hoạt động đại lý thanh toán.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động