Nghiên cứu của Đại học Yale: Tắm lâu có thể là biểu hiện của sự cô đơn
Viện Nghiên cứu pháp luật về môi trường: Kết nối khoa học hướng đến thực tiễn Một doanh nghiệp xin xây nhà cao tầng để nuôi heo ở Thanh Hóa |
Tắm nước nóng trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của sự cô đơn
Mới đây, theo một nghiên cứu của khoa Tâm lý học thuộc Đại học Yale cho rằng những người thường xuyên tắm vòi hoa sen hoặc tắm nước ấm trong thời gian dài có xu hướng cô đơn hơn những người dành ít thời gian hơn cho việc tắm và thích nước mát hơn.
Nhà Tâm lý học, Tiến sĩ, Nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, John Bargh cho biết: "Một người càng có cảm giác cô đơn sẽ càng thích đi tắm nhiều hơn, nhất là nước càng ấm thì họ ngâm mình trong nước càng lâu."
Nghiên cứu tiết lộ rằng hơi ấm từ nước trong bồn tắm hoặc từ vòi hoa sen có thể đóng vai trò như một vật thay thế cho bạn bè bên cạnh chúng ta. Nó tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái và thực sự có khả năng xua tan cảm giác bị cô lập trong xã hội hoặc bị đối xử lạnh lùng từ phía mọi người trong cuộc sống của họ.
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm với 51 sinh viên của một trường đại học và họ được yêu cầu hoàn thành các cuộc khảo sát về những thói quen trong lối sống và mức độ cô đơn của mình với ba câu hỏi:
- Bạn tắm bao lâu một lần?
- Bạn sử dụng nước ở nhiệt độ nào?
- Bạn dành bao nhiêu thời gian trong bồn tắm?
Tất cả các câu hỏi trên đều được tính theo thang điểm, cộng với các câu hỏi khác về thói quen sinh hoạt để người tham gia trả lời.
Trong quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu tiết lộ phần lớn phản hồi của những sinh viên chưa tốt nghiệp cho biết họ thường xuyên nán lại lâu hơn khi tắm dưới vòi hoa sen hoặc bồn tắm và có xu hướng thích nhiệt độ ấm vừa hơn.
Và hiệu quả là rất lớn: Mức độ mà các sinh viên cảm thấy cô đơn chiếm gần 25% sự khác biệt về tần suất tắm của họ.
Do nghiên cứu đầu tiên này chủ yếu xem xét những người trưởng thành ở độ tuổi đại học, nên các nhà nghiên cứu muốn xem liệu họ có tìm thấy kết quả tương tự ở nhóm người lớn tuổi bên ngoài trường đại học hay không.
Vì vậy, họ lặp lại các cuộc khảo sát tương tự ở 41 người đàn ông và phụ nữ với các độ tuổi dao động từ 19 đến 65. Và kết quả nhận được cũng tương tự như vậy.
Các nhà khoa học suy đoán rằng sự ấm áp về thể chất, chẳng hạn như tắm vòi hoa sen hoặc bồn tắm, là một hình thức tự trị liệu để phục hồi sự ấm áp xã hội khi chúng ta cảm thấy bị cô lập.
Họ coi sự cô đơn là một dạng nỗi áp lực chung nên việc đi tắm có thể giảm bớt phần nào bằng cách áp dụng hơi ấm từ nước nóng.
Mối liên kết giữa việc đi tắm và sự cô đơn
Theo Psychology Today, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cách mà người ta phản ứng với sự cô đơn, và mỗi người đều có một cách thức khác nhau.
Đôi khi, sự cô đơn ở một người có thể biểu hiện rất rõ ràng qua các hành động như thường xuyên thở dài nhìn vào xa xăm, hay nghe những bản nhạc thất tình trầm buồn và những thứ tương tự như vậy. Ngược lại, có những người khó thể hiện mọi thứ một cách rõ ràng như thế qua các biểu hiện bên ngoài.
Đặc biệt, một trong những dấu hiệu chính biểu hiện sự cô đơn không phải ở cảm giác không có bạn bè hay người thân xung quanh.
Có một số người vẫn cảm thấy cô đơn ngay cả khi họ có nhiều mối quan hệ xã hội và bạn bè, và thậm chí chính họ cũng không nhận ra bản thân mình đang thấy cô đơn.
"Sự buồn rầu bắt nguồn từ sự khác biệt giữa mối quan hệ xã hội lý tưởng và mối quan hệ thực tế mà một người có được. Hay đó còn gọi là sự thất vọng.
Khi bạn cảm thấy không có sự liên kết với những mối quan hệ xung quanh hay không cảm thấy hạnh phúc dù cuộc sống vẫn đủ đầy thì việc đi tắm chính là một trong những liệu pháp tinh thần hữu hiệu nhất để bạn có thể vượt qua được", nhà tâm lý học John Bargh cho hay.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện ra một sự thật thú vị rằng cảm giác nóng hoặc lạnh về mặt vật lý có thể gây nên cảm xúc ấm áp hoặc lạnh lẽo và ngược lại.
Nói đơn giản hơn, nếu bạn muốn biến bữa tối cùng một người mới quen trở nên ấm cúng và đỡ ngại ngùng, hãy mặc một chiếc áo len thật ấm hay những việc đơn giản hơn như cầm một cốc nước ấm thôi cũng có thể khiến bạn trở nên thoải mái và hòa nhã với người khác hơn.
Nguồn: Nghiên cứu của Đại học Yale: Tắm lâu có thể là biểu hiện của sự cô đơn
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Chanh đào ngâm mật ong có tác dụng gì?
Sức khỏe - Làm đẹp 14/10/2024 10:15
Cà phê hay matcha tốt hơn cho sức khỏe?
Sức khỏe - Làm đẹp 13/10/2024 13:54
Có nên đạp xe hàng ngày?
Sức khỏe - Làm đẹp 12/10/2024 12:44
Bác sĩ Đỗ Đào: "Sẵn sàng lan tỏa Smart A” để bảo vệ sức khỏe cho mọi nhà
Sức khỏe 11/10/2024 21:40
2 lý do nên sử dụng chanh đào vào mùa thu
Sức khỏe - Làm đẹp 11/10/2024 11:03
Thực phẩm chua: có lợi hay hại cho sức khỏe?
Sức khỏe - Làm đẹp 10/10/2024 09:36
Các tin khác
Bỏ ngay 5 thói quen xấu trong ăn uống để duy trì sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 09/10/2024 10:29
4 lý do nên uống nước chanh mật ong vào buổi sáng
Sức khỏe - Làm đẹp 08/10/2024 09:00
Lợi ích "vàng" của trái thanh long với sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 07/10/2024 07:00
Công dụng của quả lựu đối với sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 06/10/2024 08:05
Ăn gì để tăng sức đề kháng thời điểm giao mùa?
Sức khỏe 05/10/2024 07:00
Uống hoa đu đủ đực hàng ngày có tốt cho sức khỏe?
Sức khỏe - Làm đẹp 03/10/2024 09:54
Cách tăng cường collagen tự nhiên hàng ngày giúp da khỏe, đẹp
Sức khỏe - Làm đẹp 03/10/2024 06:05
5 thực phẩm “vàng” cực tốt cho sức khỏe người cao tuổi
Sức khỏe 02/10/2024 06:00
Top 9 thực phẩm giàu biotin giúp tóc mọc nhanh và khỏe mạnh
Sức khỏe - Làm đẹp 01/10/2024 16:48
Top 10 loại rau củ mùa thu giúp tăng cường sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 01/10/2024 07:00
Thời tiết giao mùa, nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe?
Sức khỏe - Làm đẹp 30/09/2024 07:00
Ăn lựu nên bỏ hay nuốt hạt?
Sức khỏe - Làm đẹp 29/09/2024 08:00
Lợi ích tuyệt với của trà hoa nhài đối với sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 28/09/2024 09:00
Những lưu ý khi uống nước vào buổi sáng
Sức khỏe - Làm đẹp 27/09/2024 07:00
7 loại rau giàu canxi tốt cho trẻ
Sức khỏe - Làm đẹp 26/09/2024 10:10
Cách tăng sức đề kháng khi thời tiết giao mùa
Sức khỏe - Làm đẹp 25/09/2024 10:07
Uống trà xanh mỗi ngày có tốt không?
Sức khỏe 24/09/2024 07:00
Lợi ích sức khỏe khi ăn 2 bữa mỗi ngày: Bí quyết ăn uống khoa học
Sức khỏe 23/09/2024 06:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00