Nên thay đổi tư duy quản lý, chấp nhận thị trường vàng kỳ hạn
![]() |
Theo các chuyên gia, cần bổ sung các quy định về loại hình vàng kỳ hạn nhằm đa dạng hóa các loại hàng hóa trên thị trường vàng. Ảnh tư liệu |
Ông Ngô Trí Long: Vàng là tài sản quý giá, rất quen thuộc đối với người dân. Nhu cầu vàng của Việt Nam và việc sở hữu vàng của người dân Việt Nam rất cao trong dân số. Bên cạnh đó, hành vi dự trữ vàng của người Việt Nam thường có tính dài hạn.
Tuy nhiên ở góc độ kinh tế, hiện nay vàng không có vai trò quá quan trọng trong các hoạt động của nền kinh tế. Vì thế, dù giá vàng trên thế giới vừa qua có những thời điểm nhảy lên rất cao, tăng giá kỷ lục nhưng không gây ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách tiền tệ, do chúng ta đã thành công trong vấn đề triệt tiêu “vàng hóa” nền kinh tế trong nhiều năm nay.
PV: Theo ông, công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng hiện nay đã hợp lý chưa?
Ông Ngô Trí Long: Ở nước ta, từ năm 2012 đến nay, thị trường vàng trong nước được quản lý bằng Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, thay thế Nghị định 64/NĐ-CP sửa đổi bỏ sung Nghị định 174/1999/NĐ-CP.
Sau khi có Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không cho phép các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng nhập khẩu vàng theo giấy phép như trước đây. Việc này đã góp phần bình ổn tỷ giá và hạn chế việc sản xuất vàng miếng thông qua nhập khẩu vàng để bán cho nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng miếng của người dân như trước đây.
NHNN cũng không cho phép các ngân hàng thương mại huy động, cho vay vàng, sử dụng vàng làm tài sản có và đưa vào bảng cân đối tài sản. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng cũng đã thực hiện tốt các quy định của nhà nước về kinh doanh mua bán vàng miếng và đã tập trung phát triển sản xuất vàng trang sức - mỹ nghệ theo định hướng của NHNN.
Nhờ kiên định với mục tiêu chống “đô la hóa, vàng hóa” nền kinh tế, giá vàng không ảnh hưởng đến giá các loại hàng hóa khác, không ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại tệ, tạo điều kiện cho sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên đã qua nhiều năm thực hiện, một số quy định của Nghị định 24 đã bộc lộ những bất cập, không còn phù hợp và cần phải thay đổi.
PV: Những bất cập cụ thể đó là gì thưa ông?
![]() |
PGS.TS. Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả |
Ông Ngô Trí Long: Từ góc độ nhà nước, Việt Nam đang quản lý thị trường vàng theo kiểu “một mình một chợ”, thiếu hội nhập và liên thông với thế giới. Chính sách đóng cửa khiến chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới rất cao, đặc biệt là vàng miếng SJC. Trong điều kiện hội nhập, thị trường mở cửa, nhà nước không thể mãi thi hành chính sách đóng cửa với hàng hóa này.
Ở góc độ kinh doanh, các doanh nghiệp không bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng miếng. Doanh nghiệp, tổ chức không có những công cụ bảo hiểm rủi ro trong đầu tư và sản xuất - kinh doanh. Một số doanh nghiệp vàng trang sức không vay được vốn ngân hàng, không có nguyên liệu sản xuất. Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp vàng trong nước sụt giảm trong khi hàng trang sức từ nước ngoài mẫu mã đẹp, giá rẻ hơn dẫn đến các doanh nghiệp trong nước tụt hậu với thế giới, khó có thể cạnh tranh được và bắt buộc phải trở thành đại lý của các doanh nghiệp vàng nước ngoài.
PV: Vậy giải pháp cho thị trường vàng hiện nay là gì thưa ông?
Ông Ngô Trí Long: Chúng ta cần mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý thị trường vàng, trước hết cần quán triệt các nguyên tắc quản lý thị trường vàng trong nền kinh tế thị trường. Việc khuyến khích thị trường vàng trang sức - mỹ nghệ như một ngành sản xuất hàng hóa, có cạnh tranh lành mạnh được xem là yếu tố cần thiết.
NHNN chỉ thực hiện chức năng quản lý và hoạch định chính sách, chỉ điều tiết dự trữ ngoại hối bằng vàng theo Pháp lệnh ngoại hối, Luật NHNN, Luật Các tổ chức tín dụng. NHNN không nên tham gia sản xuất kinh doanh hoặc điều tiết thị trường bằng các biện pháp hành chính, không trực tiếp can dự việc kinh doanh của các doanh nghiệp.
Theo đó, NHNN nên “trả” vàng về cho thị trường, tức là để cho thị trường - các công ty kinh doanh vàng tự xuất và tự nhập, còn NHNN chỉ làm nhiệm vụ giám sát.
Một điểm nửa là chúng ta phải dần chuyển đổi từ thị trường vàng vật chất sang thị trường vàng kỳ hạn, giao dịch thông qua hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn. Việc này tạo cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thêm nhiều công cụ bảo hiểm rủi ro và hội nhập, tiếp cận được những sản phẩm tài chính thông dụng trên thị trường quốc tế.
Theo đó, chúng ta cần bổ sung các quy định về loại hình vàng kỳ hạn nhằm đa dạng hóa các loại hàng hóa trên thị trường vàng. Các sản phẩm lưu hành trên thị trường vàng cần được phát triển từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với trình độ phát triển của thị trường và kiến thức của nhà đầu tư.
PV: Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Nên thay đổi tư duy quản lý, chấp nhận thị trường vàng kỳ hạn
Tin liên quan
Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 17/4 17/04/2025 16:01
Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh 10/04/2025 21:07
Xăng đồng loạt tăng gần 500 đồng/lít trong chiều 3/4 03/04/2025 16:35
Cùng chuyên mục

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức
Góc nhìn chuyên gia 15/04/2025 11:00

Phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, thủy điện và tuabin khí
Góc nhìn chuyên gia 13/04/2025 08:00

Chỉnh trang, phát triển đô thị để hướng tới một Hà Nội hiện đại, bền vững
Góc nhìn chuyên gia 05/04/2025 10:00

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: "Cơ hội để các DN mở rộng thị trường"
Góc nhìn chuyên gia 03/04/2025 15:53

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?
Góc nhìn chuyên gia 09/03/2025 10:00

Bài học về xây dựng chiến lược bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho doanh nghiệp Việt
Góc nhìn chuyên gia 09/03/2025 06:00
Các tin khác

Việc mua, bán điện với nước ngoài phải được phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện
Góc nhìn chuyên gia 20/02/2025 15:18

Kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh
Góc nhìn chuyên gia 11/02/2025 10:00

Giảm tiền thuê đất 30% sẽ giúp DN phục hồi, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Góc nhìn chuyên gia 10/02/2025 09:00

PGS. TS Ngô Trí Long chỉ ra những yếu tố có thể tạo áp lực lên lạm phát tại Việt Nam trong năm 2025
Góc nhìn chuyên gia 09/02/2025 08:00

Ngày vía Thần Tài: Nên mua loại vàng nào?
Góc nhìn chuyên gia 04/02/2025 16:00

Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân
Góc nhìn chuyên gia 20/01/2025 11:00

Đâu là kênh đầu tư tiềm năng năm 2025?
Góc nhìn chuyên gia 04/01/2025 18:00

Thế giới năm 2024: Những điểm sáng giữa muôn vàn sóng gió
Góc nhìn chuyên gia 03/01/2025 10:00

Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á
Góc nhìn chuyên gia 29/12/2024 16:33

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Năm 2025, giá trị đồng USD sẽ tác động đến chính sách tiền tệ trong nước
Góc nhìn chuyên gia 23/12/2024 14:58

Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn
Góc nhìn chuyên gia 18/12/2024 10:24

Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 16:00

Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 14:30

Doanh nghiệp và bài toán khí thải: Làm sao để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường?
Góc nhìn chuyên gia 15/12/2024 08:35

Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ
Góc nhìn chuyên gia 14/12/2024 09:00

Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
Góc nhìn chuyên gia 05/12/2024 13:00

Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 04/12/2024 12:00

Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài
Góc nhìn chuyên gia 30/11/2024 16:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58