Một số vấn đề về ngân hàng chính sách theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024

Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua (sau đây gọi là Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024), ngân hàng chính sách là loại hình ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Một số vấn đề về ngân hàng chính sách theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024

Ngày 18/1/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng, thay thế Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14, trong đó có một chương riêng (Chương II) với 11 điều (từ Điều 16 đến Điều 26) quy định về ngân hàng chính sách.

Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng vừa được Quốc hội thông qua (sau đây gọi là Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024), ngân hàng chính sách là loại hình ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Khác với Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, trong đó giao Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 đã quy định khá nhiều nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của loại hình ngân hàng này.

Theo đó, ngân hàng chính sách là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước tại ngân hàng chính sách, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Chính phủ. Việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước đối với nhà nước chính sách do Chính phủ thống nhất quản lý.

Về cơ cấu tổ chức quản lý, ngân hàng chính sách có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và cơ cấu quản trị khác theo quy định của Chính phủ, trong đó Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc ngân hàng chính sách do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Ngân hàng chính sách cũng được thành lập chi nhánh, sở giao dịch, phòng giao dịch và đơn vị trực thuộc khác theo quy định của pháp luật.

Về nguồn lực, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 quy định ngân hàng chính sách được ngân sách nhà nước cấp vốn điều lệ, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, được cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 cũng cho phép ngân hàng chính sách không phải thực hiện dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Về hoạt động, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 giao Chính phủ quy định nội dung hoạt động của ngân hàng chính sách. Tuy nhiên, tại Luật này, ngân hàng chính sách được yêu cầu thực hiện một số công việc bắt buộc tương tự như các tổ chức tín dụng khác, như: phải thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ, thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 cũng cho phép ngân hàng chính sách được áp dụng quy định của Luật này để xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của ngân hàng chính sách.

Bên cạnh các nội dung được quy định cụ thể như trên, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 cũng giao Chính phủ quy định về nội dung hoạt động của ngân hàng chính sách và một số nội dung khác được Luật đề cập nhưng chưa quy định cụ thể, như: nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc; cơ cấu, số lượng, thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc; cơ chế tài chính, tiền lương, tổ chức lại, giải thể, kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng chính sách…

Như vậy, có thể thấy, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 đã có khá nhiều điều khoản quy định cụ thể về các vấn đề cơ bản của ngân hàng chính sách. Đây là một sự thay đổi rất lớn về khung khổ pháp lý nếu so với Luật Các tổ chức tín dụng được ban hành trước đây, trong đó chỉ có 01 điều gồm 03 khoản quy định về loại hình ngân hàng này. Đáng nói là, những quy định được áp dụng ổn định và được kiểm nghiệm thực tiễn tại các văn bản dưới luật có liên quan của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (mục tiêu hoạt động, chủ sở hữu, cơ cấu tổ chức quản lý, đảm bảo khả năng thanh toán…) đã được nghiên cứu luật hoá nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định về ngân hàng chính sách. Điều này cũng phù hợp với đề xuất của các ngân hàng chính sách xã hội trong thời gian qua cũng như yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 23, diễn ra vào tháng 5/2023.

Bên cạnh việc luật hoá một số quy định tại các Nghị định của Chính phủ hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam như trên, quy định về ngân hàng chính sách tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 cũng có một số điều chỉnh quan trọng so với các quy định hiện hành. Trong đó, đáng chú ý, cùng với việc cho phép ngân hàng chính sách được áp dụng quy định của Luật này để xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của ngân hàng chính sách - như đã đề cập ở trên,

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 còn quy định Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước tại ngân hàng chính sách, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Chính phủ. Đây có thể coi là một bước thay đổi lớn nếu so với điều lệ tổ chức và hoạt động hiện hành của các ngân hàng chính sách mà theo đó, tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ hoặc ủy quyền cho Bộ Tài chính, còn tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì chưa có cơ quan nào được giao thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu. Những thay đổi quan trọng này được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho các hoạt động nghiệp vụ cũng như nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính sách.

Tuy nhiên, để những quy định nói trên sớm phát huy được tác dụng thực tế, trước mắt, các ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam) cần phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, đặc biệt là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khẩn trương xây dựng các văn bản dưới luật quy định về nội dung hoạt động cũng như các nội dung khác có liên quan đến ngân hàng chính sách để trình Chính phủ xem xét ban hành, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động của ngân hàng chính sách, một loại hình ngân hàng rất đặc thù nhưng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay./.

Tài liệu tham khảo:

  1. Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16/6/2010
  2. Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18/01/2024
  3. Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
  4. Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
  5. Thông báo số 2287/TB-TTKQH ngày 16/5/2023 của Văn phòng Quốc hội về Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 23, tháng 5/2023

Nguồn: Một số vấn đề về ngân hàng chính sách theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024

N.C.H
thitruongtaichinhtiente.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?

Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?

Trong cuộc trao đổi với PV Tạp chí Tự động hoá Ngày nay, PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội - ĐHQGHN) đã chia sẻ về những thách thức và rào cản trong việc kết nối giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam về hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và thương mại hoá các sản phẩm khoa học công nghệ.
Petrovietnam liên tục thiết lập những kỷ lục trong sản xuất kinh doanh

Petrovietnam liên tục thiết lập những kỷ lục trong sản xuất kinh doanh

Từ năm 2020 trở lại đây, việc triển khai hiệu quả, đồng bộ giải pháp “quản trị biến động” đã giúp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vượt khó ngoạn mục, liên tục thiết lập nhiều kỷ lục trong sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo đà “vươn tới đỉnh cao mới”.
Nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn

Nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn

TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), khẳng định dù mục tiêu tăng trưởng 2024 trong tầm tay nhưng nền kinh tế Việt Nam còn đối diện với nhiều khó khăn và thách thức.
Mua – bán khó khăn: Vàng đang ở đâu?

Mua – bán khó khăn: Vàng đang ở đâu?

Thời gian qua, người dân liên tục phản ánh khó khăn trong việc mua, bán vàng nhẫn lẫn vàng miếng SJC. Vàng đang ở đâu và làm gì để giao dịch vàng trở lại bình thường là những câu hỏi đang được đặt ra.
Nhà báo Nguyễn Đăng Khang được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết

Nhà báo Nguyễn Đăng Khang được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết

Sáng 25/10, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Đăng Khang làm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết.
Vinamilk lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh qua siêu nhà máy sữa và trang trại Green Farm

Vinamilk lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh qua siêu nhà máy sữa và trang trại Green Farm

Vừa qua, nhiều bạn học sinh cấp 1 và cấp 2 đã có cơ hội tham quan trang trại Vinamilk Green Farm (ở Tây Ninh) và Nhà máy sữa Việt Nam - siêu nhà máy lớn nhất của Vinamilk (ở Bình Dương). Đây là một hoạt động dành cho các tài năng nhí về lập trình robot đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Các tin khác

Đại tá Hà Văn Bắc giữ chức Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp

Đại tá Hà Văn Bắc giữ chức Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp

Ngày 25/10, Công an tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về điều động, bổ nhiệm Đại tá Hà Văn Bắc - Trưởng phòng Cục A05 làm Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp.
Tìm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Tìm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Sáng ngày 24/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức Hội thảo "Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero".
Temu vào Việt Nam: Thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử?

Temu vào Việt Nam: Thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử?

Việc Temu vào Việt Nam được đánh giá sẽ mang lại những thay đổi đáng kể cho bức tranh thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam.
Khẩn trương gia hạn sử dụng đất, nếu không có thể bị thu hồi

Khẩn trương gia hạn sử dụng đất, nếu không có thể bị thu hồi

Để triển khai Luật Đất đai năm 2024, Hà Nội đề nghị người dân khẩn trương làm thủ tục gia hạn sử dụng đất. Trường hợp không được gia hạn sử dụng đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thu hồi đất.
Doanh nghiệp cảng biển vướng nhiều khó khăn bế tắc

Doanh nghiệp cảng biển vướng nhiều khó khăn bế tắc

Các doanh nghiệp cảng biển đang phải đối mặt với vấn đề nạo vét, hàng tồn kho chưa có phương án giải quyết.
Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài: Mở room cho dầu khí

Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài: Mở room cho dầu khí

Hạn mức chuyển ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ đầu tư dự án dầu khí đã được rộng mở so với quy định tại Nghị định 31/2021 của Chính phủ.
Nâng cao năng lực tham mưu cho cán bộ tuyên giáo cấp huyện trong giai đoạn hiện nay

Nâng cao năng lực tham mưu cho cán bộ tuyên giáo cấp huyện trong giai đoạn hiện nay

Trong bối cảnh, tình hình trong nước, khu vực và thế giới có cả thuận lợi, thời cơ cũng như khó khăn, thách thức đan xen, Đảng ta phải đồng thời giải quyết thành công nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề và vô cùng phức tạp. Trước bối cảnh đó, đặt ra nhiều yêu cầu đối với các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng.
Giá vàng thế giới và trong nước tăng mạnh

Giá vàng thế giới và trong nước tăng mạnh

Hôm nay (17/10), giá vàng thế giới và giá vàng trong nước đều theo xu hướng đi lên, trong đó giá vàng nhẫn tiếp tục chinh phục kỷ lục mới.
Tăng thuế VAT:  DN lo khó bán hàng, chuyên gia nói "vẫn còn thấp"

Tăng thuế VAT: DN lo khó bán hàng, chuyên gia nói "vẫn còn thấp"

Trước đề nghị tăng thuế VAT 10% lên 12%, đa phần các doanh nghiệp đều lo ngại tình trạng khó bán hàng, kinh doanh sẽ tiếp tục ế ẩm. Trong khi đó, có ý kiến cho rằng thuế VAT của Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp, lẽ ra phải tăng thuế từ lâu.
Hai kịch bản tăng trưởng GDP 2024: Tự tin "tất cả đều vượt mục tiêu"

Hai kịch bản tăng trưởng GDP 2024: Tự tin "tất cả đều vượt mục tiêu"

Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, Viện trưởng Viện VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 sẽ theo hai kịch bản dự kiến đạt 6,84% hoặc 7%. Đáng nói cả hai kịch bản này đề vượt mục tiêu.
Nâng tầm công tác lý luận gắn với nghiên cứu khoa học, xây dựng tòa soạn hội tụ đồng hành cùng thanh niên tiến bước vào kỷ nguyên mới

Nâng tầm công tác lý luận gắn với nghiên cứu khoa học, xây dựng tòa soạn hội tụ đồng hành cùng thanh niên tiến bước vào kỷ nguyên mới

Được thành lập ngày 15/10/1962, với tên gọi là “Nội san công tác Đoàn”, Trải qua 62 năm xây dựng và phát triển Tạp chí Thanh niên luôn nỗ lực cải tiến, đổi mới, sáng tạo, không ngừng tự làm mới mình, đảm bảo sức hấp dẫn tự thân; kiên trì thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chương trình hành động của tổ chức Đoàn; ngày càng nâng chất tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về công tác thanh niên, gắn công tác lý luận nghiệp vụ với nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao trong xu hướng báo chí hiện đại, xứng đáng là cơ quan lý luận, nghiệp vụ của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Mở lối cho du lịch

Mở lối cho du lịch

Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang bùng nổ, có một thực tế không thể phủ nhận rằng nếu không có những doanh nghiệp dám đi trước, những người tiên phong trong việc khai thác tiềm năng du lịch, sẽ không có những điểm đến nổi tiếng mà chúng ta biết đến ngày hôm nay.
VNF cuối tuần: Để rộng đường phát triển cho kinh tế tư nhân

VNF cuối tuần: Để rộng đường phát triển cho kinh tế tư nhân

Cách đây 20 năm, cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định công nhận ngày 13/10 hàng năm là Ngày doanh nhân Việt Nam, dựa trên sáng kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc, theo đề nghị của Báo Doanh nhân Sài Gòn và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
Kinh tế tư nhân và nỗ lực hoàn thiện thể chế

Kinh tế tư nhân và nỗ lực hoàn thiện thể chế

Kinh tế tư nhân có bước phát triển về số lượng, tính trung bình trong hàng chục năm qua mỗi năm có trên 100 nghìn doanh nghiệp được thành lập, số vốn đăng ký hằng năm đạt trên 100 nghìn tỷ đồng. Đến nay chúng ta có gần 900 nghìn doanh nghiệp và khoảng hơn 5 triệu hộ kinh doanh.
Giá xăng tăng cao nhất gần 1.300 đồng/lít, RON95 vượt 21.000 đồng

Giá xăng tăng cao nhất gần 1.300 đồng/lít, RON95 vượt 21.000 đồng

Từ 15h hôm nay 10/10, giá các sản phẩm xăng dầu bán lẻ đồng loạt tăng, mức tăng mạnh nhất lên đến 1.139 đồng/lít, đối với dầu hỏa.
"Hà Nội - Bản hùng ca phố": Nhớ về ngày Giải phóng Thủ đô

"Hà Nội - Bản hùng ca phố": Nhớ về ngày Giải phóng Thủ đô

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt Hà Nội - Bản hùng ca phố.
Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thách thức và triển vọng trong bối cảnh mới

Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thách thức và triển vọng trong bối cảnh mới

Năm 1986, với tuyên ngôn “phát triển nền kinh tế nhiều thành phần”, thực chất cốt lõi là cho phép kinh tế tư nhân phát triển và chuyển sang kinh tế thị trường (KTTT), công cuộc “Đổi Mới” đã tạo một bước ngoặt lịch sử cho nền kinh tế Việt Nam.
Hội Tự động hóa Việt Nam 30 năm thực hiện sứ mệnh phát triển ngành

Hội Tự động hóa Việt Nam 30 năm thực hiện sứ mệnh phát triển ngành

Ngày 8/10, tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam (VAA) đã long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động