Mở rộng thị phần nội địa cho doanh nghiệp xuất khẩu
Miến dong thương hiệu Tài Hoan là một trong những sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao và là sản phẩm đặc sản tiêu biểu của tỉnh Bắc Kạn. Sau nhiều năm xuất khẩu thành công, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của thị trường khó tính châu Âu thì từ giữa năm nay, miến dong Tài Hoan được quảng bá, xúc tiến mạnh mẽ ở thị trường nội địa.
Đại diện Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn chia sẻ, thúc đẩy xúc tiến đưa miến dong đặc sản của tỉnh vào hệ thống phân phối trong nước cũng là góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm bởi nguồn cung mặt hàng này của Bắc Kạn rất lớn. Đồng thời, giao lưu liên kết và tìm hiểu nhu cầu thị trường nội địa để doanh nghiệp có thể thích ứng nhu cầu của các hệ thống phân phối.
Mặc dù ban đầu còn có nhiều bỡ ngỡ khi tiếp cận do thị trường trong nước có đặc thù khác với xuất khẩu nhưng miến dong Tài Hoan đã được chấp nhận đưa vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op. Theo ông Lê Văn Liêm - Giám đốc khu vực miền Bắc của Saigon Co.op, sản phẩm có mặt trên kệ hàng của các siêu thị Co.op Mart tại Hải Phòng, Hà Nội và chuỗi 40 cửa hàng Co.op Food của hệ thống tại Hà Nội sau khi giải quyết các vấn đề kỹ thuật của hệ thống. Ngoài Saigon Co.op, một số hệ thống phân phối lớn ở trong nước quan tâm và tiếp cận, mở ra cơ hội để với nhà sản xuất sản phẩm OCOP 5 sao đưa hàng hoá của mình vào siêu thị lớn, mở rộng thị phần, gia tăng sản xuất.
Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết thêm, thời gian gần đây, không chỉ có các sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Kạn, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá đặc sản, chất lượng cao của Việt Nam đã quay lại thị trường nội địa và có mong muốn kết nối với các hệ thống phân phối lớn để mở rộng thị phần.
“Các hệ thống phân phối trong nước, bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay các doanh nghiệp trong nước đều tạo cơ hội cho hàng hoá đặc sản chất lượng cao - tinh hoa hàng Việt Nam vào hệ thống bán lẻ. Cơ cấu hàng Việt tại hệ thống phân phối bán lẻ trong nước hiện khoảng 80%, trong đó các mặt hàng thực phẩm chiếm đến gần 90%”, bà Lê Việt Nga cho biết.
Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhấn mạnh: thị trường nội địa của chúng ta có nhiều tiềm năng phát triển với dân số lớn (đạt mốc 100 triệu dân), tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều tạo nên sức mua lớn. Ngay cả trong thời điểm khó khăn do chịu tác động của suy thoái kinh tế hiện nay, nhiều tập đoàn bán lẻ, doanh nghiệp phân phối lớn đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, mở rộng kinh doanh thì không có lý gì lại không có cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá chất lượng cao của Việt Nam mở rộng thị phần.
Chẳng hạn như một số doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản có giá trị gia tăng lớn, từ nhiều năm nay, tiêu dùng trong nước đã trở thành kênh phân phối hàng hoá quan trọng, bên cạnh kênh xuất khẩu. Thậm chí, có những doanh nghiệp, thị phần trong nước chiếm đến 40% doanh thu, góp phần đa dạng kênh phân phối cho doanh nghiệp, không bị phụ thuộc vào xuất khẩu.
Tuy nhiên, cơ hội này không dành cho tất cả doanh nghiệp xuất khẩu. Từ thực tế xúc tiến thương mại, kết nối giao thương cho doanh nghiệp, bà Lê Việt Nga và đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp nhấn mạnh, việc cung ứng hàng hoá cho hệ thống phân phối nội địa có một số khác biệt lớn so với xuất khẩu. Không ít doanh nghiệp xuất khẩu khi thâm nhập thị trường trong nước khá bỡ ngỡ, không biết bắt đầu từ đâu, kết nối cung ứng sản phẩm cho ai…, nhất là với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng theo đơn đặt hàng của đối tác.
Do thói quen tiêu dùng, sở thích mua sắm của người tiêu dùng trong nước có điểm khác biệt, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp thành công là tìm hiểu thị trường. Đây là khâu mất thời gian, tốn kém nhưng không ít doanh nghiệp chủ quan hoặc cho rằng mình đã quá hiểu rồi hoặc cho rằng không cần thiết nên bỏ qua. Tuy nhiên, các hệ thống phân phối nước ngoài làm rất tốt điều này, qua đó điều chỉnh kịp thời sản xuất, sản phẩm, kinh doanh...
Thứ hai là kết nối để nắm bắt các xu hướng tiêu dùng mới, những yếu tố tác động đến thị trường sản phẩm, những chính sách, cam kết của Việt Nam và xu hướng thế giới về bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội. Các doanh nghiệp sản xuất trên cơ sở đó có thể cải tiến quy trình sản xuất, sử dụng bao gói sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu và xu hướng thị trường.
Ngay trong một ngành hàng như thuỷ sản chẳng hạn, khâu kết nối quan trọng bởi vùng nguyên liệu, nhà máy sản xuất thường đặt ở khu vực miền Nam, miền Trung nhưng khi đưa hàng ra miền Bắc - thị trường tiêu thụ lớn thì đã có sự khác biệt về thói quen tiêu dùng, khẩu vị, cách thưởng thức… Nếu có sự điều chỉnh kịp thời, nhất là hàng hoá chế biến thì dễ dàng được khách hàng chấp nhận và ủng hộ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Kinh tế - Tài chính 21/12/2024 12:00
Cần hoàn thiện pháp lý để siết quản lý thực phẩm chức năng
Thị trường 21/12/2024 08:00
Lãi suất khoản cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội giảm về 4,7%/năm
Tài chính 20/12/2024 18:00
Thị trường hàng hóa 20/12: Sắc đỏ quay trở lại chiếm ưu thế trên bảng giá
Thị trường 20/12/2024 17:00
Tín dụng tiến sát mục tiêu tăng trưởng cả năm
Tài chính 20/12/2024 15:00
Sức ép đè nặng lãi suất
Tài chính 20/12/2024 14:00
Các tin khác
Kinh doanh thuận lợi, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức
Kinh tế 20/12/2024 11:23
Nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động
Kinh tế - Tài chính 20/12/2024 10:11
Chủ tịch HĐQT Trần Đình Thanh: HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần tại Nhật Bản
Kinh tế 20/12/2024 10:07
Ngành bán lẻ năm 2025 dưới góc nhìn của cựu CEO Amazon
Thị trường 20/12/2024 08:00
Fed hạ lãi suất lần cuối trong năm 2024, vàng "rơi tự do"
Tài chính 19/12/2024 20:39
Xăng 95 tăng mạnh lên mức 21.004 đồng/lít
Kinh tế - Tài chính 19/12/2024 16:12
Xếp hạng tín nhiệm cho trái phiếu
Chứng khoán 19/12/2024 15:32
Thấy gì từ việc doanh nghiệp bất động sản ồ ạt phát hành trái phiếu dịp cuối năm?
Chứng khoán 19/12/2024 11:00
Giá vàng thế giới giảm mạnh, vàng trong nước tăng giá mua
Kinh tế - Tài chính 19/12/2024 09:22
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường các giải pháp về tín dụng
Chứng khoán 18/12/2024 18:00
Trung Quốc thận trọng kích thích kinh tế, nhà đầu tư ngoại lo ngại
Kinh tế 18/12/2024 15:05
Triển vọng năm 2025: Khả năng sinh lợi không đồng đều giữa các ngân hàng
Tài chính 18/12/2024 12:00
FED sắp tiếp tục giảm lãi suất, nhiều nước rục rịch phản ứng
Tài chính 18/12/2024 10:00
Năm 2025, Bộ GTVT phải giải ngân 87.000 tỷ đồng
Kinh tế - Tài chính 18/12/2024 08:00
Những yếu tố nào sẽ chi phối tỷ giá trong năm 2025?
Chứng khoán 18/12/2024 07:00
Bitcoin nhắm mốc 120.000 USD/BTC
Chứng khoán 18/12/2024 06:23
Giá vàng 'bất động' chờ Fed
Kinh tế - Tài chính 18/12/2024 06:00
PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu
Kinh tế 17/12/2024 15:21
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00