Lai Châu: Vàng San phát triển chăn nuôi

Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, người dân xã Vàng San (huyện Mường Tè) đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Qua đó, góp phần tăng thu nhập, giúp bà con giảm nghèo bền vững.

Với đặc thù xã vùng cao, có bãi chăn thả rộng, nhiều sườn đồi cỏ mọc tự nhiên, nguồn nước dồi dào, phù hợp cho việc chăn nuôi gia súc, gia cầm. Khai thác lợi thế trên, xã tuyên truyền, vận động người dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa nuôi nhốt. Đồng thời, hướng dẫn dân bản cách xây dựng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hệ thống xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường; tổ chức tiêm phòng vắc-xin định kỳ cho đàn vật nuôi, nhất là thời điểm giao mùa, dịch bệnh dễ phát sinh.

Vận động người dân tận dụng khu đất trống để quy hoạch các bãi chăn thả, tăng cường trồng thêm cỏ voi VA06 và các loại cây như: ngô, chuối để làm thức ăn cho vật nuôi. Ngoài tận dụng thức ăn tự nhiên, rơm rạ sau mỗi vụ mùa, bà con còn tìm hiểu thêm các loại thực phẩm ngoài thị trường để tăng cường thêm chất dinh dưỡng cũng như tăng sức đề kháng, thay đổi khẩu phần ăn cho đàn vật nuôi.

Lai Châu: Vàng San phát triển chăn nuôi
Người dân xã Vàng San (huyện Mường Tè) chăm sóc đàn gia súc.

Xã thường xuyên phối hợp với cơ quan chuyên môn huyện mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho người dân; hướng dẫn bà con lựa chọn vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. Chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tạo điều kiện cho bà con vay vốn để phát triển chăn nuôi, hiện tổng dư nợ đạt gần 27 tỷ đồng.

Chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình ông Lù Văn Văn ở bản Vàng San - một trong những hộ chăn nuôi tiêu biểu của xã Vàng San. Ông Văn cho biết: “Trước đây, nguồn thu nhập của gia đình tôi chủ yếu dựa vào trồng trọt nên năng suất thấp, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Với quyết tâm thoát nghèo, tôi tích cực học hỏi kinh nghiệm thông qua các lớp dạy nghề, hộ sản xuất giỏi và vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển chăn nuôi. Ban đầu do ít vốn và chưa có nhiều kinh nghiệm nên gia đình tôi chỉ chăn nuôi với số lượng ít, sau một thời gian, nhận thấy việc chăn nuôi mang lại hiệu quả cao nên đầu tư với quy mô ngày càng lớn. Ngoài ra, gia đình tôi thực hiện chuyển đổi diện tích đất đồi trước đây trồng ngô, sắn mang lại hiệu quả thấp sang trồng mía và vừng, với tổng diện tích gần 1ha, chủ yếu cung cấp cho người dân địa phương. Sau nhiều năm trồng trọt và chăn nuôi, cuộc sống gia đình tôi khá giả hơn, con cái được học hành và có việc làm ổn định”.

Hiện nay, gia đình ông Văn có hơn 50 con trâu, bò, mỗi năm được bán từ 5-6 con, với giá bán trên 20 triệu đồng/con. Ngoài ra, gia đình ông chăm sóc thêm hơn 10 con dê; duy trì nuôi 12 con lợn. Từ chăn nuôi và trồng trọt, mỗi năm gia đình ông Văn có thu nhập hơn 200 triệu đồng.

Ông Lò A Chu - Chủ tịch UBND xã Vàng San cho biết: “Thời gian qua, xã vận động, khuyến khích người dân các bản đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Trong quá trình nuôi, xã thường xuyên cử cán bộ khuyến nông trực tiếp xuống cơ sở vận động, hướng dẫn người dân xây dựng chuồng trại bảo đảm ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Tuyên truyền các hộ chăn nuôi tận dụng tối đa phụ phẩm nông nghiệp, tích cực trồng cỏ voi để đảm bảo nguồn thức ăn cho vật nuôi, đặc biệt vào thời điểm mùa mưa lũ hay khi thời tiết giá rét xảy ra kéo dài thực hiện tốt việc tiêm phòng vắc-xin định kỳ để phòng, chống các loại dịch bệnh, tụ huyết trùng, lở mồm long móng cho trâu, bò, dịch tả lợn châu phi; phun khử trùng tiêu độc cho đàn vật nuôi. Từ đầu năm đến nay, xã tổ chức tiêm phòng 2.650 liều vắc-xin các loại; phun tiêu độc khử trùng, môi trường được 60 lít hóa chất.

Nhờ đó, đàn vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, hiện xã có 6.490 con gia súc, tăng 210 con so với cùng kỳ năm 2022 và trên 14.000 con gia cầm các loại. Ngoài ra, người dân các bản còn tận dụng diện tích mặt nước sông, suối, quỹ đất của gia đình để quy hoạch hơn 11ha mặt nước nuôi nhiều loại cá, tôm, mang lại lợi nhuận cao.

Thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa tập trung. Hỗ trợ người dân về vốn thông qua các chương trình dự án của Nhà nước, ngân hàng. Tăng cường hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo đàn gia súc, gia cầm của người dân tăng cả về số lượng và chất lượng. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

Nguồn: Vàng San phát triển chăn nuôi
Gió Pư
baolaichau.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Chú trọng phát triển giao thông nông thôn

Điện Biên: Chú trọng phát triển giao thông nông thôn

Xác định rõ tầm quan trọng của giao thông nông thôn (GTNT) trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua tỉnh Điện Biên chú trọng huy động, lồng ghép các nguồn vốn xây dựng hệ thống GTNT đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của nhân dân.
Bình Phước: Đấu giá quyền sử dụng 46 lô đất thuộc Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi

Bình Phước: Đấu giá quyền sử dụng 46 lô đất thuộc Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi

Ngày 3/6, Công ty Đấu giá hợp danh Luật Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Chơn Thành sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 46 lô đất (cụm LK-5) thuộc Khu dân cư, đô thị và dịch vụ thương mại Suối Đôi (Khu phố 6, phường Hưng Long, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước).
Yên Bái: Yên Bình phát triển vùng trồng tre măng Bát độ

Yên Bái: Yên Bình phát triển vùng trồng tre măng Bát độ

Không có diện tích "áp đảo" như Trấn Yên song qua 20 năm (bắt đầu từ vùng thượng huyện), huyện Yên Bình đến nay đã và đang phát triển bền vững vùng tre măng Bát độ, tiến tới hình thành vùng nguyên liệu tập trung, đa dạng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, từng bước đáp ứng mục tiêu chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững đồng thời hứa hẹn tiềm năng lớn về bán tín chỉ carbon ra thị trường nước ngoài.
Điên Biên: Mường Nhé hưởng ứng phong trào trồng cây nhân dịp sinh nhật Bác

Điên Biên: Mường Nhé hưởng ứng phong trào trồng cây nhân dịp sinh nhật Bác

Sáng ngày 18/5, huyện Mường Nhé tổ chức Lễ phát động trồng cây “Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025, chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Yên Bái: Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái lan toả phong trào học và làm theo Bác

Yên Bái: Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái lan toả phong trào học và làm theo Bác

Thấm nhuần lời Bác dạy: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền”, những năm qua, Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái đã có nhiều đổi mới, sáng tạo nhằm lan toả phong trào học và làm theo Bác. Qua đó, đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình điển hình tiên tiến học và làm theo Bác một cách thiết thực, hiệu quả, sát thực tế.
Yên Bái: Mù Cang Chải phối hợp khởi công điểm trường mầm non Kể Cả, xã Chế Tạo

Yên Bái: Mù Cang Chải phối hợp khởi công điểm trường mầm non Kể Cả, xã Chế Tạo

Vừa qua, huyện Mù Cang Chải phối hợp với đoàn thiện nguyện Giải bóng đá C.I.A, nhà tài trợ kim cương của Giải, các doanh nghiệp kiến trúc – xây dựng, nội thất Hà Nội, Quỹ Trò nghèo vùng cao, các nhà tài trợ, các doanh nghiệp đồng hành đã tổ chức khởi công điểm trường mầm non Kể Cả, xã Chế Tạo, xã xa nhất của huyện.

Các tin khác

Sơn La: Nhân rộng mô hình dân vận phù hợp thực tiễn địa phương, đơn vị

Sơn La: Nhân rộng mô hình dân vận phù hợp thực tiễn địa phương, đơn vị

Đổi mới trong công tác dân vận, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp huyện Yên Châu tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình dân vận phù hợp thực tiễn địa phương, đơn vị. Công tác dân vận ngày càng hướng về cơ sở, góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra.
Sơn La: Vào vụ khai thác mủ cao su

Sơn La: Vào vụ khai thác mủ cao su

Ngay sau khi kết thúc vụ khai thác mủ năm 2023, Công ty cổ phần Cao su Sơn La đã chỉ đạo các nông trường, đơn vị sản xuất tập trung chăm sóc, bảo vệ và triển khai các phương án PCCC toàn bộ diện tích, bảo đảm các vườn cây cao su sinh trưởng, phát triển, ổn định năng suất và sản lượng cho vụ khai thác năm 2024.
Điện Biên: Nông dân tất bật gieo trồng sau mưa

Điện Biên: Nông dân tất bật gieo trồng sau mưa

Sau những ngày nắng nóng kéo dài, Điện Biên đón nhận những cơn mưa đầu mùa. Với bà con vùng cao canh tác dựa vào nương rẫy thì những cơn mưa đầu mùa sẽ làm tơi đất, cung cấp lượng nước cần thiết để bắt đầu mùa vụ. Thế nên sau những trận mưa, tận dụng nước mưa làm ẩm đất, bà con tất bật gieo trồng.
Điện Biên: Cây dược liệu còn khó “đầu ra”

Điện Biên: Cây dược liệu còn khó “đầu ra”

Thời gian qua, người dân trên địa bàn tỉnh đã nhân giống, mở rộng diện tích trồng một số loại cây dược liệu. Tuy nhiên, việc tìm đầu ra cho sản phẩm lại đang là bài toán khó.
Sơn La: Đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở bản Mạt

Sơn La: Đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở bản Mạt

Trước đây, bản Mạt là bản khó khăn nhất của xã biên giới Mường Lèo, huyện Sốp Cộp. Nhưng với sự hỗ trợ của Nhà nước, quyết tâm của cấp ủy, Ban quản lý bản và sự đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của nhân dân, đời sống của 111 hộ trong bản từng ngày thay đổi.
Lan tỏa khí thế Điện Biên

Lan tỏa khí thế Điện Biên

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ có lẽ là một kỷ niệm khó quên của mỗi chiến sĩ và nhân dân Điện Biên khi cơn mưa sầm sập đổ xuống trước màn khai lễ. Mặc những hạt mưa rơi ướt người, ướt áo, các chiến sĩ tham gia diễu binh, diễu hành vẫn nghiêm trang, chỉnh đốn trang phục trước khi tiến vào lễ đài. Cơn mưa càng làm không khí lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ thêm hào hùng, ấn tượng.
Điện Biên: “Mở đường” phát triển đô thị

Điện Biên: “Mở đường” phát triển đô thị

Đối với phát triển hệ thống đô thị, công tác quy hoạch luôn có vai trò đặc biệt quan trọng, được ví như một “công cụ” quản lý, định hướng, “đi trước mở đường” dẫn dắt cả quá trình phát triển đô thị. Bởi vậy, Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có thể được coi là “kim chỉ nam” cho phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh trong tương lai.
Sơn La: Sông Mã quản lý mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu

Sơn La: Sông Mã quản lý mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu

Mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến xuất khẩu nông sản cho nhân dân, huyện Sông Mã đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động các HTX, doanh nghiệp và nhân dân phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP; tập trung xây dựng mã số vùng trồng cho các vùng chuyên canh cây ăn quả, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Điện Biên: Lúa đông xuân được mùa, được giá

Điện Biên: Lúa đông xuân được mùa, được giá

Những ngày qua, nông dân huyện Điện Biên khẩn trương xuống đồng thu hoạch lúa đông xuân 2023 - 2024. Mặc dù trong vụ chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố bất lợi về thiên tai, sâu bệnh, nhưng nhờ sự chủ động của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân nên vụ lúa đông xuân năm nay được mùa. Nông dân ai cũng phấn khởi.
Sơn La:  Đẩy mạnh hợp tác về nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào

Sơn La: Đẩy mạnh hợp tác về nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào

Tăng cường hợp tác về nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp; triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nông dân các tỉnh Bắc Lào xây dựng mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả.
Điện Biên: Cơ hội cải thiện sinh kế

Điện Biên: Cơ hội cải thiện sinh kế

Điện Biên có khoảng 70% diện tích tự nhiên là đất nông, lâm nghiệp và điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi phát triển các mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp trong đó có các loại cây dược liệu. Thực tế, tại một số huyện đã phát triển vùng trồng cây dược liệu song cần thêm sự hỗ trợ từ cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân trồng dược liệu dưới tán rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ rừng.
Sơn La: Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

Sơn La: Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

Từ năm 1994 đến nay, bằng nguồn ngân sách tỉnh, Trung ương, Khuyến nông Sơn La đã triển khai thực hiện thành công 108 loại mô hình khuyến nông đa dạng trên mọi lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và khuyến công, thu hút hơn 80.400 hộ nông dân tham gia.
Điện Biên trao đổi hũ đất, tư liệu với Cộng hòa Belarus

Điện Biên trao đổi hũ đất, tư liệu với Cộng hòa Belarus

Sáng nay (8/5), tại trụ sở UBND tỉnh diễn ra buổi trao tặng và tiếp nhận hũ đựng đất giữa UBND tỉnh Điện Biên và Đại sứ quán nước Cộng hòa Belarus tại Việt Nam nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 80 năm Giải phóng lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Xô Viết Belarus. Trao tặng hũ đựng đất “Pháo đài Brest” cho tỉnh Điện Biên có ngài Uladzimir Baravikou, Đại sứ nước Cộng hòa Belarus tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn, về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Sơn La: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh

Sơn La: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh

Ngày 8/5, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya đã chào xã giao lãnh đạo tỉnh Sơn La.
Yên Bái: Nhà ông Trần Đình Khánh - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống

Yên Bái: Nhà ông Trần Đình Khánh - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống

Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh tọa lạc tại làng Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên. Đây là 1 trong 4 điểm di tích nằm trong Cụm di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần đã được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng quốc gia.
Sơn La: Yên Châu khắc ghi lời Bác dạy

Sơn La: Yên Châu khắc ghi lời Bác dạy

Cứ mỗi dịp tháng 5 về, Khu di tích Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu lại trở thành điểm đến của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện để tưởng nhớ đến vị cha già kính yêu của dân tộc. Từng đóa hoa tươi, từng nén nhang thơm dâng Bác là tấm lòng của mỗi người con Yên Châu tỏ lòng thành kính tri ân công đức, cũng là dịp báo công dâng Bác những thành quả đã đạt được.
Điện Biên: Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Điện Biên: Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ được xem là một cột mốc đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của họ nói chung sau Chiến tranh thế giới thứ hai, qua đó chấm dứt hơn 400 năm tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
Yên Bái: Huyện Yên Bình phấn đấu thu hút ít nhất 10 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát các lĩnh vực

Yên Bái: Huyện Yên Bình phấn đấu thu hút ít nhất 10 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát các lĩnh vực

Phấn đấu thu hút từ 10 - 12 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát về các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, phát triển đô thị. Đó là mục tiêu theo kế hoạch thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình năm 2024.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động