Khu thương mại tự do: Động lực tăng trưởng mới của địa phương

Chia sẻ với DĐDN, ông Trần Thanh Hải, Chuyên gia Thương mại quốc tế và Logistics nhấn mạnh, khu thương mại tự do sẽ là điểm nhấn để thu hút dòng đầu tư, làm mới động lực để phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương.

Thời gian qua, các địa phương liên tiếp đề xuất xây dựng khu thương mại tự do. Mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 136/2024/QH15 cho phép Đà Nẵng được thí điểm xây dựng mô hình này.

Khu thương mại tự do: Động lực tăng trưởng mới của địa phương
Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, khu thương mại tự do sẽ là điểm nhấn để thu hút dòng đầu tư, làm mới động lực để phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương.

- Thưa ông, khu thương mại tự do là gì? Tại sao bây giờ chúng ta mới nghe nói nhiều về mô hình này?

Khu thương mại tự do (free trade zone) còn gọi là khu tự do (free zone) là khu vực do nhà nước xác định, hàng hóa của nước ngoài có thể đem đến, xử lý, chế biến, chia tách, đóng gói, gia công, chế biến mà không chịu thuế xuất nhập khẩu.

Khu thương mại tự do không phải là một điều gì quá mới mẻ. Các nước đã áp dụng, triển khai từ lâu.

Năm 2021, Hải Phòng là địa phương đầu tiên đã đề xuất thành lập khu thương mại tự do. Tuy nhiên, do khu thương mại tự do chưa được quy định ở các văn bản pháp luật nên phải đưa lên xin ý kiến Quốc hội. Do điều kiện chưa chín muồi nên đề xuất này chưa được thông qua.

Đến tháng 6 vừa rồi, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 136/2024/QH15, trong đó cho phép Đà Nẵng được thí điểm xây dựng khu thương mại tự do.

- Cùng với khu thương mại tự do, có một số khái niệm nữa cũng được nhắc tới như khu phi thuế quan, khu chế xuất, kho ngoại quan,... Khu phi thuế quan và khu thương mại tự do có phải là một hay không, thưa ông?

Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 định nghĩa như sau: "Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu".

Như vậy, khu phi thuế quan là một thuật ngữ chung chỉ tất cả những loại khu đáp ứng yêu cầu có hàng rào ngăn cách và có cơ quan hải quan kiểm soát ra vào. Cụ thể, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, bãi ngoại quan, khu thương mại tự do,... đều là khu phi thuế quan. Nói cách khác, khu phi thuế quan là một khái niệm bao trùm, để chỉ nhiều loại hình khu cụ thể.

Khu thương mại tự do là một loại hình khu phi thuế quan, nên mang tất cả những đặc điểm của khu phi thuế quan như định nghĩa ở trên.

- Vậy sự phân biệt giữa khu thương mại tự do với khu công nghiệp, khu chế xuất và các loại hình khác là như thế nào, thưa ông?

So với khu công nghiệp, khu chế xuất thì khu thương mại tự do có những điểm khá tương đồng. Về quy mô, đó đều là những khu vực có diện tích rộng từ hàng trăm héc-ta trở lên, do một doanh nghiệp đứng ra đầu tư, san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng của khu và sau đó mời gọi các doanh nghiệp khác vào xây dựng cơ sở kinh doanh.

Tuy nhiên, khu công nghiệp không phải là khu phi thuế quan. Hàng hóa ra vào khu công nghiệp không đòi hỏi có sự giám sát của lực lượng hải quan, đây chỉ là hàng hóa lưu thông trong nội địa như các hàng hóa thông thường.

Trong khi đó, khu chế xuất và khu thương mại tự do đều là khu phi thuế quan. Với khu chế xuất, doanh nghiệp trong khu chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo, chế biến. Còn với khu thương mại tự do, ngoài doanh nghiệp sản xuất, chế tạo, chế biến thì có thể có các doanh nghiệp dịch vụ. Đặc biệt là các doanh nghiệp dịch vụ liên quan đến khâu xử lý hàng hóa như chia tách, đóng gói, dán nhãn, phân loại, sơ chế trước khi chuyển tiếp đi các nước khác hoặc đưa vào thị trường Việt Nam. Hàng hóa trung chuyển, phân phối vào thị trường các nước lân cận thông qua khu thương mại tự do có thể luân chuyển nhanh hơn, khối lượng lớn hơn.

Như vậy, khu chế xuất thường chỉ tập trung vào sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, trong khi khu thương mại tự do bên cạnh hàng hóa sản xuất tại chỗ thì còn tập trung vào việc thu hút, “kéo” nguồn hàng từ các nước khác đến để rồi lại đi. Bằng việc gia tăng luồng hàng như vậy, các dịch vụ đi kèm, từ cảng, kho bãi, giao nhận cũng đều tăng theo. Đó là lý do tại sao chúng ta nói khu thương mại tự do là một động lực thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics.

Có thể nói, khu thương mại tự do là một phiên bản mở rộng của khu chế xuất, nên có những ưu điểm lớn hơn so với khu chế xuất.

Khu thương mại tự do: Động lực tăng trưởng mới của địa phương
Nghị quyết 136/2024/QH15 cho phép Đà Nẵng được thí điểm thành lập Khu Thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng biển Liên Chiểu, với mục tiêu thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao.

- Đà Nẵng đã được Quốc hội thông qua Nghị quyết chấp thuận cho thí điểm làm khu thương mại tự do. Ông thấy Đà Nẵng có những thuận lợi và khó khăn gì khi triển khai mô hình này?

Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trên cả nước được làm khu thương mại tự do. Điều này có ý nghĩa rất lớn để quảng bá, để thu hút đầu tư. Khu thương mại tự do vì thế sẽ là điểm nhấn để thu hút đầu tư, cả nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, làm mới động lực để phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố trong giai đoạn tới.

Một khi khu thương mại tự do được hình thành, thu hút các nhà đầu tư đến với Đà Nẵng, điều này sẽ làm gia tăng hoạt động sản xuất, tăng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và lưu chuyển trong nước.

Cùng với đó, khu thương mại tự do cũng sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho ngành dịch vụ logistics. Trong khi Đà Nẵng đang muốn định vị mình như một điểm đầu của Hành lang Kinh tế Đông – Tây, đây sẽ là một điểm nhấn quan trọng giúp Đà Nẵng làm việc này.

Về mặt thách thức, sau khi có Nghị quyết thì Đà Nẵng cũng phải triển khai một số việc. Trước hết, khu thương mại tự do này được xác định gắn với cảng biển Liên Chiểu, mà cảng này hiện đang ở giai đoạn khởi động, chưa có nhà đầu tư chính thức nên hiệu quả thu hút cũng chưa thật sự rõ ràng. Nhưng cũng có thể, khi công bố về khu thương mại tự do này thì các nhà đầu tư vào cảng biển Liên Chiểu sẽ quan tâm, mạnh dạn hơn.

Bên cạnh đó, tìm kiếm nhà đầu tư khu thương mại tự do có đủ năng lực triển khai cũng là một thách thức. Ở đây không chỉ là vấn đề vốn để đầu tư hạ tầng ban đầu, giống như đầu tư một khu công nghiệp, mà còn là quan hệ, uy tín để có thể mời gọi, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đặt cơ sở kinh doanh ở đây.

Ngoài ra, về quy mô thì có thể hình dung diện tích khu thương mại tự do của Đà Nẵng không quá lớn. Vì diện tích đất gắn với khu vực cảng Liên Chiểu không nhiều, bị chia cắt bởi các tuyến đường Quốc lộ 1A, cao tốc Bắc Nam, đường sắt và hạn chế do gần núi, đã có nhiều công trình dân sinh.

- Vậy khu thương mại tự do có thể đặt gần sân bay không, thưa ông?

Về nguyên tắc, khu thương mại tự do đặt ở những nơi có luồng hàng hóa giao lưu mạnh với nước ngoài mới có thể phát huy được tối đa lợi thế, lợi ích của mình. Những nơi như vậy có thể là cảng biển, sân bay, cửa khẩu đường bộ. Những nơi có luồng hàng phong phú nhưng không phải là hàng hóa giao lưu với nước ngoài thì cũng không phù hợp với khu thương mại tự do.

Sân bay cũng là nơi hàng hóa giao lưu mạnh, nên cũng có thể phát triển khu thương mại tự do. Khu thương mại tự do gắn với sân bay rất thích hợp để đặt các trung tâm phân phối, gia công, lắp ráp các mặt hàng giá trị cao như hàng điện tử, mỹ phẩm, dược phẩm, thời trang.

Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển đột biến như hiện nay, khu thương mại tự do đặc biệt thích hợp để đặt các trung tâm chia chọn (sorting center) và đáp ứng đơn hàng (fulfillment center) cho hàng thương mại điện tử xuyên biên giới.

Tuy nhiên, Đà Nẵng cũng không dễ để làm khu thương mại tự do gắn với sân bay. Trước hết, tên khu thương mại tự do được Quốc hội duyệt trong Nghị quyết đã gắn với "cảng biển Liên Chiểu". Thực ra, tên khu thương mại tự do không nhất thiết với khu vực cụ thể, nhưng có thể Đà Nẵng muốn quảng bá cho cảng biển Liên Chiểu trong tương lai nên đã đưa luôn tên của cảng này vào Nghị quyết. Điều quan trọng nữa, là sân bay Đà Nẵng nằm ở giữa thành phố, không còn có đủ diện tích để xây dựng một khu chức năng xử lý hàng hóa, chưa nói đến một khu thương mại tự do.

- Như vậy thì theo ông, sân bay nào có thể làm khu thương mại tự do, sân bay Long Thành có là phù hợp?

Nếu nói đến sân bay thì hiện nay một số sân bay còn có diện tích để có thể làm khu thương mại tự do, như sân bay Vân Đồn ở miền Bắc, sân bay Chu Lai ở miền Trung, sân bay Cần Thơ ở miền Nam.

Hiện nay, các sân bay của nước ta chú trọng khai thác về mặt hành khách là chính. Để phát triển logistics hàng không nói chung, và tạo ra những khu thương mại tự do gắn với sân bay nói riêng, sân bay phải có chính sách thu hút hàng hóa, thể hiện qua việc chú trọng xây dựng nhà ga hàng hóa công suất lớn, có sân đỗ cho máy bay chở hàng (freighter), dành diện tích phù hợp cho các khu chức năng xử lý hàng hóa, mà khu thương mại tự do là điển hình.

Sân bay Long Thành sẽ là sân bay lớn nhất nước ta, làm một đầu mối hàng không cấp khu vực và quốc tế. Theo dự kiến, khi hoàn tất thì sân bay có thể xử lý được 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. So với lượng hàng hóa các sân bay cả nước xử lý năm 2023 là 1,1 triệu tấn (năm 2019 trước khi xảy ra dịch Covid-19 là 1,25 triệu tấn) thì đây là con số khá lớn, tương đương năng lực xử lý của sân bay Hong Kong hiện nay. Để Long Thành đạt được mục tiêu này, khu thương mại tự do là một động lực cần thiết.

“Khu thương mại tự do sẽ là điểm nhấn để thu hút dòng đầu tư, làm mới động lực để phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương”, ông Trần Thanh Hải, chuyên gia thương mại quốc tế và logistics.

- Mới đây, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đề xuất xây dựng khu thương mại tự do gắn với cảng Cần Giờ, ông đánh giá đề xuất này như thế nào?

Quy hoạch cảng biển Việt Nam được điều chỉnh mới đây đã đưa cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào danh sách ưu tiên phát triển. Cùng với đó, cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh cũng được quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt (hiện nay chỉ có 2 cảng biển đặc biệt là Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu). Cùng với hệ thống cảng biển hiện có, đây là thuận lợi lớn để đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm dịch vụ logistics hiện đại, bao gồm đẩy đủ các loại hình dịch vụ logistics.

Tuy nhiên, Cần Giờ cũng là nơi có khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần được bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Theo thiết kế dự kiến, cảng Cần Giờ sẽ sử dụng phần đất ở hai cù lao nằm ở cửa sông Cái Mép kết nối với nhau thành một khu bến cảng, nhưng vẫn phải sử dụng một phần đất liền trên địa phận huyện Cần Giờ. Một khu thương mại tự do gắn với cảng Cần Giờ có nghĩa là phải sử dụng một diện tích đất đáng kể ở khu vực này, như vậy liệu có ảnh hưởng, tác động như thế nào đến khu dự trữ sinh quyển hay không, cần có đánh giá, nghiên cứu thật kỹ lưỡng.

Trên thực tế, một khu thương mại tự do gắn với cảng biển hoặc sân bay, cửa khẩu, nếu không thể nằm ngay cạnh cảng biển đó thì cũng có thể đặt ở một khu vực xa hơn. Miễn là chúng ta đảm bảo cơ chế giám sát hải quan phù hợp. Thành phố Hồ Chí Minh có thể nghiên cứu đặt khu thương mại tự do ở địa điểm phù hợp, hoặc phối hợp với các tỉnh bạn như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu để cùng triển khai. Đứng trên quan điểm liên kết vùng, chúng ta cần phối hợp, cùng nhau khai thác tối đa những lợi thế của khu vực để cùng phát triển.

- Ông có lời khuyên như thế nào với các địa phương cũng đang có ý định, mong muốn phát triển khu thương mại tự do?

Việt Nam chúng ta là một đất nước có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, trong đó có dịch vụ logistics. Khu thương mại tự do là một động lực mới để giúp các địa phương thu hút đầu tư, phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu, tăng trưởng dịch vụ logistics.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, lợi thế của từng địa phương để có đề xuất cho thích hợp. Các địa phương có cảng biển, sân bay, cửa khẩu với lưu lượng hàng hóa lưu thông, xuất nhập khẩu lớn là những địa phương có thể và nên xem xét việc thành lập khu thương mại tự do, đưa vào quy hoạch kinh tế - xã hội của địa phương để có dư địa phát triển trong thời gian tới.

Các địa phương mặc dù có lượng hàng hóa lưu thông hiện nay chưa lớn, nhưng có lợi thế cảng biển cũng có thể coi khu thương mại tự do là đòn bẩy để thu hút hàng hóa cho cảng. Ví dụ như Nghi Sơn của Thanh Hóa, Chân Mây của Thừa Thiên Huế, Chu Lai của Quảng Nam, Vân Phong của Khánh Hòa.

Với các địa phương có lưu lượng hàng hóa lớn nhưng chỉ thuần túy phục vụ xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì không phải là địa chỉ phù hợp của khu thương mại tự do. Các địa phương này nên phát triển các khu công nghiệp để gia tăng hàm lượng chế biến, nâng cao giá trị cho hàng hóa trước khi xuất khẩu.

Nhưng trước hết, để các địa phương có thể triển khai thì cần phải có cơ sở pháp lý. Thiết nghĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần chủ trì, đứng ra trình Chính phủ Nghị định sửa đổi Nghị định số 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, trong đó bổ sung thêm định nghĩa về khu thương mại tự do và đưa vào một số nội dung như đã nêu tại Nghị quyết 136/2024/QH15 là đủ để các địa phương có thể thực hiện.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: Khu thương mại tự do: Động lực tăng trưởng mới của địa phương

Thy Hằng
diendandoanhnghiep.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tiêu thụ 8,1 tỷ gói mì: Việt Nam số 1 thế giới

Tiêu thụ 8,1 tỷ gói mì: Việt Nam số 1 thế giới

8,1 tỷ gói mì đã được tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2023, tăng 49% so với năm 2019. Tính bình quân đầu người, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu thế giới về tiêu thụ mì ăn liền.
Để người dân không đổ xô tích trữ thực phẩm

Để người dân không đổ xô tích trữ thực phẩm

Lo ngại ngập lụt dài ngày, những ngày qua nhiều người dân đổ xô tích trữ thực phẩm, đặc biệt là rau xanh, thịt, cá… Liệu Hà Nội có khan hiếm thực phẩm, sốt giá… là vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm lúc này.
Bán lẻ cao cấp Việt Nam phát triển nhanh so với khu vực

Bán lẻ cao cấp Việt Nam phát triển nhanh so với khu vực

Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành bán lẻ và du lịch trong 8 tháng đầu năm 2024.
Việt Nam điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài

Ngày 6/9 Sáng 6/9, Ngân hàng UOB tổ chức Hội nghị khu vực thường niên năm 2024 với chủ đề ASEAN – Giao điểm hội nhập kinh tế thế giới.
Thị trường tiêu dùng sau bão: Giá cả tại chợ dân sinh sẽ tăng nhẹ

Thị trường tiêu dùng sau bão: Giá cả tại chợ dân sinh sẽ tăng nhẹ

Theo Vụ Thị trường trong nước, nhu cầu tiêu dùng trên thị trường sẽ trở lại bình thường sau bão, giá cả tại các chợ dân sinh sẽ tăng nhẹ, các mặt hàng được tiêu thụ nhiều vẫn chủ yếu là thực phẩm và mặt hàng thiết yếu.
Gojek dừng hoạt động tại Việt Nam từ 16/9

Gojek dừng hoạt động tại Việt Nam từ 16/9

Gojek, nền tảng gọi xe và giao đồ ăn có trụ sở tại Indonesia, đã quyết định nói lời tạm biệt với thị trường Việt Nam vào ngày 16/9.

Các tin khác

Bánh trung thu đua nhau khuyến mãi lớn vì sợ ế

Bánh trung thu đua nhau khuyến mãi lớn vì sợ ế

Sức mua bánh trung thu khá chậm dù đã vào cao điểm, người bán nóng lòng tăng mạnh khuyến mãi để kéo khách. Trong khi đó, theo nhiều đơn vị sản xuất, lượng khách năm nay có thể giảm 30-40%, đặc biệt khách doanh nghiệp giảm mạnh.
VinFast xuất khẩu 1.000 xe điện tay lái nghịch sang Indonesia

VinFast xuất khẩu 1.000 xe điện tay lái nghịch sang Indonesia

Sau 3 ngày cập cảng Tân Vũ (TP Hải Phòng), ngày 1-9, tàu Bangkok Highway của hãng tàu K'Line tiếp tục hải trình đưa hơn 1.000 chiếc VF34 của VinFast sang thị trường Indonesia.
Phát hiện, thu giữ hàng trăm bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Phát hiện, thu giữ hàng trăm bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Công an quận Tây Hồ đang phối hợp với lực lượng chức năng lập hồ sơ xử lý vụ vận chuyển bánh trung thu và hoa quả nhập lậu số lượng lớn.
Lo ngại nguy cơ quá tải, trì trệ ở doanh nghiệp nhà nước

Lo ngại nguy cơ quá tải, trì trệ ở doanh nghiệp nhà nước

Dù được đánh giá cao với nhiều quy định mang tính đổi mới, thế nhưng, xoay quanh Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, không ít ý kiến bày tỏ lo ngại về nguy cơ quá tải, trì trệ, mất cơ hội kinh doanh…
Kinh tế gặp khó hay người dân đang quá dễ tính với bánh trung thu online giá rẻ?

Kinh tế gặp khó hay người dân đang quá dễ tính với bánh trung thu online giá rẻ?

Mặc dù Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã đưa ra loạt cảnh báo về những sản phẩm bánh trung thu hàng giả, không rõ nguồn gốc gây ra nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe, song vẫn có nhiều người dân đang quá dễ tính với những sản phẩm này.
Doanh nghiệp xuất khẩu đón đơn hàng sôi động cuối năm

Doanh nghiệp xuất khẩu đón đơn hàng sôi động cuối năm

Nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực tăng xuất khẩu để bù lại lượng đơn hàng sụt giảm trong năm.
Để doanh nghiệp xuất nhập khẩu "chắc chân" trước biến động

Để doanh nghiệp xuất nhập khẩu "chắc chân" trước biến động

Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hoá vẫn còn nhiều "biến số" khó lường, do đó, cần các giải pháp căn cơ cho doanh nghiệp.
Đông Nam Á hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư

Đông Nam Á hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư

Các nhà đầu tư đang có xu hướng chuyển sang thị trường các nước Đông Nam Á khi lạm phát giảm bớt.
Tụt hậu trước mục tiêu, các thương hiệu thời trang gia tăng lượng phát thải

Tụt hậu trước mục tiêu, các thương hiệu thời trang gia tăng lượng phát thải

Theo báo cáo mới đây của công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey, khoảng hai phần ba các thương hiệu thời trang đang tụt hậu so với mục tiêu giảm phát thải carbon, trong đó 40% báo cáo lượng khí thải đã tăng kể từ khi đưa ra cam kết phát triển bền vững.
Giá vàng tăng nhưng nguồn hàng cạn kiệt: Mua bán vắng lặng, DN gặp khó

Giá vàng tăng nhưng nguồn hàng cạn kiệt: Mua bán vắng lặng, DN gặp khó

Mặc dù giá vàng đang neo ở mức cao nhất trong vòng vài tháng qua nhưng tình trạng mua bán vàng vẫn khá ảm đạm do người dân khó mua được vàng.
Nhiều DN kinh doanh vàng lớn ở Hà Nội bị kiểm tra

Nhiều DN kinh doanh vàng lớn ở Hà Nội bị kiểm tra

Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề chấp hành pháp luật trong kinh doanh vàng trên địa bàn thành phố năm 2024.
Giá vàng thế giới lao dốc, trong nước ổn định

Giá vàng thế giới lao dốc, trong nước ổn định

Giá vàng thế giới sụt giảm trong bối cảnh nhà đầu tư tranh thủ bán ra chốt lời sau khi vàng lập kỷ lục 2.530 USD/ounce hôm 21/8. Trong khi đó, giá vàng miếng và vàng nhẫn tại các ngân hàng và thương hiệu trong nước vẫn được niêm yết ổn định ở mốc cao.
Hành trình kết nối đưa sản phẩm OCOP vào chuỗi siêu thị

Hành trình kết nối đưa sản phẩm OCOP vào chuỗi siêu thị

Vừa qua tại Hà Nội, Hội nghị Xúc tiến Thương mại Đưa sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị đã diễn ra trong khuôn khổ chương trình Hành Trình OCOP.
Tập đoàn đa quốc gia "đè bẹp" các chợ online của người Việt

Tập đoàn đa quốc gia "đè bẹp" các chợ online của người Việt

Trong cuộc đua thương mại điện tử (TMĐT), các sàn Việt như Tiki và Sendo đang có phần lép vế hơn trong việc cạnh tranh với các đối thủ đa quốc gia lớn mạnh như Shopee và Tiktok.
Thị trường thanh toán một chạm sẽ ra sao khi Apple "mở cửa" tap-to-pay?

Thị trường thanh toán một chạm sẽ ra sao khi Apple "mở cửa" tap-to-pay?

Việc để cho đối thủ tiếp cận một số công nghệ trụ cột trong hệ thống thanh toán Apple Pay là một tín hiệu lạ đối với một công ty như Apple.
EVN lỗ 47.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Công Thương nói gì?

EVN lỗ 47.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Công Thương nói gì?

Đại biểu cho rằng, việc điều hành giá điện có nhiều bất cập và chính điều này là một trong những nguyên nhân quan trọng gây thua lỗ cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khoảng hơn 47.000 tỷ đồng trong năm 2022 và năm 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định không có chuyện đó.
Tăng cường kiểm soát thị trường, chất lượng hàng hóa dịp Tết Trung thu

Tăng cường kiểm soát thị trường, chất lượng hàng hóa dịp Tết Trung thu

Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và chất lượng hàng hóa trong dịp Tết Trung thu và dịp cuối năm 2024.
Triển vọng mới cho sầu riêng đông lạnh Việt Nam

Triển vọng mới cho sầu riêng đông lạnh Việt Nam

Trung Quốc mở ra "cánh cửa" mới cho sầu riêng đông lạnh Việt Nam.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động