Giảm phát thải ngành giao thông vận tải từ nguồn nhiên liệu sạch
Quyết liệt triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng hiện thực hóa cam kết Net Zero
Giảm phát thải khí nhà kính, giảm dấu vết carbon trong chuỗi sản xuất công nghiệp là xu thế tất yếu toàn cầu trong những ... |
Vietnam Motor Show 2022 – Giảm phát thải vì môi trường
(VNINFOR) - Trong khuôn khổ Triển lãm Vietnam Motor Show 2022, Hiệp hội Các Nhà Sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) và Các ... |
“Kinh tế xanh” là khái niệm được cả thế giới quan tâm hiện nay. Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên tắc của nền kinh tế này chính là giảm thiểu tối đa rác, khí thải độc hại, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo cân bằng lợi ích xã hội.
Từ năm 2010 Việt Nam đã bắt đầu triển khai khi có chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế xanh và hướng đến tầm nhìn năm 2050 sẽ trở thành quốc gia có phát thải carbon bằng 0.
Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do, trong đó có rất nhiều hiệp định thế hệ mới có những đòi hỏi khắt khe về môi trường, phát triển bền vững. Khách hàng quốc tế hiện nay không chỉ yêu cầu về giá cả và chất lượng mà còn là yếu tố thân thiện, bảo vệ môi trường.
Ở thị trường trong nước, người tiêu dùng cũng ngày càng quan tâm và ủng hộ việc tiêu dùng những sản phẩm “xanh”, sử dụng tối ưu nguồn nguyên, nhiên liệu.
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG “SẠCH” GIÚP GIẢM THIỂU PHÁT THẢI
Việt Nam là quốc gia có lợi thế để phát triển nguồn năng lương sạch thông qua hệ thống năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
Theo ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc khuyến khích và hỗ trợ về giá cả trong sản xuất năng lượng sạch đã giúp nước ta có tốc độ phát triển nguồn năng lượng điện từ gió và mặt trời nhanh hơn so với các nước trong khu vực.
Việc sử dụng năng lượng sạch trong phát triển kinh tế đã và đang trở thành mục tiêu phát triển của quốc gia. Trong ngành giao thông vận tải, chính phủ đã ban hành Quyết định số 876/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan. Trong đó, mục tiêu hướng đến việc sử dụng phương tiện giao thông đường bộ hoàn toàn bằng điện năng trở thành vấn đề quan trọng thiết yếu trong tương lai.
“Trong những gam màu của “cầu vòng” kinh tế, “xanh” là một trong 7 màu chủ đạo. Kinh tế “xanh” là xu thế không thể đảo ngược, bắt buộc chúng ta phải hành động. Việc phát triển nền kinh tế này và đưa sản phẩm “xanh” của nước ta ra thị trường quốc tế không chỉ là nhiệm vụ riêng của nhà nước hay chính phủ mà cần sự kiến tạo của doanh nghiệp và tất cả mọi người" - Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu.
Ông Đào Xuân Lai, trợ lý Đại diện thường trú và Trưởng Ban Biến đổi khí hậu và Môi trường, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết, năng lượng là một trong những lĩnh vực ưu tiên của UNDP tại Việt Nam. Theo đó, UNDP nhận thấy việc phát triển giao thông là vấn đề quan trọng trong việc sử dụng năng lượng. Bởi ngành này chiếm đến 1/4 lượng phát thải tại Việt Nam.
Báo cáo của UNDP phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, được khảo sát tại 5 thành phố trực thuộc trung ương và một số tỉnh khác cho thấy, gần 78% số người được khảo sát mong muốn chuyển đổi phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
“Tín hiệu đáng mừng là chúng ta đang có lợi thế vì trên thế giới giao thông “xanh”, giao thông “điện” đang có tốc độ tăng trưởng tốt, tạo thành một lĩnh vực kinh tế mới. Điều này sẽ thúc đẩy Việt Nam phát triển và toàn diện hóa giao thông từ nhiên liệu sạch, giảm thiểu phát thải carbon”, ông Lai nhấn mạnh.
KỲ VỌNG XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHUẨN XANH QUỐC GIA
Nhiều quốc gia trên và khu vực trên thế giới đã bắt đầu xuất hiện những tiêu chuẩn mới và đang trở thành những yêu cầu bắt buộc về việc nhập khẩu hàng hóa. Những tiêu chuẩn này góp phần phục vụ cho kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, giảm tác động xấu đến môi trường. Ngoài ra, nhiều tiêu chuẩn mới được đặt ra cho những nhóm sản phẩm đã xuất hiện từ trước, nhưng thêm vào đó là việc đề cao hơn vấn đề sử dụng tối ưu nguồn nguyên nhiên liệu mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Việt Nam đã xây dựng gần 13.500 tiêu chuẩn quốc gia cho cộng đồng doanh nghiệp, đạt tỷ lệ khoảng 65% so với bộ tiêu chuẩn thế giới, trải dài khắp các lĩnh vực kinh tế. Đây là nền tảng để hỗ trợ cho các bộ, ngành xây dựng gần 800 tiêu chuẩn quốc gia nhằm đảm bảo an toàn và công bằng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đo lường Chất lượng Bộ Khoa học Công nghệ, gần đây Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đang có chiến lược xây dựng nhóm tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ cho 17 mục tiêu đề ra của Liên Hợp Quốc.
Trong đó đa phần phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững, sử dụng tối ưu nguyên, nhiên vật liệu và sử dụng nguyên, nhiên vật liệu tái chế. Tại Việt Nam việc phát triển nền kinh tế và tăng trưởng “xanh” kỳ vọng sẽ là tiền đề để tạo ra các tiêu chuẩn “xanh” cho quốc gia.
“Việc xây dựng tiêu chuẩn không chỉ đơn thuần là việc của nhà nước, kỳ vọng sẽ nhận được sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, đưa ra những tiêu chuẩn phù hợp để phát triển kinh tế quốc gia. Từ đó có thể làm tiền đề phát triển và đưa những tiêu chuẩn của nước ta ra quốc tế trong tương lai, trở thành “vũ khí” cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam”, ông Linh nhấn mạnh.
Tin liên quan
Điểm nghẽn giải phóng mặt bằng ở nhiều dự án trọng điểm 17/04/2023 10:18
Cùng chuyên mục
TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
Tiêu điểm 19/12/2024 16:28
Động lực cho phát triển trong kỷ nguyên mới
Tiêu điểm 15/12/2024 10:25
Hà Nội sáp nhập và giải thể nhiều sở, ngành
Tiêu điểm 15/12/2024 08:00
Xuất hiện mức thưởng Tết gần 400 triệu, chờ những kỷ lục mới
Tiêu điểm 15/12/2024 07:10
Đông Nam Á củng cố tài chính cho năng lượng tái tạo
Tiêu điểm 13/12/2024 14:00
Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Tiêu điểm 11/12/2024 15:37
Các tin khác
Ông Trần Hồ Bắc giữ chức Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)
Tiêu điểm 11/12/2024 15:16
Gia hạn nợ do bão Yagi đến hết 2025
Tiêu điểm 11/12/2024 11:45
Cần mở rộng tài khoá trong năm 2025?
Tiêu điểm 11/12/2024 09:56
16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025
Tiêu điểm 10/12/2024 06:15
Pin năng lượng mặt trời Đông Nam Á "đau đầu" vì thuế quan Mỹ
Tiêu điểm 09/12/2024 18:00
Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
Tiêu điểm 05/12/2024 16:00
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh: Không thể chờ lộ trình sửa Luật
Tiêu điểm 04/12/2024 14:00
Đề xuất lùi thời gian thực hiện Thông tư 10/2024
Tiêu điểm 03/12/2024 15:00
Những quy định mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2024
Tiêu điểm 01/12/2024 07:00
Xu hướng du lịch 2025: Phá vỡ các khuôn mẫu truyền thống
Tiêu điểm 30/11/2024 14:02
Thanh tra Chính phủ đề nghị thanh tra toàn diện đất đai tại huyện Đan Phượng
Tiêu điểm 29/11/2024 07:00
Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group
Tiêu điểm 26/11/2024 17:49
Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí
Tiêu điểm 26/11/2024 14:58
Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%"
Tiêu điểm 24/11/2024 12:30
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Tiêu điểm 20/11/2024 06:15
Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công
Tiêu điểm 12/11/2024 11:18
Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"
Tiêu điểm 11/11/2024 10:32
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao
Tiêu điểm 10/11/2024 13:15
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00