Giám đốc chiến lược KBSV: Ba nhóm cổ phiếu có thể hưởng lợi sau "tin vui" giảm lãi suất
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 19/6, đánh dấu đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 từ đầu năm 2023.
Cụ thể, nhà điều hành chính sách tiền tệ đã điều chỉnh lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng từ 5,5%/năm xuống 5%/năm. Đồng thời, lãi suất tái cấp vốn sẽ giảm từ 5%/năm xuống 4,5%/năm và lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3%/năm.
Bên cạnh đó, về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, NHNN cũng điều chỉnh trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5%/năm xuống 4,75%/năm; tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5%/năm.
Đợt giảm lãi suất này phần nhiều mang tính định hướng
Bình luận về quyết định giảm lãi suất của NHNN, ông Trần Đức Anh – Giám đốc Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường Chứng khoán KB (KBSV) đánh giá đây là động thái quyết liệt của cơ quan điều hành nhằm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.
Thực tế, việc NHNN thực hiện giảm lãi suất cũng khá phù hợp trong bối cảnh hiện tại khi một số rào cản về lạm phát, tỷ giá, thanh khoản ngân hàng đều đã được giải toả. Bên cạnh lạm phát và tỷ giá được duy trì ổn định, thanh khoản ngân hàng đã dồi dào hơn khi lượng lớn tín phiếu chảy vào hệ thống ngân hàng cùng động thái mua vào 6 tỷ USD ngoại hối của NHNN. Với những yếu tố trên, cơ quan quản lý hoàn toàn có dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ, dù lãi suất trong nước có sự trái chiều với Mỹ và EU.
Đồng thời, chuyên gia KBSV nhận thấy việc giảm lãi suất là cần thiết khi nền kinh tế đang có sự suy yếu rõ rệt với tăng trưởng GDP, xuất nhập khẩu, FDI và sản xuất công nghiệp,.. đều suy yếu. Trước sự chậm lại của tăng trưởng kinh tế, việc nhà quản lý ban hành chính sách hỗ trợ là điều tất yếu.
Lý giải về việc lãi suất cho vay vẫn neo cao trong khi lãi suất huy động hạ nhiệt, chuyên gia KBSV nêu hai nguyên nhân chính.
Thứ nhất, lãi suất cho vay luôn có độ trễ vì lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng hiện vẫn ở mức cao, lượng vốn huy động cao cuối năm ngoái vẫn đang “chạy” khiến ngân hàng khó giảm lãi vay. Khi lượng vốn huy động cao bắt đầu đáo hạn sẽ giúp chi phí vốn giảm, từ đó các ngân hàng mới có dư địa giảm lãi cho vay.
Thứ hai, trong bối cảnh nền kinh tế suy yếu, số lượng doanh nghiệp giải thể lớn khiến nợ xấu của các ngân hàng tăng mạnh. Do đó, ngân hàng cũng cần yêu cầu lãi suất cho vay cao hơn để bù đắp chi phí trích lập dự phòng khi chi phí gia tăng trong vài quý tới.
“Trên quan điểm cá nhân, tôi cho rằng bản chất việc hạ lãi suất lần thứ 4 này phần nhiều mang tính định hướng khi thanh khoản hệ thống ngân hàng ổn định và lành mạnh khiến các loại lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn không có nhiều ý nghĩa. Đồng bộ các giải pháp của NHNN từ đầu năm đến nay, trên thực tế đã giúp lãi suất thị trường 1 giảm tương đối mạnh từ đầu năm và dự báo tiếp tục giảm thời gian tới”, ông Trần Đức Anh cho biết.
Ba nhóm cổ phiếu hưởng lợi khi lãi suất hạ nhiệt
Bàn về tác động đối với thị trường chứng khoán, Giám đốc vĩ mô KBSV nhận định trong ngắn hạn thị trường có thể đã phản ánh trước thông tin hạ lãi suất. Tuy nhiên, phản ứng thị trường trong ngắn hạn chỉ mang tính chất tâm lý, đà tăng trong trung hạn vẫn được củng cố nếu chính sách tiếp tục hỗ trợ.
Theo vị chuyên gia, trên thị trường chứng khoán, lãi suất và dòng tiền có tác động nhiều hơn so với sức khoẻ của nền kinh tế. Nhìn lại 2020, 2021 khi nền kinh tế suy yếu khiến mặt bằng lãi suất giảm về mức thấp, thị trường chứng khoán vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.
Hiện tại, khó kỳ vọng lãi suất về mức thấp như vậy khi nền kinh tế ở hai thời kỳ có nhiều điểm khác biệt, song nếu mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm, dòng tiền trên TTCK sẽ dồi dào và đó là cơ sở giúp thị trường tăng trưởng.
Về nhóm ngành hưởng lợi sau thông tin giảm lãi suất, chuyên gia KBSV đưa ra ba nhóm cổ phiếu.
Thứ nhất , nhóm chứng khoán. Chuyên gia đánh giá đây là nhóm ngành hưởng lợi lớn nhất, bởi khi dòng tiền trên thị trường dồi dào sẽ giúp CTCK thu lợi từ hoạt động thu phí môi giới, cho vay margin, tự doanh. Tác động của việc hạ lãi suất đến nhóm chứng khoán không chỉ mang tính chất tâm lý ngắn hạn. Đà tăng của nhóm này trong trung và dài hạn cũng khả quan với kỳ vọng KQKD các công ty sẽ tích cực trên mức nền thấp của năm 2022.
Thứ hai , nhóm bất động sản, hạ tầng xây dựng. Với mức độ vay nợ cao, nếu lãi suất cho vay hạ nhiệt sẽ giúp những doanh nghiệp trong nhóm này giảm lãi vay. Tuy nhiên, chuyên gia nhấn mạnh dù ngành BĐS đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhưng để quay trở lại thời điểm hoàng kim cũng không dễ khi niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường BĐS và trái phiếu chưa thể hồi phục trong một sớm một chiều. Do đó, đến năm 2024 mới có thể kỳ vọng sự hồi phục rõ nét của nhóm này.
Thứ ba , nhóm ngân hàng. Lãi suất huy động giảm trước lãi suất cho vay kéo giãn chênh lệch lãi suất cho vay giúp ngân hàng cải thiện về thu nhập lãi. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý hoạt động ngân hàng phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế, đặc biệt là BĐS vì liên quan đến nợ xấu, nhu cầu tín dụng, áp lực trích lập dự phòng.
Tin liên quan
ESG: “Hộ chiếu” cho bất động sản bền vững 21/06/2025 10:00
Kiến nghị không để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng 20/06/2025 16:00
Cùng chuyên mục

Chuyển đổi cơ chế thuế: Các nhà bán lẻ tuân thủ thuế kỳ vọng hưởng lợi
Chứng khoán 24/06/2025 10:00

Thị trường hồi phục, tâm lý phòng thủ dịu bớt nhưng các quỹ vẫn rút ròng
Chứng khoán 22/06/2025 14:00

Xây dựng hệ sinh thái hạ tầng tài chính số: Những bước tiến mới
Chứng khoán 21/06/2025 16:00

“Chìa khóa tài chính” trong thời đại số
Chứng khoán 21/06/2025 08:00

Fed giữ nguyên lãi suất, chú ý rủi ro cho mục tiêu kép
Chứng khoán 20/06/2025 08:00

Phát hành trái phiếu xanh đô thị: Lời giải về vốn dài hạn cho các dự án lớn
Chứng khoán 19/06/2025 06:00
Các tin khác

23 doanh nghiệp trả cổ tức tuần từ 16-20/6
Chứng khoán 16/06/2025 18:00

Hai kịch bản với chứng khoán
Chứng khoán 14/06/2025 12:00

“Đón sóng” cổ phiếu bất động sản
Chứng khoán 13/06/2025 12:00

Cổ phiếu HPG: Kỳ vọng từ dự án đường sắt và lò cao đi vào hoạt động
Chứng khoán 12/06/2025 14:00

Sửa Luật Doanh nghiệp: Hạn chế chào bán trái phiếu riêng lẻ tràn lan
Chứng khoán 11/06/2025 15:00

Trái phiếu bất động sản hụt hơi, tín dụng lại "gánh" còng lưng
Chứng khoán 10/06/2025 16:00

Ngân hàng chiếm ưu thế trên 'sân chơi' tài sản số
Chứng khoán 10/06/2025 12:00

Vi phạm trong lĩnh vực ngoại hối giảm mạnh, nhờ đâu?
Chứng khoán 08/06/2025 16:00

Nhịp tăng - giảm và những áp lực của tỷ giá
Chứng khoán 06/06/2025 17:00

Thấy gì từ hiệu suất của các quỹ đầu tư so với VN-Index?
Chứng khoán 06/06/2025 08:00

Sàn giao dịch vàng do Nhà nước quản lý: Lợi ích ra sao?
Chứng khoán 03/06/2025 08:36

“Bắt sóng” cổ phiếu vật liệu xây dựng
Chứng khoán 31/05/2025 06:00

Lý do khiến danh mục của nhiều nhà đầu tư chưa "về bờ"
Chứng khoán 28/05/2025 18:00

Chứng khoán Mỹ và Việt Nam đồng loạt phát tín hiệu cảnh báo
Kinh tế - Tài chính 26/05/2025 12:59

Rủi ro thuế quan trở lại, chọn nhóm cổ phiếu vượt nhiễu động ra sao?
Chứng khoán 26/05/2025 09:23

Cẩn trọng đầu tư theo chiến lược cổ tức cao
Chứng khoán 25/05/2025 11:00

Thiếu lực từ cổ phiếu trụ, VN-Index phục hồi yếu ớt
Chứng khoán 25/05/2025 06:20

Nguy cơ xói mòn tính độc lập trong chính sách tiền tệ của Fed
Chứng khoán 23/05/2025 10:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58