Giá phân bón ra sao nếu áp thuế giá trị gia tăng?
Đây là một trong những nội dung được nêu tại Hội thảo “Vai trò của chính sách thuế trong sự phát triển của thị trường vật tư nông nghiệp Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân cùng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức, ngày 7.12. Theo đó, các diễn giả cũng đã làm rõ bất cập của chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT) hiện hành với mặt hàng phân bón.
Không áp thuế, “ba nhà” đều thiệt
Phân bón là vật tư quan trọng số một bởi nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành trồng trọt, trong khi ngành trồng trọt chiếm 64 - 68% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. Nhằm hỗ trợ giá đầu vào cho nông dân, tháng 11.2014, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật số 71/2014/QH13), chuyển phân bón từ đối tượng chịu thuế VAT 5% sang đối tượng không chịu thuế.
“Nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm ổn định nguồn thu cho ngân sách và phù hợp với thông lệ quốc tế, tại Nghị quyết số 23/2021/QH15, Quốc hội Khóa XV đã yêu cầu khẩn trương sửa đổi, hoàn thiện một số luật thuế, nhất là Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt… Dự kiến, trong phiên họp tháng 12.2023, khai mạc vào tuần tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét đề nghị của Chính phủ bổ sung dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Trong bối cảnh như vậy, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Hội thảo “Vai trò của chính sách thuế trong sự phát triển của thị trường vật tư nông nghiệp Việt Nam” với mong muốn đóng góp hữu ích vào quá trình sửa đổi Luật này. Ý kiến thảo luận, chia sẻ của các diễn giả sẽ là nguồn thông tin tham khảo tin cậy và hữu ích đối với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội trong quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến thuế giá trị gia tăng trong thời gian tới". Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền |
Tuy nhiên, sự thay đổi chính sách như vậy lại phát sinh nhiều bất cập, TS. Bùi Thị Mến, Chủ nhiệm bộ môn Thuế - Tài chính công, Học viện Ngân hàng, nhận xét. Điều này được các diễn giả phân tích rõ tại hội thảo.
Cụ thể, Việt Nam nhập khẩu tương đối nhiều phân bón từ nước ngoài. Phần lớn các nước này đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT nên doanh nghiệp của họ được hoàn thuế đầu vào khi xuất khẩu sang Việt Nam. Mặt khác, phân bón nhập khẩu vào Việt Nam lại không phải chịu thuế VAT tại khâu nhập khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp nước ngoài có điều kiện hạ giá bán và cạnh tranh không công bằng với phân bón sản xuất trong nước.
Trong khi đó, doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước lại gặp nhiều khó khăn. Do phân bón không thuộc diện chịu thuế VAT nên các doanh nghiệp không được kê khai, khấu trừ thuế VAT đầu vào mà phải tính vào chi phí sản phẩm. Điều này khiến giá thành sản phẩm tăng 5 - 8%, bất lợi trong cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu cùng loại; đồng thời không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
Không chỉ doanh nghiệp mà Nhà nước và nông dân cũng đều chịu thiệt. Nhà nước mất nguồn thu ngân sách do không thu được thuế VAT ở khâu nhập khẩu với phân bón trong khi thuế nhập khẩu thì vốn rất thấp hoặc đã được đưa về mức 0%. Còn nông dân phải mua phân bón với giá cao do các nhà sản xuất trong nước đã đẩy một phần chi phí thuế vào giá thành sản phẩm - nghĩa là mục tiêu giảm giá phân bón để hỗ trợ nông dân không đạt được.
Nên áp thuế VAT 5% với phân bón
Từ thực trạng này, đa số diễn giả tham dự hội thảo cho rằng cần thay đổi chính sách thuế VAT với phân bón. “Sự điều chỉnh này hướng tới mục tiêu nâng hiệu quả, giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp để mọi người trong ngành đều được hưởng lợi tốt nhất, chứ không đơn thuần là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hay tăng giá, giảm giá”, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế, nói.
Các diễn giả như ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính; PGS.TS. Lý Phương Duyên, Giảng viên cao cấp Khoa Thuế - Hải quan, Học viện Tài chính; TS. Bùi Thị Mến, Chủ nhiệm bộ môn Thuế - Tài chính công, Học viện Ngân hàng; ông Nguyễn Việt Anh, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Manabox Việt Nam… đều nhất trí rằng, quá trình sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng tới đây, cần đưa phân bón vào diện chịu thuế với thuế VAT với thuế suất 5%.
“Tại sao không phải là thuế suất VAT 10%? Thuế suất 10% thì tính liên hoàn (giữa khấu trừ đầu vào và hoàn thuế - PV) tốt hơn, khoa học hơn nhưng lĩnh vực nông nghiệp đang được ưu đãi nên xét cả tình và lý đều chưa hợp lý. Còn thuế suất 0% - kinh nghiệm các nước chỉ áp dụng cho những mặt hàng mang tính an sinh, nhân văn, ví dụ thuốc chữa bệnh. Do đó, cũng chưa nên áp dụng mức thuế này với phân bón”, PGS.TS. Lý Phương Duyên phân tích.
“Việc đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT với mức thuế suất 5% không chỉ phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế, mà cũng là mở rộng diện chịu thuế, mở rộng cơ sở thuế như Chiến lược cải cách hệ thống thuế gia đoạn 2021 - 2030”, ông Nguyễn Văn Phụng nói.
Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, khi áp thuế VAT với phân bón, các nhà sản xuất trong nước được khấu trừ thuế VAT trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nội địa. Qua đó, giúp nhà sản xuất chuyển hướng đầu tư công nghệ mới, điều tiết giá thành, quản lý về chất lượng, thương hiệu, sản phẩm khi đưa ra thị trường. Tuy nhiên, việc áp dụng thuế VAT cần phù hợp từng giai đoạn, từng thời kỳ để không ảnh hưởng đến sản xuất trong nước nói chung và nông nghiệp nói riêng.
Tại hội thảo, một vấn đề quan trọng được thảo luận là áp thuế VAT 5% với phân bón có làm tăng giá sản phẩm này không? “Về mặt cảm quan, tăng thuế sẽ làm tăng giá sản phẩm nhưng thực tế có thể không như vậy. Ví dụ, hiện nay doanh nghiệp không được khấu trừ thuế VAT đầu vào nên họ phải tính vào giá thành sản phẩm. Nếu đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT, doanh nghiệp được khấu trừ và chi phí sản xuất giảm nên họ có dư địa lớn để cạnh tranh giảm giá”, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách phân tích.
Giải thích rõ hơn, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, nói: “Chúng ta làm gì thì làm, vẫn phải để cho giá là giá cạnh tranh. Giảm hay tăng bất cứ sắc thuế nào có thể làm cho giá tăng, giá giảm nhưng với mặt hàng ít độc quyền, thông thương với thế giới thì giá là giá quốc tế. Ở đây, dù sản xuất trong nước nhưng vẫn phải chấp nhận giá quốc tế cộng với VAT, nhưng nếu có chính sách thuế phù hợp thì doanh nghiệp có cơ để giảm giá, cạnh tranh với giá quốc tế đó”.
Đặc biệt, PGS.TS. Lý Phương Duyên lưu ý, khi đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT với thuế suất 5%, cần sửa đổi các quy định về hoàn thuế cho đồng bộ để tránh thiệt thòi cho doanh nghiệp. Thực tế đã có doanh nghiệp nộp thuế “âm” qua nhiều năm (do thuế VAT đầu vào là 5%, thuế VAT đầu ra là 10%) nhưng không được hoàn thuế do không thuộc diện được hoàn thuế.
Nguồn:
Giá phân bón ra sao nếu áp thuế giá trị gia tăng? |
Tin liên quan
Quảng Trị có gì để phát triển kinh tế đêm? 14/10/2024 17:15
Khai thác tiềm năng phát triển du lịch cao cấp 14/10/2024 16:00
SSI khuyến nghị gì về BID, CTG, VCB, ACB, MBB, VPB và TCB? 14/10/2024 14:54
Cùng chuyên mục
Khơi thông điểm nghẽn cho doanh nghiệp công nghiệp
Kinh tế 14/10/2024 12:00
Cho vay bất động sản: Hồi phục tốt không che hết nỗi lo nợ xấu
Kinh tế - Tài chính 14/10/2024 10:00
Bà Mai Kiều Liên và những câu nói gắn liền với thương hiệu nữ doanh nhân quyền lực châu Á
Kinh tế 13/10/2024 13:10
Giá vàng ngắn hạn giảm là cơ hội mua vào?
Kinh tế 13/10/2024 10:00
Vàng tăng 2 phiên liên tiếp sau dữ liệu lạm phát của Mỹ
Kinh tế 13/10/2024 08:00
Thương mại quốc tế tích cực: Những tác động đến Việt Nam
Kinh tế 12/10/2024 11:00
Các tin khác
Doanh nghiệp Việt giải bài toán thiếu hụt nguồn cung Vonfram toàn cầu
Kinh tế 11/10/2024 13:00
Sau 1 năm thí điểm, xe đạp công cộng của Hà Nội báo lỗ
Kinh tế - Tài chính 10/10/2024 14:10
Triển vọng sáng nhưng doanh nghiệp điện tử Việt khó bứt phá
Kinh tế 09/10/2024 15:00
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 6,4%
Kinh tế - Tài chính 09/10/2024 06:00
GDP quý 3 ước tăng 7.4%
Kinh tế 07/10/2024 10:00
Vì sao các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực AI hút vốn “khủng”?
Kinh tế 07/10/2024 07:00
GDP quý III tăng 7,4%
Kinh tế - Tài chính 06/10/2024 14:22
Nhận vốn xanh để "sống bền vững"
Kinh tế 06/10/2024 14:00
Giá vàng tuần tới: “Bệ phóng” từ xung đột địa chính trị
Kinh tế 06/10/2024 12:00
Thủ tướng gặp đại diện doanh nghiệp: Cần giải pháp tài chính đột phá
Kinh tế 05/10/2024 07:00
Thủ tướng: Không có đội ngũ doanh nhân giỏi thì dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ
Kinh tế 04/10/2024 17:00
Thủ tướng gặp đại diện doanh nghiệp: Khẩn trương xây dựng cơ chế phát triển doanh nghiệp dân tộc
Kinh tế 04/10/2024 14:00
Gỡ vướng hoàn thuế Giá trị gia tăng: Giải pháp từ ứng dụng số hóa
Kinh tế 04/10/2024 07:00
Vàng ngày càng “bỏng tay”
Kinh tế 02/10/2024 16:00
5 ngành dự báo tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý III/2024
Kinh tế - Tài chính 02/10/2024 14:00
Giá vàng trong nước tăng mạnh, chuyên gia thế giới dự báo ra sao?
Kinh tế 01/10/2024 17:00
Trung Quốc giảm lãi suất, nắn dòng tiền vào tiêu dùng
Kinh tế 01/10/2024 14:00
Phát triển khu công nghiệp sinh thái còn nhiều rào cản
Kinh tế 01/10/2024 12:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00