Doanh nghiệp nông sản rộng đường sang Trung Quốc

Gần chục loại nông sản Việt, chủ yếu là trái cây tươi như dừa, na, roi, hoa quả đông lạnh… sẽ được phía Trung Quốc mở rộng cửa để nhập chính ngạch, giúp tăng hàng tỷ USD doanh thu.

Ảnh minh họa.

Thời cơ cho nông sản Việt thăng hạng tại thị trường tỷ dân ngày càng rõ ràng hơn, bởi Trung Quốc đang mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông sản chất lượng cao của Việt Nam.

Mở cửa với nhiều nông sản Việt

Trong Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phía Trung Quốc cho biết, sẽ mở thị trường cho nhiều loại nông sản của Việt Nam như dừa tươi, sản phẩm trái cây đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, dược liệu Đông y có nguồn gốc thực vật, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm…

Với 1,4 tỷ dân, Trung Quốc có nhu cầu rất lớn với các loại nông sản, song những năm gần đây, tiêu chuẩn nhập khẩu của thị trường này đã siết chặt, không còn là thị trường dễ tính.

Hiện hoạt động sản xuất mặt hàng nông sản được các địa phương, doanh nghiệp, nông dân… đưa vào quỹ đạo bài bản, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, từ vùng trồng, cơ sở đóng gói, quy cách, hình thức theo đúng yêu cầu đối với từng mặt hàng từ nhà nhập khẩu. Do đó, sản lượng các mặt hàng nhóm này xuất sang Trung Quốc không ngừng tăng.

Hiện các cơ quan chuyên môn của Bộ NN&PTNT đang phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) gấp rút hoàn thiện hồ sơ mở cửa thị trường đối với 6 sản phẩm là trái cây có múi (bưởi, cam, quýt…), dừa, sầu riêng cấp đông, ớt, dược liệu và thủy sản đánh bắt tự nhiên. Khi 6 mặt hàng này khi được xuất khẩu chính ngạch, sẽ tạo dư địa tăng trưởng doanh thu hàng tỷ USD cho ngành nông nghiệp.

Tính đến hết tháng 11, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc 56 tỷ USD hàng hóa, với 12 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Đáng chú ý, có 3 nhóm hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp có kim ngạch tỷ USD là gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, rau quả.

Riêng rau quả là nhóm hàng có tăng trưởng ấn tượng nhất trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu rau quả 11 tháng đạt hơn 3,4 tỷ USD, tăng tới 149% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đến nay, Việt Nam có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, gồm: tổ yến và sản phẩm từ tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, thạch đen, vải, chanh dây và sầu riêng. Các mặt hàng này đã giúp mang về doanh thu vài tỷ USD, trong đó sầu riêng mang về tới 2,2 tỷ USD.

Mặt hàng vừa được xuất khẩu chính ngạch là dưa hấu. Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dưa hấu tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc vừa được ký kết hôm 13/12/2023, là một bước quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sản phẩm nông nghiệp truyền thống của Việt Nam và chuẩn hóa các quy định về xuất khẩu nông sản giữa hai nước.

Sớm có thêm mặt hàng tỷ USD

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 180 tỷ USD năm 2022, tăng 9 lần so với mức 20 tỷ USD năm 2008.

Cuối tháng 11, Công ty cổ phần Dinh dưỡng Avanest Việt Nam và Công ty cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa đã xuất khẩu thành công các lô hàng tổ yến sạch, yến hũ chưng sẵn và yến sào Sanvinest Khánh Hòa nguyên chất sang thị trường này theo Nghị định thư ký cuối năm 2022.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) đánh giá, việc Trung Quốc chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm tổ yến từ Việt Nam tạo ra nhiều cơ hội cho ngành chăn nuôi chim yến và sản xuất, chế biến tổ yến.

Cả nước hiện có 42/63 tỉnh, thành phố có nuôi chim yến với trên 22.000 nhà yến, sản lượng tổ yến khoảng 150 tấn, trị giá trên 600 triệu USD. Nếu hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tiếp tục gia tăng, ký kết được nhiều hợp đồng mới, khả năng tiến tới doanh thu tỷ USD từ xuất khẩu mặt hàng này không quá xa.

Thời cơ cho nông sản Việt thăng hạng tại thị trường tỷ dân ngày càng rõ ràng hơn, bởi Trung Quốc đang mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông sản chất lượng cao của Việt Nam. Danh sách các mặt hàng gấp rút hoàn thiện hồ sơ mở cửa thị trường đang được 2 bên xử lý. Khi những mặt hàng nói trên sớm được ký nghị định thư với Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ còn tăng mạnh.

"Nếu được mở cửa sớm từ đầu năm 2024, thì 3 mặt hàng quan trọng là sầu riêng cấp đông, dừa, bưởi có thể mang về 1 - 1,5 tỷ USD", ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) dự tính.

Sau kỳ tích của sầu riêng, trái dừa tươi dự kiến sớm mang về doanh thu hàng trăm triệu USD. Hiệp hội Dừa Việt Nam cho hay, khi được xuất khẩu chính ngạch, ngành dừa có thể mang về doanh thu rất đáng kể.

Cơ hội sẽ biến thành doanh thu ngoại tệ khi các ngành sản xuất được công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tăng năng suất, tăng sản lượng lẫn chất lượng, thỏa mãn được nhu cầu mà thị trường nhập khẩu đặt ra.

Dù Trung Quốc đã và sắp ký thêm nghị định thư cho nhiều mặt hàng nông sản Việt, nhưng thách thức đặt ra cho doanh nghiệp, nông dân trong nước là phải tuân thủ về vùng trồng, cơ sở đóng gói, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, đáp ứng toàn bộ hàng rào kỹ thuật… Chỉ một trong những tiêu chuẩn này chưa đạt, hàng hóa sẽ không được thông quan, khi đó sẽ là điểm trừ cho hàng Việt.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh, chỉ có tổ chức sản xuất bài bản mới có thể đi đường dài, không chỉ sang Trung Quốc, mà với nhiều thị trường trên toàn cầu.

Nguồn: Doanh nghiệp nông sản rộng đường sang Trung Quốc

Hải Yến
baodautu.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Kinh doanh thuận lợi, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức

Kinh doanh thuận lợi, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức

Nhựa Tiền Phong (mã cổ phiếu NTP) ghi nhận 624 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 3 quý đầu năm nay, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động

Nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động

Liên doanh Công ty TNHH Chăn nuôi Việt Nhật (JVL) vừa cho biết Nhà máy chế biến thịt bò Vinabeef tại Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã chính thức đi vào hoạt động.
Chủ tịch HĐQT Trần Đình Thanh: HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần tại Nhật Bản

Chủ tịch HĐQT Trần Đình Thanh: HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần tại Nhật Bản

Trong số các thị trường nước ngoài, Nhật Bản cũng là một thị trường rất khắt khe mà HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần, đẩy mạnh hình ảnh sản phẩm.
Trung Quốc thận trọng kích thích kinh tế, nhà đầu tư ngoại lo ngại

Trung Quốc thận trọng kích thích kinh tế, nhà đầu tư ngoại lo ngại

Trung Quốc ưu tiên kích thích kinh tế thận trọng trong bối cảnh niềm tin nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục suy giảm.
Giá vàng

Giá vàng 'bất động' chờ Fed

Trước khi Fed có quyết định lãi suất quan trọng cuối cùng trong năm 2024, giá vàng thế giới và trong nước chủ yếu biến động trong biên độ hẹp.
PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu

PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu

Theo danh sách công bố và xếp hạng từ Forbes Việt Nam, Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOILl) được vinh danh trong top 25 Thương hiệu dẫn đầu năm 2024.

Các tin khác

Giá vàng miếng SJC lại quay đầu giảm “sốc”

Giá vàng miếng SJC lại quay đầu giảm “sốc”

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, ngày 16/12, giá vàng miếng SJC tại thị trường trong nước đồng loạt quay đầu giảm “sốc”.
Động lực nào cho tăng trưởng của Việt Nam bứt phá?

Động lực nào cho tăng trưởng của Việt Nam bứt phá?

Khi chính sách tiền tệ, tài khoá không còn nhiều dư địa, thì làn sóng dịch chuyển mới từ FDI, công nghệ, Chip và AI đủ lớn sẽ là động lực cho tăng trưởng của Việt Nam bứt phá.
Đo lường và đánh giá quan hệ xã hội: Bệ phóng cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Đo lường và đánh giá quan hệ xã hội: Bệ phóng cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Các doanh nghiệp cần lựa chọn những phương pháp đo lường phù hợp và minh bạch để tạo dựng lòng tin và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Áp lực toàn cầu và giải pháp của Việt Nam

Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Áp lực toàn cầu và giải pháp của Việt Nam

Tài nguyên thiên nhiên không chỉ là nền tảng cho sự phát triển kinh tế mà còn là yếu tố cốt lõi đảm bảo sự bền vững của mọi quốc gia. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số và tốc độ công nghiệp hóa chóng mặt đang đẩy hành tinh vào tình trạng khủng hoảng.
ESG - Chìa khóa vàng cho sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

ESG - Chìa khóa vàng cho sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Được nhắc đến lần đầu tiên trong một báo cáo tài chính giữa những năm 2000, ESG đã nhanh chóng trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững. Những yếu tố này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro phi tài chính mà còn mở ra những cơ hội mới để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo ra giá trị dài hạn.
Manulife tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho 3.000 người dân TP.HCM

Manulife tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho 3.000 người dân TP.HCM

Là một trong những sự kiện sức khỏe cộng đồng quy mô lớn tại TP.HCM trong năm 2024, ngày hội “Sống Khỏe Mỗi Ngày” của Manulife diễn ra vào 15/12 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ đã mang đến cơ hội khám bệnh miễn phí cho hơn 3.000 người dân.
Giá vàng tuần tới: FED sẽ “bật mí” định hướng mới?

Giá vàng tuần tới: FED sẽ “bật mí” định hướng mới?

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc FED đưa ra định hướng mới về chính sách tiền tệ sẽ tác động mạnh đến giá vàng tuần tới hơn là cắt giảm 25 điểm lãi suất cơ bản.
Quản trị ESG: Chiến lược trong thời đại mới

Quản trị ESG: Chiến lược trong thời đại mới

Quản trị doanh nghiệp (Governance) không chỉ là trụ cột quan trọng trong ESG, mà còn đóng vai trò như "hệ điều hành" đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của mọi tổ chức.
Xây dựng doanh nghiệp bền vững: Góc nhìn từ khía cạnh xã hội (Social) trong ESG

Xây dựng doanh nghiệp bền vững: Góc nhìn từ khía cạnh xã hội (Social) trong ESG

Thế giới doanh nghiệp đã vượt qua thời kỳ mà lợi nhuận là mục tiêu duy nhất. Ngày nay, mục đích của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên những đóng góp thực sự của họ đối với xã hội.
Tôn trọng và phát triển nguồn nhân lực: Bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Tôn trọng và phát triển nguồn nhân lực: Bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Trong bối cảnh năm 2025, khi Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực không chỉ là tài sản quý giá mà còn là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp SME, nơi mà nguồn nhân lực thường xuyên bị bỏ qua hoặc chưa được đầu tư đúng mức, vấn đề này càng trở nên cấp thiết.
Kinh tế Đông Nam Á sẽ ra sao dưới thời Trump 2.0?

Kinh tế Đông Nam Á sẽ ra sao dưới thời Trump 2.0?

Có nhiều lo ngại những chính sách diều hâu của Mỹ có thể tác động mạnh đến mối quan hệ thương mại giữa Mỹ với các quốc gia Đông Nam Á.
Trung Quốc muốn Mỹ chọn đối thoại để giải quyết căng thẳng

Trung Quốc muốn Mỹ chọn đối thoại để giải quyết căng thẳng

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng không ai thắng trong chiến tranh thương mại, nên chọn đối thoại thay vì đối đầu.
Tăng trưởng GDP hai con số gắn liền với “sức khoẻ” của doanh nghiệp

Tăng trưởng GDP hai con số gắn liền với “sức khoẻ” của doanh nghiệp

Việt Nam hoàn toàn có thể đạt tăng trưởng GDP hai con số nếu doanh nghiệp được cải thiện "sức khoẻ", nâng cao hiệu quả hoạt động.
TP HCM: Miễn thuế cho người khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

TP HCM: Miễn thuế cho người khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Tại kỳ họp 20 HĐND TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, đã thông qua nghị quyết người khởi nghiệp ĐMST được miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp từ ngày 1/1/2025.
Trung Quốc hạ lãi suất, tác động khó lường đến CNY

Trung Quốc hạ lãi suất, tác động khó lường đến CNY

Gói kích thích kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ là giảm lãi suất từ 40 đến 50 điểm cơ bản. Điều này có nguy cơ đẩy CNY rớt giá mạnh.
Kinh tế châu Á năm 2025: Những biến số khó lường

Kinh tế châu Á năm 2025: Những biến số khó lường

Kinh tế châu Á sẽ tiếp tục là tâm điểm tăng trưởng, tuy nhiên vẫn cần theo dõi chặt chẽ các biến số khó lường từ chính sách thương mại của Mỹ và đồng USD mạnh lên.
Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia

Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia

Sau 28 năm triển khai, có 332 doanh nghiệp đạt Giải Vàng, 139 doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Tính riêng trong 03 năm (2021-2023), có 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng - Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, đồng thời đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương.
ADB nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,4% năm 2024

ADB nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,4% năm 2024

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng của Việt Nam được điều chỉnh lên mức 6,4% so với dự báo trước đây là 6,0% trong năm 2024; và lên mức 6,6% so với mức 6,2% trong năm 2025 do hoạt động thương mại mạnh hơn dự kiến và xuất khẩu hồi phục.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động