Doanh nghiệp nhà ở quý III: Tiếu lý tàng… sầu

Bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp nhà ở trong quý III/2024 có thể tóm gọn trong 4 chữ “tiếu lý tàng…sầu” (trong tiếng cười, có ẩn chứa niềm chua xót). Bởi mặc dù tổng quan không quá tệ, nhưng số doanh nghiệp có doanh thu lớn, lợi nhuận cao lại vô cùng ít ỏi.

Đếm trên một bàn tay

Thống kê của Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đối với 40 doanh nghiệp phát triển nhà ở hàng đầu thị trường hiện nay cho thấy, trong quý III/2024, nhiều đơn vị đã ghi nhận đà tăng trưởng doanh thu khá ấn tượng.

Nổi bật trong số đó là những doanh nghiệp tăng trưởng bằng lần như: Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) tăng 5,6 lần, Địa ốc Sài Gòn (HoSE: SGR) tăng 3 lần, Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX: IDJ) tăng 2,7 lần, Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) tăng 2,5 lần. Các doanh nghiệp có mức tăng trưởng hai chữ số ở mức cao gồm: Novaland (HoSE: NVL) tăng 87%, Taseco Land (UPCoM: TAL) tăng 66%, Hải Phát Invest (HoSE: HPX) tăng 42%, Vingroup (HoSE: VIC) tăng 31%, BecamexTDC (HoSE: TDC) tăng 27%, EverLand (HoSE: EVG) tăng 24%...

Đây có thể xem là một tin vui, cho thấy nhịp phục hồi của thị trường bất động sản vẫn đang tiếp diễn, nhất là ở các doanh nghiệp quan trọng như: Vingroup, Novaland.

Tuy nhiên, niềm vui này không lớn, bởi ngoài yếu tố nền so sánh thấp (cùng kỳ năm 2023, thị trường bất động sản vẫn chìm trong khủng hoảng), thì số lượng doanh nghiệp có doanh thu lớn rất ít ỏi, chỉ đếm trên một bàn tay.

Cụ thể, trong 40 doanh nghiệp được đưa vào diện thống kê, chỉ 2 doanh nghiệp có doanh thu vạn tỷ đồng là Vingroup (62.850 tỷ đồng) và Vinhomes – HoSE: VHM (33.323 tỷ đồng); chỉ 3 doanh nghiệp có doanh thu nghìn tỷ đồng là Novaland (2.010 tỷ đồng), Tài chính Hoàng Huy (1.413 tỷ đồng) và Đất Xanh – HoSE: DXG (1.013 tỷ đồng).

Có 18/40 doanh nghiệp được thống kê có doanh thu trên ngưỡng 100 tỷ đồng, gồm: Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM – HoSE: CII (706 tỷ đồng), Hải Phát Invest (428 tỷ đồng), Licogi – UPCoM: LIC (389 tỷ đồng), EverLand (332 tỷ đồng), Taseco Land (310 tỷ đồng), Kosy – HoSE: KOS (304 tỷ đồng), CIC Group – HoSE: CKG (300 tỷ đồng), An Gia – HoSE: AGG (268 tỷ đồng), Khang Điền – HoSE: KDH (252 tỷ đồng), IDJ Việt Nam (185 tỷ đồng), TTC Land – HoSE: SCR (184 tỷ đồng), Quốc Cường Gia Lai (178 tỷ đồng), BV Land - UPCoM: BVL (177 tỷ đồng), SJ Group – HoSE: SJS (127 tỷ đồng), Hodeco – HoSE: HDC (124 tỷ đồng), Dịch vụ Hoàng Huy – HoSE: HHS (124 tỷ đồng). Nhưng điều đáng buồn là trong nhóm này, có nhiều doanh nghiệp bị suy giảm rất nặng về doanh thu, như: An Gia (-85%), Licogi (-75%), Khang Điền (-59%), BV Land (-42%), SJ Group (-26%), Hodeco (-26%), Dịch vụ Hoàng Huy (-23%), Đất Xanh (-16%).

Các doanh nghiệp nằm ngoài nhóm “doanh thu trên 100 tỷ đồng” chung cảnh bị suy giảm nặng về doanh thu gồm: Phát Đạt – HoSE: PDR (-99%), Sunshine Homes – UPCoM: SSH (-94%), Lideco – HoSE: NTL (-92%), DIC Group – HoSE: DIG (-80%), Nam Mê Kông – HNX: VC3 (-58%), BGI Group – HNX: VC7 (-34%)…

Không ít doanh nghiệp khác có doanh thu rất thấp, thậm chí ở mức “bé hạt tiêu” như: Địa ốc Hoàng Quân – HoSE: HQC (9 tỷ đồng), Fideco – HoSE: FDC (7 tỷ đồng), Lideco (4 tỷ đồng), Phát Đạt (2,6 tỷ đồng)…

Doanh nghiệp nhà ở quý III: Tiếu lý tàng… sầu

Nỗi niềm lợi nhuận

Cùng với sự kém vui về doanh thu, bức tranh lợi nhuận sau thuế quý III/2023 của các doanh nghiệp nhà ở cũng chứa đựng đầy nỗi niềm.

Trên thực tế, quý III/2024 có khá nhiều doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, không ít doanh nghiệp tăng trưởng bằng lần như: Novaland (21,6 lần), Taseco Land (20 lần), Vingroup (3,5 lần), Lideco (3,4 lần), Hải Phát Invest (2,7 lần), Tài chính Hoàng Huy (2,7 lần), Quốc Cường Gia Lai (2,5 lần), Kosy (2,4 lần), Địa ốc Sài Gòn (2,3 lần). Một số doanh nghiệp khác cũng có mức tăng trưởng hai chữ số như: C.E.O Group – HNX: CEO (73%), EverLand (37%), SJ Group (34%), IDJ Việt Nam (33%), CIC Group (21%)…

Tuy nhiên, xét trên giá trị tuyệt đối, số doanh nghiệp lãi lớn lại rất hiếm. Trong 40 doanh nghiệp được thống kê, chỉ có 3 doanh nghiệp có lợi nhuận trên nghìn tỷ đồng gồm: Vinhomes (8.980 tỷ đồng), Novaland (2.950 tỷ đồng), Vingroup (2.105 tỷ đồng); chỉ 2 doanh nghiệp có lợi nhuận trên 100 tỷ đồng gồm: Tài chính Hoàng Huy (263 tỷ đồng), Taseco Land (185 tỷ đồng).

Mặt khác, không ít doanh nghiệp báo lợi nhuận tăng trưởng mạnh, nhưng thực tế giá trị lợi nhuận không cao, như: Địa ốc Sài Gòn (tăng 2,3 lần, đạt 42 tỷ đồng), Quốc Cường Gia Lai (tăng 2,5 lần, đạt 25 tỷ đồng), Hải Phát Invest (tăng 2,7 lần, đạt 12 tỷ đồng), Kosy (tăng 2,4 lần, đạt 11 tỷ đồng), Lideco (tăng 3,4 lần, đạt 3,5 tỷ đồng), Fideco (tăng 3 lần, đạt 2,4 tỷ đồng)…

Thực tế là có rất nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận ở mức thấp, từ vài chục tỷ đồng đến vài tỷ đồng, thậm chí vài trăm triệu đồng. Các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp nhất thị trường gồm: EverLand (9 tỷ đồng), BV Land (8 tỷ đồng), Sunshine Homes (8 tỷ đồng), Nam Mê Kông (6 tỷ đồng), Lideco (3,5 tỷ đồng), Fideco (2,4 tỷ đồng), BGI Group (2 tỷ đồng), TTC Land (0,8 tỷ đồng).

Ngoài ra, xét ở một góc độ khác, quý III/2024 chứng kiến khá nhiều doanh nghiệp suy giảm lợi nhuận rất nặng so với cùng kỳ năm trước, trong đó có nhiều “ông lớn”, như: Vinhomes (-16%), Đất Xanh (-33%), Phát Đạt (-49%), Hodeco (-59%), Khang Điền (-68%), BV Land (-71%), TTC Land (-77%), An Gia (-88%), BGI Group (-90%), Sunshine Homes (-98%).

Một số doanh nghiệp phải nhờ vào hoạt động tài chính mới có tăng trưởng lợi nhuận hoặc thoát lỗ như: Novaland, Phát Đạt. Số khác thậm chí đã lỗ trước thuế (DIC Group).

Như vậy, có thể thấy, bức tranh lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà ở thực tế khá buồn. Đó là chưa kể, trong quý này, số doanh nghiệp báo lỗ vẫn khá nhiều. Trong đó, trường hợp đáng tiếc nhất là Nam Long – HoSE: NLG (lỗ 40 tỷ đồng). Đây là doanh nghiệp có nền tảng tốt và dự án phù hợp với nhu cầu thị trường, nhưng do suy giảm lãi trong công ty liên doanh, liên kết mà phải chịu lỗ. Còn lại, các doanh nghiệp báo lỗ trong quý đều là những cái tên thuộc vào hàng ngũ “lỗ kinh niên” như: Long Giang Land – HoSE: LGL (lỗ 17 tỷ đồng, là quý lỗ thứ 4 liên tiếp), DRH Holdings – HoSE: DRH (lỗ 31 tỷ đồng, là quý lỗ thứ 6 liên tiếp), EVNLand – HoSE: LEC (lỗ 6 tỷ đồng, là quý lỗ thứ 8 liên tiếp), LDG Group – HoSE: LDG (lỗ 77 tỷ đồng, là quý lỗ thứ 8 liên tiếp), Danh Khôi – HNX: NRC (lỗ 6 tỷ đồng, tái lỗ sau 4 quý liên tiếp có lãi), Xuân Mai Corp – UPCoM: XMC (lỗ 0,3 tỷ đồng), UDEC – UPCoM: UDC (lỗ 15 tỷ đồng)…

Vì đâu?

Có thể nói, kết quả kinh doanh quý III/2024 đã phản ánh tương đối chính xác diễn biến của thị trường bất động sản hiện nay: một thị trường có sự hồi phục song chưa mạnh mẽ và là một thị trường có tính phân hoá sâu sắc, có mức độ cô đặc rất cao – biểu hiện rõ nét là phần lớn doanh thu, lợi nhuận của toàn thị trường rơi vào một số doanh nghiệp lớn (như Vingroup, Vinhomes, Novaland, Hoàng Huy…), là những đơn vị có sẵn dự án để khai thác. Trong số này, Vingroup – Vinhomes tiếp tục cho thấy vị thế “bá chủ” của mình, khi gần như là doanh nghiệp quốc nội duy nhất có thể triển khai đồng loạt các dự án lớn và “chia bánh” cho đồng minh (như: Masterise Group, MIK Group, thậm chí là cho nước ngoài như: CapitaLand).

Còn lại, khá nhiều doanh nghiệp cho thấy sự trồi sụt, không chỉ so với cùng kỳ năn trước mà còn so với quý liền kề ngay trước đó, phản ánh tính chất “mùa vụ” của thị trường bất động sản cũng như đặc trưng ghi nhận doanh thu, lợi nhuận của ngành này.

Tất nhiên, trong trò chơi chung của thị trường, có một số doanh nghiệp vẫn băng băng đi lên, cho thấy rất rõ quá trình “tạo sao” đang diễn ra hậu kỳ khủng hoảng.

Tựu trung lại, kết quả kinh doanh quý III/2024 là một thực trạng có thể chấp nhận được đối với các nhà đầu tư, dẫu rằng ít nhiều vẫn để lại những dư vị không mấy dễ chịu. Nói một cách hình ảnh là trong tiếng cười có ẩn chứa niềm chua xót, nhưng dẫu sao vẫn còn có thể cười.

Nguồn:Doanh nghiệp nhà ở quý III: Tiếu lý tàng… sầu

Ái Châu Tử
vietnamfinance.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp nhà ở quý III: Tiếu lý tàng… sầu

Doanh nghiệp nhà ở quý III: Tiếu lý tàng… sầu

Bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp nhà ở trong quý III/2024 có thể tóm gọn trong 4 chữ “tiếu lý tàng…sầu” (trong tiếng cười, có ẩn chứa niềm chua xót). Bởi mặc dù tổng quan không quá tệ, nhưng số doanh nghiệp có doanh thu lớn, lợi nhuận cao lại vô cùng ít ỏi.

Các tin khác

Bất động sản hàng hiệu tăng trưởng mạnh mẽ tại Châu Á - Thái Bình Dương

Bất động sản hàng hiệu tăng trưởng mạnh mẽ tại Châu Á - Thái Bình Dương

Các thương hiệu bất động sản hàng hiệu ngoài ngành khách sạn đang dần khẳng định vị thế tạo nên sự đa dạng và hấp dẫn cho thị trường.
Sáp nhập Cửa Lò vào thành phố Vinh

Sáp nhập Cửa Lò vào thành phố Vinh

Kể từ ngày 1/12/2024, thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, sáp nhập thành một phần của TP. Vinh.
Khó khăn dần đi qua với doanh nghiệp ngành xây dựng

Khó khăn dần đi qua với doanh nghiệp ngành xây dựng

Trong bối cảnh nhiều dự án án bất động sản tích cực triển khai và tái khởi động, thị trường xây dựng đang có dấu hiệu khởi sắc khi nhiều nhà thầu lớn liên tiếp trúng thầu các dự án lớn.
Hanoi Melody Residences tăng sức nóng dịp cuối năm

Hanoi Melody Residences tăng sức nóng dịp cuối năm

Nguồn cung cải thiện, diễn biến mới ở các dự án tái khởi động… tạo nên lực đẩy mạnh mẽ cho thị trường căn hộ Hà Nội thời điểm cuối năm, rõ nét khu vực nội đô hấp dẫn người mua.
Giá bất động sản "leo thang": Lời giải nào cho phát triển bền vững?

Giá bất động sản "leo thang": Lời giải nào cho phát triển bền vững?

Theo các chuyên gia, chỉ khi các vấn đề như định giá đất, đầu cơ, và cân bằng cung cầu được giải quyết, thị trường mới có thể phát triển ổn định và bền vững.
Người dân ngại mua nhà dù lãi suất thấp

Người dân ngại mua nhà dù lãi suất thấp

Giá bất động sản leo thang và tăng nhanh chóng khiến người dân chần chừ, không dám vay mua nhà dù lãi suất ở thời điểm hiện tại ở mức hấp dẫn.
Nhà ở xã hội: Triển vọng tích cực trong bối cảnh mới

Nhà ở xã hội: Triển vọng tích cực trong bối cảnh mới

Thị trường bất động sản Việt Nam đang chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là lĩnh vực nhà ở xã hội đang nhận được sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan quản lý và DN.
Có nhu cầu lớn nhưng căn hộ vừa túi tiền lại "tuyệt chủng", vì sao?

Có nhu cầu lớn nhưng căn hộ vừa túi tiền lại "tuyệt chủng", vì sao?

Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đã dần "tăng nhiệt", tuy nhiên sự gia tăng của nguồn cung được đóng góp chủ yếu bởi phân khúc cao cấp, trong khi nhà ở vừa túi tiền lại đang bị "bỏ rơi", khiến tình trạng mất cân đối cung - cầu ngày càng trầm trọng.
HoREA đề xuất tăng diện tích sử dụng tại căn hộ chung cư TP.HCM để xác định dân số

HoREA đề xuất tăng diện tích sử dụng tại căn hộ chung cư TP.HCM để xác định dân số

Hiệp hội Bất động sản TP. HCM đã gửi văn bản đề xuất TP.HCM cần tính toán lại phương pháp xác định dân số tại các khu vực chung cư nhằm tạo môi trường sống chất lượng hơn.
Liên tiếp đón quy hoạch giúp quận lớn bậc nhất Đà Nẵng trở thành "đầu tàu" kinh tế của khu vực

Liên tiếp đón quy hoạch giúp quận lớn bậc nhất Đà Nẵng trở thành "đầu tàu" kinh tế của khu vực

Được xác định là cực tăng trưởng quan trọng trong định hướng phát triển đa cực giảm phụ thuộc vào du lịch của Đà Nẵng, Quận Liên Chiểu đang nhận được nhiều sự quan tâm.
Triển vọng mới cho nhà ở xã hội

Triển vọng mới cho nhà ở xã hội

Dù việc triển khai nhà ở xã hội tại TP HCM còn nhiều thách thức song với các giải pháp đột phá được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiến độ thực hiện và đạt được mục tiêu đề ra.
Đề xuất đánh thuế mua bán nhà đất theo thời gian sở hữu

Đề xuất đánh thuế mua bán nhà đất theo thời gian sở hữu

Nhằm tránh tình trạng đầu cơ bất động sản, Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian sở hữu.
Mất cân đối nguồn cung nhà ở: Giải pháp nào từ phía chính quyền?

Mất cân đối nguồn cung nhà ở: Giải pháp nào từ phía chính quyền?

Sự mất cân đối nguồn cung cao cấp và nhà ở vừa túi tiền đang tạo nên một bức tranh đầy thách thức cho người mua nhà và các nhà hoạch định chính sách.
Cơ hội cuối sở hữu căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences chỉ từ 62 triệu đồng/m2

Cơ hội cuối sở hữu căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences chỉ từ 62 triệu đồng/m2

Thời điểm này sẽ là cơ hội không thể bỏ lỡ để sở hữu căn hộ nội đô với tiện ích cao cấp có mức giá chỉ từ 62 triệu đồng/m2, trước khi thị trường chung vào chu kỳ tăng trưởng mới.
Để lấn biển thành công cần đầu tư lớn, đa dạng chức năng và có tầm nhìn dài hạn

Để lấn biển thành công cần đầu tư lớn, đa dạng chức năng và có tầm nhìn dài hạn

Các công trình lấn biển đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, trở thành lực đẩy tăng trưởng.
Phát triển bền vững thị trường bất động sản: Động lực và thách thức

Phát triển bền vững thị trường bất động sản: Động lực và thách thức

Thị trường bất động sản Việt Nam đang dần chứng minh sự phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn khó khăn.
Thí điểm đất khác làm nhà ở thương mại: Phải đúng nhu cầu thị trường

Thí điểm đất khác làm nhà ở thương mại: Phải đúng nhu cầu thị trường

Dự thảo Nghị quyết thí điểm về mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại là một bước đi cần thiết để giải quyết các vấn đề về đất đai và nhà ở trong bối cảnh hiện nay.
Bất động sản năm 2025: Đất nền sẽ "lên ngôi"?

Bất động sản năm 2025: Đất nền sẽ "lên ngôi"?

Một số nhà đầu tư BĐS TP.HCM cho rằng giá chung cư đã khá cao, cần chuyển hướng vào đất nền bởi kỳ vọng năm 2025 phân khúc này sẽ lên ngôi
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động