Điều hành tỷ giá của Việt Nam - Một số khuyến nghị chính sách

Điều hành tỷ giá của NHNN thời gian tới vẫn tiếp tục chịu áp lực do lạm phát hiện ở mức cao, xung đột chính trị giữa các quốc gia chưa có dấu hiệu chấm dứt…, tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, sản xuất- kinh doanh và biến động tỷ giá trên thị trường ngoại hối.
Điều hành tỷ giá của Việt Nam - Một số khuyến nghị chính sách

Điều hành tỷ giá Việt Nam trong bối cảnh lạm phát thế giới tăng. Ảnh: Trọng Hiếu

Đặt vấn đề

Giai đoạn từ năm 2022, điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của ngân hàng trung ương (NHTW) các quốc gia phải ứng phó với các cú sốc lạm phát gia tăng hậu Covid-19 với nguyên nhân chủ yếu do giá cả hàng hoá, năng lượng gia tăng do việc tái tổ chức chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu, căng thẳng địa chính trị, biến đổi khí hậu và chủ nghĩa bảo hộ lương thực.… Theo đó, Fed đã tăng mạnh lãi suất (năm 2022: 7 lần tăng với tổng mức tăng là 4,25%, từ cận 0% lên 4,25%; năm 2023: 4 lần tăng với tổng mức tăng 1,0%, từ 4,5% lên 5,5%), khiến đồng USD tăng giá trên thị trường quốc tế. Cụ thể, chỉ số DXY năm 2022 tăng 7,89% so với cùng kỳ năm trước, có thời điểm vượt mức 113- mức cao nhất trong 20 năm trở lại đây.

Trước bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động, linh hoạt thích ứng trong điều hành tỷ giá, đặc biệt với các ngoại tệ mạnh như Đô-la Mỹ, Euro và các đồng ngoại tệ khác tại các quốc gia có quan hệ giao thương đáng kể với Việt Nam nhằm duy trì ổn định vĩ mô trong nước, hỗ trợ đầu tư, sản xuất phát triển. Mặc dù, năm 2023, trước động thái chững lại của đà tăng lãi suất Fed, áp lực tăng giá từ đồng USD giảm bớt, hỗ trợ sự ổn định của tỷ giá trong nước. Tuy nhiên, điều hành tỷ giá của NHNN thời gian tới vẫn tiếp tục chịu áp lực do lạm phát hiện ở mức cao, xung đột chính trị giữa các quốc gia chưa có dấu hiệu chấm dứt…, tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, sản xuất- kinh doanh và biến động tỷ giá trên thị trường ngoại hối.

Giới thiệu chung về tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái được xem là một công cụ đệm của CSTT nhằm hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát bởi cơ chế truyền dẫn của tỷ giá sẽ tác động trực tiếp tới xuất, nhập khẩu, qua đó ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa trong nước. NHTW sẽ căn cứ vào tình hình thực tiễn của nền kinh tế để áp dụng chế độ tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá phù hợp với mỗi quốc giá. Trong đó, cơ chế tỷ giá hối đoái (exchange rate mechanism) được hiểu là các biện pháp, cách thức can thiệp của NHTW để điều hành tỷ giá của quốc gia. Cơ chế tỷ giá là một trụ cột quan trọng trong CSTT của bất kỳ nền kinh tế nào và thường được các NHTW sử dụng để kiểm soát giá trị đồng tiền của quốc gia so với các loại tiền tệ khác (Justin Kuepper, 2022)

Theo cách phân loại các chế độ tỷ giá của IMF tại Báo cáo thường niên về chế độ tỷ giá năm 2013, có 3 nhóm chế độ tỷ giá thường được các NHTW trên thế giới áp dụng là: (i) Thả nổi (gồm thả nổi có điều tiết và thả nổi hoàn toàn); (ii) Neo cứng (gồm ngoại tệ hóa - exchange arrangement  with no separate legal tender và bản vị ngoại tệ - currency board); (iii) và Neo mềm (nhóm cơ chế tỷ giá trung gian) kết hợp những đặc điểm của hai chế độ tỷ giá neo cứng và thả nổi ở những mức độ khác nhau, tùy vào điều kiện từng nước.

Về cơ chế tỷ giá tại Việt Nam, Nghị định số 70/2014/NĐ-CP quy định cụ thể như sau: “Chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý do NHNN xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.”

Điều hành tỷ giá của NHNN trong giai đoạn 2022-2023

Sau khi dịch Covid-19 bắt đầu được kiểm soát tại nhiều quốc gia, kinh tế thế giới rơi vào trì trệ nghiêm trọng, đặc biệt tại các nền kinh tế tiên tiến xuất phát từ xu hướng dịch chuyển bất thường từ nhu cầu dịch vụ sang hàng hoá và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu dẫn đến lạm phát gia tăng (BIS, 2023), xung đột căng thẳng giữa Nga-Ukraine…. (Hình 1).

Trong bối cảnh đó, là một nền kinh tế có độ mở cao (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng từ 184,7% GDP năm 2016 lên mức khoảng trên 200% GDP giai đoạn 2022-2023), việc điều hành tỷ giá của Việt Nam luôn phải đối mặt với những thách thức đến từ bên ngoài như việc các nước lớn thu hẹp và ngừng các gói nới lỏng tiền tệ (Quantitative Easing - QE) chuyển sang thắt chặt CSTT, đồng USD lên giá…. Ngay cả đối với thị trường trong nước, yếu tố tâm lý cũng luôn thường trực mỗi khi thị trường tài chính thế giới biến động, tạo áp lực rất lớn đối với điều hành tỷ giá của NHNN.

Điều hành tỷ giá của Việt Nam - Một số khuyến nghị chính sách

Trước tình hình đó, NHNN đã kiên định điều hành tỷ giá linh hoạt, bám sát cung cầu thị trường, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT, kết hợp điều tiết thanh khoản hợp lý, chủ động truyền thông, can thiệp mua/bán ngoại tệ với TCTD theo phương thức phù hợp (cả giao ngay và kỳ hạn) để bình ổn thị trường, kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và hấp thu các cú sốc đối với nền kinh tế. Cụ thể:

Năm 2022, trước sức ép liên tục gia tăng đối với tỷ giá USD/VND và thị trường ngoại tệ, cân đối cung - cầu ngoại tệ khó khăn[3], trong năm 2022 NHNN đã phải điều hành tỷ giá: (i) Từng bước tạo dư địa để tỷ giá diễn biến linh hoạt, phù hợp với tình hình thị trường trong và ngoài nước, qua đó hấp thụ cú sốc bên ngoài (Quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ mức +3% lên +5% vào ngày 17/10/2022); (ii) Linh hoạt các phương thức bán can thiệp thị trường, điều chỉnh tỷ giá mua/bán can thiệp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản và bình ổn tâm lý thị trường (theo tính toán, NHNN đã bán can thiệp ngoại tệ nhằm ổn định thị trường trong năm 2022 khoảng 20 tỷ USD); (iii) Mở lại kênh tín phiếu sau gần 2 năm đại dịch Covid, với tiến độ giãn cách nhằm vừa hút bớt nội tệ, duy trì chênh lệch lãi suất giữa VND - USD trên thị trường liên ngân hàng, tạo sự hấp dẫn cho VND, vừa tạo điều kiện hỗ trợ thanh khoản, ổn định lãi suất cho phục hồi kinh tế. Cùng với đó, Chính phủ và NHNN đã nỗ lực, cố gắng trong đàm phán với Chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đã được Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa ra khỏi Danh sách giám sát về thao túng tiền tệ, đồng thời, đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của NHNN trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức (tại Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ” ban hành ngày 10/11/2022).

Kết quả, tỷ giá giao dịch trên thị trường diễn biến linh hoạt, thanh khoản thị trường đảm bảo, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ. Trong bối cảnh đồng tiền của các nước trong khu vực đều mất giá mạnh so với USD, nỗ lực và các giải pháp điều hành linh hoạt, chủ động của NHNN, VND chỉ mất giá khoảng 4,35% so với USD trong năm 2022.

Điều hành tỷ giá của Việt Nam - Một số khuyến nghị chính sách

Sang năm 2023, trong 6 tháng đầu năm, chỉ số đồng USD đi ngang thay vì tăng mạnh như năm 2022, nguồn cung ngoại tệ được đảm bảo nhờ cán cân thương mại thặng dư; dòng ngoại tệ tăng từ giải ngân vốn FDI và mua bán vốn cổ phần… giúp tỷ giá trong tầm kiểm soát, tạo thuận lợi cho công tác điều hành tỷ giá, ổn định thị trường ngoại tệ. Nhờ đó, NHNN mua được ngoại tệ để bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước (ước tính 6 tỷ USD) đưa dự trữ ngoại hối Nhà nước lên mức khoảng 87 tỷ USD vào cuối năm 2023, và một lượng lớn tiền đồng được đưa ra nền kinh tế, tăng thanh khoản cho TCTD, hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất VND. Tuy nhiên, từ giữa tháng 6/2023, VND chịu áp lực áp lực mất giá do đồng USD tăng mạnh trở lại trên thị trường quốc tế và do sự nghịch pha trong chu kỳ CSTT giữa Việt Nam và các nền kinh tế lớn (trong đó có Mỹ). Với áp lực đó, VND mất giá theo xu hướng chung nhưng vẫn ổn định hơn một số đồng tiền khác trong khu vực.

Tính đến cuối năm 2023, tỷ giá trung tâm ở mức 23.866 VND/USD (tăng gần 1,1% so với cuối năm 2022); tỷ giá niêm yết, giao dịch trên thị trường tăng khoảng 2,9%, tương đối ổn định so với nhiều đồng tiền khác trong khu vực. Việt Nam có tỷ lệ mất giá so với đồng USD rất thấp, cụ thể là 1,1% so với 4,32% của Malaysia, 1,65% đối với đồng Won Hàn Quốc, 2,88% đối với Trung Quốc và 7,89% của Nhật Bản (theo Bloomberg). Hoạt động trên thị trường ngoại tệ về cơ bản diễn ra thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được TCTD đáp ứng, trong đó có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Đánh giá điều hành tỷ giá của NHNN

Thứ nhất, từ khi NHNN áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm đến nay (Quyết định 2730/QĐ-NHNN ngày 31/12/2015), tỷ giá được điều hành tương đối ổn định, biến động theo hướng ngày càng linh hoạt hơn (Hình 3), qua đó hỗ trợ phát triển kinh tế, hoạt động thương mại, đầu tư. Theo một số nghiên cứu của Garrant & Peersman (2020), Obstfeld et al (2004), Benes et al (2013), việc điều hành tỷ giá của NHNN theo cơ chế thả nổi, có kiểm soát góp phần ổn định tâm lý thị trường, nhà đầu tư, đặc biệt khối doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, theo nghiên cứu của chúng tôi, việc hạn chế các biến động quá mức của tỷ giá trong từng thời kỳ đã góp phần kiểm soát lạm phát thông qua kênh truyền dẫn giá xuất, nhập khẩu. Với đặc thù Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ, có độ mở cao và cấu trúc nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu, xăng dầu, gia công sản xuất, tỷ giá trở thành một “thước đo” đối với kỳ vọng lạm phát trên thị trường.

Thứ hai, việc cho phép tỷ giá biến động linh hoạt đã góp phần tăng tính truyền dẫn của tỷ giá hối đoái, tăng hiệu quả hấp thụ các cú sốc ngoại sinh và tạo dư địa điều hành các công cụ CSTT truyền thống khác. Ngoài ra, khi NHNN tạo hành lang biên độ cho tỷ giá biến động linh hoạt, mang tính thị trường hơn, lạm phát vẫn được điều hành ổn định, trong tầm mục tiêu điều hành của Quốc hội, NHNN cho thấy sự tín nhiệm của thị trường đối với công tác điều hành CSTT của NHNN tương đối tốt. Nhờ đó, trong các giai đoạn cú sốc đặc biệt như Covid-19, lạm phát toàn cầu tăng cao, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thế giới, NHNN càng có vị thế trong việc điều hành biên độ tỷ giá, qua đó ổn định thị trường.

Thứ ba, NHNN đã chủ động, kịp thời truyền thông, định hướng thị trường khi cần thiết, qua đó tạo sự đồng thuận của các thành viên thị trường và nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, hiệu lực truyền dẫn của CSTT và tỷ giá. Đồng thời, kết hợp linh hoạt điều tiết thanh khoản, lãi suất VND hợp lý qua kênh nghiệp vụ thị trường mở để hỗ trợ ổn định tỷ giá trong những giai đoạn nguồn cung kém thuận lợi và tâm lý thị trường bị tác động bởi những trước biến động trên thị trường quốc tế.

Một số khuyến nghị chính sách

Trong bối cảnh thay đổi của điều kiện kinh tế toàn cầu và xu hướng hội nhập tài chính, tiền tệ, điều hành của các NHTW cần đổi mới theo hướng tiếp tục kiên định với mục tiêu kiểm soát lạm phát nhưng phải xem xét đến sự ổn định tài chính thông qua tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ, tài khoá và an toàn vĩ mô tạo thành khuôn khổ chính sách tích hợp (Integrated policy framework, IMF, 2020) nhằm nâng cao quyền tự chủ tiền tệ, cải thiện sự ổn định tài chính, giá cả và giảm biến động kinh tế. Tại Việt Nam, điều hành CSTT thời gian qua cho thấy NHNN đang dần chuyển hướng điều hành trên cơ sở khối lượng sang điều hành theo giá. Do đó, điều hành tỷ giá hối đoái sẽ cần mang tính thị trường hơn để giảm bớt áp lực điều hành của NHNN và hỗ trợ hoạt động thương mại, tăng uy tín của thị trường Việt Nam trên trường quốc tế. Cụ thể:

Một là, việc điều chỉnh, thay đổi trong điều hành tỷ giá phải được cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng và đồng bộ với quá trình hiện đại hóa khuôn khổ điều hành của NHNN theo hướng tích hợp nêu trên cũng như phù hợp với lộ trình tự do hóa các dòng vốn quốc tế (đi kèm xây dựng biện pháp an toàn vĩ mô), cùng với trình độ phát triển của thị trường vốn và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng, qua đó thúc đẩy hiệu lực truyền dẫn CSTT.

Hai là, tiếp tục duy trì cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, ổn định và phù hợp với diễn biến của thị trường trong và ngoài nước nhằm ứng phó trước tác động tiêu cực của các cú sốc ngoại sinh lên giá trị của VND. Đồng thời, tiếp tục đa dạng hóa rổ tiền tệ được sử dụng để đưa ra tỷ giá trung tâm bởi việc neo tỷ giá theo USD trên thực tế “de facto” sẽ khiến cho giá trị của đồng VND bị thay đổi theo hướng bất lợi cho xuất khẩu, đặc biệt là trong bối cảnh giá trị của đồng USD tăng lên do các chính sách đối phó với lạm phát của FED.

Ba là, để giảm thiểu tác động tiêu cực của các cú sốc, NHNN cần có những bước tiến nhất định trong việc điều hành tỷ giá theo hướng: (i) bám sát tình hình thị trường trong và ngoài nước, điều hành tỷ giá trên cả hai chiều (tăng/ giảm) để thị trường dần loại bỏ các kỳ vọng một chiều và hấp thu hiệu quả các cú sốc bên ngoài, qua đó thúc đẩy hiệu lực truyền dẫn CSTT; (ii) củng cố Dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi để tương xứng với các nước trong khu vực; (iii) can thiệp ngoại hối khi cần thiết nhằm ổn định tâm lý thị trường, nâng cao uy tín và vị thế quốc qua, qua đó củng cố xếp hạng tín nhiệm quốc gia trong dài hạn.

Bốn là, đa dạng hoá thị trường ngoại hối để giảm thiểu rủi ro biến động tỷ giá thông qua hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng kế hoạch chi tiết phát triển thị trường giao dịch sản phẩm phái sinh ngoại tệ nhằm tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tỷ giá; phổ biến và khuyến khích doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại tệ, giảm thiểu các biến động lớn của tỷ giá trong ngắn hạn khi thị trường chịu các cú sốc bên ngoài, cũng như giúp tăng độ sâu của thị trường ngoại tệ trong dài hạn.

Năm là, tăng cường công tác truyền thông nhằm ổn định tâm lý thị trường, đặc biệt trong các thời kỳ biến động để ổn định tâm lý trên thị trường ngoại hối, qua đó nâng cao uy tín điều hành CSTT, tăng khả năng định hướng, dẫn dắt thị trường ngoại tệ.

(*) Vũ Mai Chi - Học viện Ngân hàng; Phạm Gia Khánh - Ngân hàng Nhà nước

Nguồn: Điều hành tỷ giá của Việt Nam - Một số khuyến nghị chính sách

VŨ MAI CHI - PHẠM GIA KHÁNH
nhadautu.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Honda Việt Nam thông báo triệu hồi hơn 14.200 ô tô

Honda Việt Nam thông báo triệu hồi hơn 14.200 ô tô

Công ty Honda Việt Nam (HVN) thông báo triệu hồi 14.200 xe ô tô thuộc các dòng: Honda JAZZ, Honda CIVIC, Honda CR-V, Honda ACCORD, Honda CITY, Honda ODYSSEY để khắc phục hiện tượng cánh bơm nhiên liệu bị biến dạng trong quá trình vận hành khiến cho bơm nhiên liệu không hoạt động dẫn đến động cơ ngừng hoạt động khi đang lái xe.
Từ 1/6, tất cả bộ phận một cửa ở Hà Nội thu phí không dùng tiền mặt

Từ 1/6, tất cả bộ phận một cửa ở Hà Nội thu phí không dùng tiền mặt

Từ ngày 1/6, Hà Nội triển khai thực hiện phương thức thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt khi thực hiện thủ tục hành chính tại các bộ phận một cửa.
Phát triển kinh tế xanh bằng công nghệ số và tự động hóa

Phát triển kinh tế xanh bằng công nghệ số và tự động hóa

Ngày 10/5/2024 tại Hải Phòng, Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA), Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và Công ty CP Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam (Vietfair) đã phối hợp tổ chức Hội nghị khoa học về Điều khiển Tự động hóa lần thứ 7 (VCCA-2024).
Vàng SJC lên ngưỡng hơn 92,4 triệu đồng/lượng

Vàng SJC lên ngưỡng hơn 92,4 triệu đồng/lượng

Đầu giờ chiều 10/5, giá vàng SJC tại nhiều nơi đã chạm ngưỡng hơn 92,4 triệu đồng mỗi lượng, tăng 2,9 triệu đồng/lượng so với cuối phiên ngày 9/5, đây là mức cao lịch sử từ trước đến nay.
Giá xăng, dầu đồng loạt giảm đến 1.400 đồng/lít

Giá xăng, dầu đồng loạt giảm đến 1.400 đồng/lít

Từ 15 giờ chiều nay (9/5), giá xăng E5RON92 giảm 1.288 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 1.411 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S giảm 759 đồng/lít.
Tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước giảm khối lượng tối thiểu

Tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước giảm khối lượng tối thiểu

Khối lượng tối thiểu một đơn vị tham gia dự thầu cho phiên đấu thầu ngày 8/5 giảm còn 700 lượng vàng miếng SJC, nhưng giá tham chiếu đặt cọc để dự thầu là 85,30 triệu đồng/lượng.

Các tin khác

Vàng lại tăng nóng, thách thức quản lý thị trường

Vàng lại tăng nóng, thách thức quản lý thị trường

Tuần qua, giá vàng miếng SJC lên mức cao nhất từ trước đến nay 85,8 triệu đồng. Bình quân 4 tháng đầu năm, giá vàng trong nước tăng 20,75%. Quản lý thị trường vàng càng thêm thách thức trong bối cảnh vàng và tỷ giá cùng nóng.
Tài chính xanh: Việt Nam "đi trước về sau"

Tài chính xanh: Việt Nam "đi trước về sau"

“Sau khi tổng kết giai đoạn 2010 – 2020 về thực hiện chiến lược xanh quốc gia, về cơ bản, Việt Nam mới chỉ làm được 1/4 kế hoạch đề ra. Những gì chúng ta đã làm được chủ yếu chỉ là xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách, còn phần thực thi thì hầu như không có gì”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết.
Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu NHNN thanh tra, kiểm tra thị trường vàng, hoạt động của DN kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý vàng miếng. Bộ Công an ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo.
Xăng RON95-III trở lại mốc gần 25.000 đồng/lít

Xăng RON95-III trở lại mốc gần 25.000 đồng/lít

Phiên điều hành giá xăng, dầu chiều 2-5 ghi nhận mức tăng giảm trái chiều giữa các mặt hàng khác nhau. Trong đó, xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít.
Tháo điểm nghẽn để TP.HCM đón “đại bàng”

Tháo điểm nghẽn để TP.HCM đón “đại bàng”

Về TP.HCM vào dịp giữa tháng 3 đến đầu tháng 4, vừa tranh thủ thăm gia đình, vừa là đi công tác, tôi nhận thấy có những thay đổi đáng kể so với 6 tháng trước đó, song vẫn còn nhiều điểm nghẽn.
Tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may chưa ổn định, đơn hàng đã trở lại nhưng giá còn thấp

Tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may chưa ổn định, đơn hàng đã trở lại nhưng giá còn thấp

Theo các doanh nghiệp dệt may, nhiều đơn hàng đã trở lại ngay trong những tháng đầu năm 2024 tuy nhiên mới chỉ hồi phục về lượng, chưa có hồi phục về giá.
Thủ tướng khảo sát thực tế, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Thủ tướng khảo sát thực tế, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Trưa 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn.
Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm vào ngày nghỉ lễ

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm vào ngày nghỉ lễ

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
Một số nội dung của Luật Đất đai còn chưa rõ ràng

Một số nội dung của Luật Đất đai còn chưa rõ ràng

Tại hội thảo "Góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai và dự thảo Nghị định quy định về giá đất" do VCCI phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức mới đây, nhiều đại biểu phản ánh một số nội dung của Luật Đất đai còn chưa rõ ràng, chưa đầy đủ...
Vì sao doanh nghiệp còn e ngại, chưa mạnh dạn "xuống tiền" mở rộng sản xuất?

Vì sao doanh nghiệp còn e ngại, chưa mạnh dạn "xuống tiền" mở rộng sản xuất?

Đơn hàng trở lại, thị trường tiêu thụ dần phục hồi nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết hiện không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí ít nhất trong 5 năm tới. Điều này cho thấy hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân chưa xuống tiền do còn băn khoăn lo lắng, lưỡng lự hoặc thận trọng.
Khuyến cáo người dân không mua bán ngoại tệ tự do

Khuyến cáo người dân không mua bán ngoại tệ tự do

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM khuyến cáo người dân mua bán ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng, không mua bán ngoại tệ tự do, trái với quy định pháp luật và tiềm ẩn nhiều rủi ro…
Sửa điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Sửa điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị định 45/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đề xuất quy định việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ

Đề xuất quy định việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ

NHNN đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
"Trong sâu thẳm con tim, tình yêu với các em và với con cái của thầy là một"

"Trong sâu thẳm con tim, tình yêu với các em và với con cái của thầy là một"

Đó là lời bày tỏ đầy cảm xúc trong bức thư gửi các em sinh viên của GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Thủ tướng: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Thủ tướng: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Đề nghị sửa đổi nhiều quy định trong Luật Thuế VAT

Đề nghị sửa đổi nhiều quy định trong Luật Thuế VAT

Chiều 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) (sửa đổi).
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khẩn trương trình ban hành chính sách mua bán điện trực tiếp; không để người dân, DN lo lắng về điện

Khẩn trương trình ban hành chính sách mua bán điện trực tiếp; không để người dân, DN lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn; không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động