Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và liệu Việt Nam đang có những lợi thế nào?

Xuất siêu ấn tượng

Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam năm 2023 thặng dư 28.3 tỷ USD. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 257.21 tỷ USD, giảm 6% tương ứng giảm 16.4 tỷ USD và trị giá nhập khẩu là 209.06 tỷ USD, giảm 10.3% tương ứng giảm 24.1 tỷ USD so với năm 2023. Xét theo khu vực, cán cân thương mại của khối doanh nghiệp FDI đạt mức thặng dư 48.14 tỷ USD, ngược lại khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục thâm hụt 19.84 tỷ USD.

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục? | Fili

Tiếp nối thành quả đó, quý 1 đầu năm nay tiếp tục chứng kiến xuất siêu của Việt Nam lên mức kỷ lục 8.08 tỷ USD, gấp 1.6 lần con số xuất siêu 4.93 tỷ USD của cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên điểm khác biệt lớn là nếu như năm 2023 xuất siêu đạt được là vì kim ngạch nhập khẩu duy trì xu hướng sụt giảm lớn hơn xuất khẩu xuyên suốt qua các tháng, ngược lại 3 tháng đầu năm nay chứng kiến cả xuất khẩu và nhập khẩu đều có sự tăng trưởng, với tộc độ tăng của xuất khẩu vượt trội hơn so với nhập khẩu.

Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa tháng 1 tăng trưởng 42%, nhập khẩu tăng 33% so cùng kỳ năm 2023, giúp xuất siêu đạt 2.9 tỷ USD; lũy kế 2 tháng xuất khẩu tăng 19%, nhập khẩu tăng 18% nâng xuất siêu lên 4.7 tỷ USD; và lũy kế quý 1 xuất khẩu tăng 17% còn nhập khẩu tăng chưa đến 14%, giúp xuất siêu lên mức 8.08 tỷ USD như đã nói. Còn nếu tính riêng tháng 3, xuất khẩu tăng 14,2% so cùng kỳ tháng 3/2023, nhập khẩu chỉ tăng 9.7%. Đây là xu hướng khả quan, nếu duy trì tốt có thể nâng con số xuất siêu trong năm 2024 này lên một mốc kỷ lục mới.

Xét theo khu vực, kinh tế trong nước vẫn nhập siêu 4.49 tỷ USD trong quý 1 năm nay; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 12.57 tỷ USD. Tuy nhiên, một điểm tích cực nữa là mức nhập siêu của khu vực trong nước đã giảm gần 34% so với con số nhập siêu cùng kỳ năm 2023 (6.77 tỷ USD), trong khi xuất siêu của khối FDI vẫn duy trì xu thế đi lên với mức tăng trưởng 16% so cùng kỳ (10.84 tỷ USD).

Xét theo đối tác, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia Việt Nam đạt thặng dư thương mại hàng hóa lớn nhất với 22.7 tỷ USD, tăng 27.9% so với cùng kỳ năm trước, kế tiếp là EU đạt 8.2 tỷ USD, tăng 15.8%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này chưa là gì so với mức tăng nhập siêu từ Trung Quốc lên đến 44.4% so với cùng kỳ, đạt 16.7 tỷ USD. Đáng lưu ý, nhập siêu từ ASEAN cũng tăng 10.9% lên 2.2 tỷ USD, cho thấy các doanh nghiệp Việt đang bị cạnh tranh quyết liệt ngay từ sân nhà bởi các đối thủ trong khu vực.

Yếu tố nào tác động?

Đúng như dự báo của giới phân tích, hoạt động thương mại của Việt Nam đã chạm đáy từ giữa năm ngoái và dần hồi phục kể từ đó đến nay. Đầu tiên, hàng tồn kho trên toàn thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng sau khi đạt đỉnh vào cuối năm 2022 đã bắt đầu giảm nhanh từ nửa cuối năm 2023, dẫn đến áp lực các doanh nghiệp tại nước này phải tăng cường nhập khẩu trở lại để đáp ứng khả năng tiêu thụ cũng như củng cố lại lượng hàng tồn kho. Đây có lẽ là phần nào nguyên nhân giải thích cho tốc độ xuất siêu tăng mạnh sang các đối tác thương mại hàng đầu như Hoa Kỳ và EU.

Đặc biệt, với xu hướng tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng vẫn đang tiếp tục diễn ra, dòng vốn đầu tư quốc tế luôn tìm cách đa dạng hóa địa bàn sản xuất và thị trường tiêu thụ, tránh tập trung và phụ thuộc quá lớn vào công xưởng thế giới Trung Quốc, Việt Nam cũng là một trong số ít quốc gia hưởng lợi lớn trong thời gian qua. Điều này cũng giúp hoạt động thương mại của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và tận dụng được những thị trường lớn có sức cầu tiêu dùng mạnh như Hoa Kỳ hay EU.

Hàng tồn kho trên toàn thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng sau khi đạt đỉnh vào cuối năm 2022 đã bắt đầu giảm nhanh từ nửa cuối năm 2023, dẫn đến áp lực các doanh nghiệp tại nước này phải tăng cường nhập khẩu trở lại để đáp ứng khả năng tiêu thụ cũng như củng cố lại lượng hàng tồn kho. Đây có lẽ là phần nào nguyên nhân giải thích cho tốc độ xuất siêu tăng mạnh sang các đối tác thương mại hàng đầu như Hoa Kỳ và EU.

Về phần mình, Việt Nam cũng nỗ lực tận dụng lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết trong những năm qua, cũng như việc nâng cấp mối quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện với các nước lớn gần đây như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 16 FTA có hiệu lực. Đơn cử như một số mặt hàng may mặc đã được hưởng thuế nhập khẩu 0% vào thị trường EU theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA). Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sau khi giảm sút trong năm 2023, quý 1 đầu năm nay đạt gần 7.76 tỷ USD, tăng 7.9% so với cùng kỳ.

Điểm đáng lưu ý là việc xuất siêu sang Hoa Kỳ tăng mạnh nhưng nhập siêu từ Trung Quốc còn mạnh hơn trong thời gian qua có thể dẫn đến lo ngại Việt Nam đang trở thành điểm trung chuyển cho hàng hóa Trung Quốc sang các thị trường khác nói riêng và Hoa Kỳ nói chung, nhằm tận dụng các ưu đãi về thuế quan theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, cũng như lẩn tránh các sắc thuế mà Hoa Kỳ đang áp lên doanh nghiệp Trung Quốc từ cuộc thương chiến kéo dài trong 4 năm qua.

Theo cơ cấu hàng xuất nhập khẩu quý 1 đầu năm nay, có 2 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 5 tỷ USD là điện tử, máy tính và linh kiện đạt 23.9 tỷ USD, tăng 23.6% so với cùng kỳ; thứ hai là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 10.3 tỷ USD, tăng 12.1%. Tuy nhiên, đây cũng là 2 trong số 4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD, gồm điện tử, máy tính và linh kiện gần 15.7 tỷ USD, tăng 30.3% so cùng kỳ; điện thoại và linh kiện 14.7 tỷ USD, tăng 9.7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác gần 10.9 tỷ USD, tăng 10.2% và thứ 4 là hàng dệt may như đã nói.

Kết quả xuất siêu kỷ lục của Việt Nam một phần cũng nhờ vào các các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như các sản phẩm nông nghiệp, lương thực, thực phẩm đang được hưởng lợi khi giá tăng mạnh vào neo cao trên thị trường quốc tế trong thời gian qua, trong bối cảnh nhu cầu gia tăng vì lo ngại nguy cơ khủng hoảng và an ninh lương thực. Cụ thể, nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt kim ngạch xuất khẩu 8 tỷ USD, tăng vọt 33.5% so với cùng kỳ năm trước.

Cuối cùng, với tỷ giá USD/VNĐ sau khi tăng hơn 4.2% trong năm 2023 (tính trên thị trường phi chính thức), từ đầu năm đến nay đã tiếp tục đi lên, cũng có thể đã giúp hàng xuất khẩu của Việt Nam cạnh tranh hơn so với các đối tác thương mại chính. Cụ thể trong quý 1 đầu năm nay, giá USD tự do đã tăng thêm 2.8%, trong khi giá giao dịch tại các ngân hàng cũng tăng hơn 1.6%. Thậm chí có những thời điểm như giữa tháng 3 vừa qua, giá USD tự do tăng đến 3.5% so với đầu năm.

Nguồn: Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Phan Thuỵ
fili.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vàng thế giới tăng 1% sau dữ liệu lạm phát Mỹ

Vàng thế giới tăng 1% sau dữ liệu lạm phát Mỹ

Giá vàng tăng 1% vào ngày thứ Sáu (26/07), khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm do lạc quan về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất vào tháng 9, sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát tại Mỹ tăng nhẹ trong tháng 6.
Vốn huy động từ IPO ở Đông Nam Á giảm 60% trong nửa đầu năm

Vốn huy động từ IPO ở Đông Nam Á giảm 60% trong nửa đầu năm

Tổng vốn huy động từ các đợt IPO ở Đông Nam Á giảm 60% trong 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước, do lãi suất cao hơn và các sự kiện chuyển đổi chính trị khiến nhà đầu tư do dự xuống tiền.
Doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để phát triển bền vững

Doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để phát triển bền vững

Chiều 26/7/2024, Advantech Việt Nam đã tổ chức sự kiện Ngày Hội Công nghệ 2024 với chủ đề "Thúc đẩy chuyển đổi xanh bằng các giải pháp điện toán biên công nghiệp và AI".
Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội, thách thức và giải pháp cho Việt Nam

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội, thách thức và giải pháp cho Việt Nam

Trong xu hướng điều chỉnh và chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam có một số lợi thế để có thể tham gia sâu hơn, hiệu quả hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Vì sao Mỹ nên công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường?

Vì sao Mỹ nên công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường?

Việc Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia.
Tăng trưởng có dấu hiệu lan rộng

Tăng trưởng có dấu hiệu lan rộng

Với kết quả tốt hơn kỳ vọng trong nửa đầu năm, Việt Nam được HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm nay lên mức 6,5%.

Các tin khác

Cảnh báo gian lận tập trung vào tổ chức, mạng lưới công ty gia tăng

Cảnh báo gian lận tập trung vào tổ chức, mạng lưới công ty gia tăng

Các hành vi lừa đảo thanh toán ngày càng tinh vi hơn và gian lận tập trung vào các tổ chức, tìm kẽ hở tấn công vào mạng lưới các công ty đang ngày càng gia tăng.
Sàn đấu tiếp thị khổng lồ cho các thương hiệu toàn cầu

Sàn đấu tiếp thị khổng lồ cho các thương hiệu toàn cầu

Thứ 6 này, Thế vận hội Paris 2024 khai mạc. Đó không chỉ là sân đấu của các vận động viên giỏi nhất thế giới, mà còn là sàn đấu tiếp thị khổng lồ của các thương hiệu toàn cầu.
Giải bài toán hộ kinh doanh phát triển thành doanh nghiệp

Giải bài toán hộ kinh doanh phát triển thành doanh nghiệp

Để thúc đẩy các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, theo chuyên gia, cần có giải pháp triệt để hơn, đặc biệt là trong việc quản lý doanh thu của hộ kinh doanh.
Phong tỏa tài khoản nghi vấn, không dễ chặn lừa đảo "biến hóa khôn lường"

Phong tỏa tài khoản nghi vấn, không dễ chặn lừa đảo "biến hóa khôn lường"

Kể từ 1/7, ngân hàng có thể mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo. Song các chủ tài khoản cũng phải nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ mình trước các chiêu lừa đảo mạng ngày càng tinh vi, biến hóa khôn lường.
Tài chính xanh - Giải pháp thúc đẩy kinh tế tăng trưởng theo hướng bền vững

Tài chính xanh - Giải pháp thúc đẩy kinh tế tăng trưởng theo hướng bền vững

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước. Trong khi đó, tài chính xanh được xem là một phương thức quan trọng để hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững. Để phát triển thị trường tài chính xanh, cần phát triển song hành cả thị trường vốn xanh và thị trường tín dụng xanh.
Doanh nghiệp Việt sẽ mang gì đi đánh xứ người?

Doanh nghiệp Việt sẽ mang gì đi đánh xứ người?

Nhiều doanh nghiệp Việt mong muốn mở rộng kinh doanh ra nước ngoài trong 3 năm tới.
Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng rủi ro ngắn hạn

Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng rủi ro ngắn hạn

Dù triển vọng giá vàng trung và dài hạn vẫn tích cực, nhưng giá vàng tuần tới nói riêng và giá vàng ngắn hạn nói chung có thể vẫn đối mặt rủi ro sụt giảm.
Tháo gỡ "điểm nghẽn" để thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước

Tháo gỡ "điểm nghẽn" để thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước

Trước thực trạng tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang diễn ra chậm hơn so với mục tiêu đề ra, nhiều ý kiến cho rằng, cần có sự đồng bộ về chính sách để tháo gỡ vướng mắc.
Vì sao HNA thua lỗ quý thứ hai liên tiếp?

Vì sao HNA thua lỗ quý thứ hai liên tiếp?

Do tình hình thủy văn không thuận lợi, lưu lượng nước về hồ giảm mạnh, trong khi sản lượng điện sản xuất cao hơn, dẫn đến HNA thua lỗ quý thứ hai liên tiếp.
Vàng thế giới giảm mạnh 2% khi đồng USD tăng và nhà đầu tư chốt lời

Vàng thế giới giảm mạnh 2% khi đồng USD tăng và nhà đầu tư chốt lời

Giá vàng giảm hơn 2% vào ngày thứ Sáu (19/07), khi đồng USD tăng và hoạt động chốt lời bắt đầu sau khi vàng đạt đỉnh cao mọi thời đại vào đầu tuần này, vốn được thúc đẩy bởi kỳ vọng ngày càng tăng về việc Mỹ sẽ hạ lãi suất vào tháng 9/2024.
Rủi ro tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm

Rủi ro tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm

Thách thức lớn nhất với tăng trưởng kinh tế Việt Nam nửa cuối 2024 đến từ những biến động trên toàn cầu.
Kinh tế có tín hiệu tốt nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn chật vật

Kinh tế có tín hiệu tốt nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn chật vật

Mặc dù có tín hiệu tích cực từ nền kinh tế, nhưng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, với tỷ lệ mở rộng kinh doanh ở mức thấp.
Thị trường vàng đóng băng sau hàng loạt các biện pháp thắt chặt?

Thị trường vàng đóng băng sau hàng loạt các biện pháp thắt chặt?

Có thể thấy, sau hàng loạt các biện pháp thắt chặt mua bán vàng miếng, thị trường vàng trong 1 tuần vừa qua đang có dấu hiệu bình ổn. Theo các chuyên gia, đây vẫn chưa phải là những giải pháp dài hạn và tối ưu.
Vinamilk được vinh danh tại giải thưởng doanh nghiệp trách nhiệm châu Á

Vinamilk được vinh danh tại giải thưởng doanh nghiệp trách nhiệm châu Á

Giải thưởng được trao cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050.
TS Đậu Anh Tuấn: Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang cực kỳ khó khăn

TS Đậu Anh Tuấn: Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang cực kỳ khó khăn

Khi hỏi hơn 10.000 doanh nghiệp tư nhân Việt Nam về kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh thời gian tới, chỉ khoảng 27% nói có. Đây là con số thấp nhất kể từ khi VCCI tiến hành điều tra về PCI từ năm 2005 trở lại đây.
Vàng thế giới lập kỷ lục mới, vượt 2,460 USD/oz

Vàng thế giới lập kỷ lục mới, vượt 2,460 USD/oz

Giá vàng tăng lên mức cao kỷ lục vào ngày thứ Ba (16/07), nhờ kỳ vọng ngày càng tăng rằng việc hạ lãi suất vào tháng 9 có thể thúc đẩy nhu cầu vàng.
Khó khăn vẫn bủa vây doanh nghiệp

Khó khăn vẫn bủa vây doanh nghiệp

Thông tư 02/2022/TT-NHNN nhận được sự tán thành và ủng hộ từ cộng đồng doanh nghiệp, đáp ứng nguyện vọng và những đề xuất từ phía các hiệp hội và ngân hàng thương mại.
Xu hướng công nghệ toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Xu hướng công nghệ toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Đầu tư vào thị trường AI trong năm 2024 dự kiến khoảng trên 60 tỷ USD, con số này sẽ tăng lên gấp 3 lần vào năm 2030, khoảng 200 tỷ USD. Điều này cũng cho thấy tiềm năng rất lớn cho Việt Nam.
Xem thêm
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động