Điện Biên: Về bên gia đình, đồng đội...

Gần 70 năm trôi qua từ thời khắc lịch sử vang dội - Chiến thắng Ðiện Biên Phủ (7/5/1954), thế nhưng vẫn còn nhiều liệt sĩ góp sức làm nên chiến công ấy, vẫn chưa được tìm thấy để trở về bên đồng đội, gia đình. Các anh đang nằm lại đâu đó trên mảnh đất Ðiện Biên. Với trách nhiệm thiêng liêng và cao cả, tỉnh ta đã, đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên địa bàn, cố gắng đưa thêm nhiều liệt sĩ trở về...
Điện Biên: Về bên gia đình, đồng đội...
Ông Nguyễn Xuân Dũng, cháu ruột liệt sĩ Nguyễn Văn Mân xem lại sơ đồ (photo sơ đồ vẽ tay sau giấy báo tử) trước khi đi thực địa.

Mãi mãi tuổi đôi mươi

Lứa thanh niên ngày ấy bừng bừng khí thế ra chiến trường, anh dũng chiến đấu đánh tan thực dân xâm lược. Ai cũng mang trong mình lý tưởng lớn lao, tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt và mong ước sớm hòa bình để về với gia đình. Thế nhưng trên chiến trường khốc liệt, trong mưa bom bão đạn, nhiều người đã ngã xuống. Các anh mãi mãi dừng lại ở tuổi mười tám, đôi mươi, nằm lại mảnh đất vùng biên viễn cực Tây Tổ quốc. Ngần ấy năm trôi qua, ở quê hương xa xôi, nhiều người thân của các anh vẫn đang hàng ngày, hàng giờ nhớ thương, mong mỏi, hy vọng tìm được phần mộ, đưa các anh về.

Cùng nỗi niềm ấy, đầu tháng 7 này, khắp các nghĩa trang liệt sĩ Ðiện Biên Phủ in dấu chân của gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Mân (xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Liệt sĩ Nguyễn Văn Mân nhập ngũ ngày 20/1/1952, hy sinh ngày 20/1/1954, trên đường kéo pháo vào trận địa. Gần 70 năm trôi qua, nay cháu của liệt sĩ mới có điều kiện lên nơi chú mình hy sinh để tìm kiếm thông tin. Cầm tờ giấy báo tử, mặt sau có những nét vẽ tay, chỉ dẫn vị trí chôn cất của chú, ông Nguyễn Xuân Dũng - cháu ruột, cũng là người hiện đang thờ cúng liệt sĩ, xót xa kể: “Chú tôi khi đi bộ đội đã có vợ và 2 con nhỏ. Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, các em lần lượt mất sớm khi còn thơ bé. Tôi nghe người nhà kể lại, ngày nhận giấy báo tử, vợ chú đau buồn quá, không gắng gượng được cũng ra đi cùng chồng con. Nhiều năm đã qua nhưng nay tôi mới cùng 2 anh rể (đều trên 70 tuổi) lên Ðiện Biên được, mong có thể đưa chú về đoàn tụ với gia đình”.

Ðặt chân đến Ðiện Biên, các ông đi khắp các nghĩa trang nơi yên nghỉ của những liệt sĩ hy sinh trong Chiến dịch Ðiện Biên Phủ để thắp hương và dò tìm tên chú mình nhưng không thấy. Các ông đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Ðiện Biên liên hệ thông tin và được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự TP. Ðiện Biên Phủ hỗ trợ tìm kiếm. Theo chỉ dẫn trên giấy báo tử, đoàn tìm đến đường số 41 (xưa), đoạn có suối cắt qua, có bản làng người bản địa lâu đời, nay là khu vực bản Nà Cáy, xã Nà Tấu, TP. Ðiện Biên Phủ. Các ông đã dành 3 ngày đến khu vực này để khảo sát, hỏi chuyện từ người dân, người cao tuổi, xác định các vị trí vẽ sau giấy báo tử. Sáng ngày 11/7, đoàn đến khu vực mộ theo sơ đồ, nơi đây hiện đã san phẳng, là ruộng lúa của người dân. Tuy nhiên, cụ ông hơn 80 tuổi, nhà gần cạnh, xác nhận, trước kia có 2 ngôi mộ (ụ đất đắp cao) ở vị trí đó. 1 ngôi đã được cất bốc từ lâu, 1 ngôi thì sau nhiều năm đã bị san bằng.

Không còn dấu tích ngôi mộ nhưng ông Nguyễn Xuân Dũng cùng các anh của mình có niềm tin vào những thông tin thu nhận được. Ông Dũng chia sẻ: “Có điều thôi thúc anh em tôi, cảm thấy như chú ở nơi này. Chúng tôi sẽ về bàn bạc gia đình và làm các thủ tục cần thiết để đến mùa khô thì thực hiện cất bốc, tìm hài cốt chú, đưa chú về sum họp với vợ con”.

Trọn nghĩa ân tình với người đã mất

Từ năm 2022 đến nay, tại địa bàn tỉnh ta đã có thêm nhiều liệt sĩ được đưa về với đồng đội, gia đình. Thượng tá Phạm Xuân Lợi, Trưởng ban Chính sách, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cho biết: Toàn tỉnh đã tiếp nhận được 35 thông tin liên quan về mộ liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Chúng tôi đã khảo sát, xác minh, lập bản đồ. Trong đó có 12 thông tin giá trị, nhờ đó cất bốc được hài cốt 4 liệt sĩ tại địa bàn Tuần Giáo (chưa xác định được danh tính) đưa về Nghĩa trang Liệt sĩ huyện; 2 liệt sĩ tại TP. Ðiện Biên Phủ (1 người có danh tính, 1 người chưa xác định), 2 liệt sĩ tại huyện Ðiện Biên (có danh tính), đưa về an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Ðộc Lập. Ngoài ra, có 4 thông tin liệt sĩ (nơi chôn cất) tại địa bàn huyện Ðiện Biên Ðông đã được xác minh, sắp tổ chức cất bốc, quy tập.

Liệt sĩ Tô Kim Chủy, quê xã Ðông Hòa, huyện Ðông Hưng, tỉnh Thái Bình cũng đã về với đồng đội, gia đình sau 68 năm nằm lại chiến trường xưa. Suốt nhiều năm, các cháu của liệt sĩ mòn mỏi đi tìm, cuối cùng cũng đã hoàn thành tâm nguyện của ông bà, bố mẹ đón được bác. Liệt sĩ Chủy nhập ngũ năm 1949, hi sinh năm 1954. Vị trí chôn cất được đánh dấu là gần gốc cây to, nhưng qua mấy chục năm, mọi thứ đều thay đổi. Sau nhiều lần xác minh, lực lượng chức năng cùng gia đình, với sự hỗ trợ của người dân trong bản quyết định đào vị trí bờ ruộng rau của 1 gia đình, và tìm được một phần hài cốt của liệt sĩ như mong ước.

Cháu của liệt sĩ là ông Tô Văn Quang không khỏi xúc động: “Hơn hai phần ba thế kỷ trôi qua, nay gia đình tôi tìm được hài cốt thân nhân của mình là niềm hạnh phúc vô bờ. Niềm vui nhân lên gấp bội khi tại mảnh đất Ðiện Biên này, gia đình chúng tôi có thêm những người bạn mới với tình cảm chân thành, nồng ấm. Họ là những đồng chí quân nhân, cán bộ viên chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, chính quyền địa phương đã chủ động tiếp cận, hướng dẫn các thủ tục, tổ chức tìm kiếm, cất bốc và truy điệu, an táng trang nghiêm, ấm áp cho bác tôi. Cùng với đó còn bố trí chỗ ăn, nghỉ, đưa đón gia đình tôi. Ðiện Biên không chỉ là nơi yên nghỉ của bác tôi mà sẽ là quê hương thứ 2 của gia đình tôi”.

Hàng năm vẫn có biết bao thân nhân vượt đường xa lên mảnh đất Ðiện Biên để tìm kiếm người thân mình. Ðể làm tròn nhiệm vụ, trọn trách nhiệm, nghĩa tình với liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ không phải điều dễ dàng. Thiếu tá Ðào Xuân Trường, Trợ lý Ban Chính sách, là người đồng hành cùng các gia đình tìm kiếm, cất bốc hài cốt các liệt sĩ, chia sẻ: Có nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, xác minh nơi chôn cất liệt sĩ. Bởi thông tin có được thì hạn chế, đôi khi phải khai thác thêm từ các cựu chiến binh, già làng, cao niên tại địa bàn, nhưng do đã quá lâu nên nhiều cụ không còn nhớ hoặc không đủ minh mẫn. Nhiều địa điểm đánh dấu là mộ liệt sĩ đã bị san lấp hoặc bào mòn bởi mưa gió, thời gian; nhiều vị trí sâu trong rừng, khe suối là trạm tiểu phẫu, bệnh viện dã chiến thời kỳ chống Pháp... Hơn nữa, sau từng ấy năm, hài cốt liệt sĩ chỉ còn là nắm đất đen, đoạn xương, mẩu xương, di vật...

Dù vậy, các lực lượng chức năng, các cá nhân được giao nhiệm vụ vẫn luôn cố gắng, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo Ban CHQS cấp huyện, phối hợp với các cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương vận động, tuyên truyền nhân dân cung cấp thông tin liên quan đến các liệt sĩ, vị trí nghi là phần mộ của liệt sĩ, nỗ lực làm sao để đưa các liệt sĩ trở về...

Nguồn: Về bên gia đình, đồng đội...

Nguyễn Hiền
www.baodienbienphu.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề

Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề

Ở nơi cực Tây của Tổ quốc - huyện Mường Nhé, có hai người lính đặc biệt. Họ là bác sĩ đồng thời là chiến sĩ mang quân hàm xanh. Mỗi người gắn với câu chuyện khác nhau, nhưng chung một tâm nguyện: Bảo vệ sức khỏe và đồng hành cùng đồng bào nơi biên giới.
Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu

Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu

Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé - ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội. Bằng sự quan tâm, hỗ trợ thông qua các chính sách, chương trình, xã biên giới Sín Thầu đạt nông thôn mới, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao.
Điện Biên: Đổi thay trên quê hương xã nông thôn mới nâng cao

Điện Biên: Đổi thay trên quê hương xã nông thôn mới nâng cao

Cảnh quan tươi đẹp, xanh sạch, văn minh; hạ tầng đồng bộ, khang trang với điện, đường, trường, trạm hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện… Đó là "trái ngọt" từ sự đoàn kết, quyết tâm cao độ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Điện Biên: Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản

Điện Biên: Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản

Giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm nông đặc sản, Điện Biên đã và đang chỉ đạo các cấp, ngành chức năng triển khai nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ tổ chức, cá nhân sản xuất tìm kiếm, mở rộng thị trường. Nhiều sản phẩm địa phương đã được hỗ trợ, kết nối thị trường, giúp người dân nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Điện Biên: Giữ rừng ở Hô Nậm Cản

Điện Biên: Giữ rừng ở Hô Nậm Cản

Làm tốt công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng nên những năm qua hơn 700ha rừng bản Hô Nậm Cản, xã Lay Nưa, TX. Mường Lay được giao quản lý, bảo vệ luôn xanh tốt.
Điện Biên: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tạo sức hút du khách

Điện Biên: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tạo sức hút du khách

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch là hướng đi được nhiều địa phương trong cả nước quan tâm thực hiện. Tại Điện Biên, với cộng đồng 19 dân tộc anh em, mỗi dân tộc là chủ nhân của những kho tàng văn hóa khác nhau. Đây là nguồn tài nguyên giá trị, dồi dào để Ðiện Biên có sản phẩm du lịch phong Phú, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.

Các tin khác

Điện Biên: Điện về sáng bản vùng cao

Điện Biên: Điện về sáng bản vùng cao

Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới có địa hình phức tạp, dân cư sống rải rác, thưa thớt nên việc kéo điện lưới quốc gia về các thôn, bản vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn. Khắc phục trở ngại, tỉnh đã và đang phối hợp chặt chẽ với ngành điện huy động tối đa nguồn lực phấn đấu đến năm 2025 đạt 98% thôn, bản được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lên Điện Biên mùa dã quỳ khoe sắc

Lên Điện Biên mùa dã quỳ khoe sắc

Những ngày này, hoa dã quỳ đã vào thời điểm rực rỡ nhất, mang đến vẻ đẹp ngọt ngào, thơ mộng cho đất trời Điện Biên. Mùa hoa bắt đầu tháng 11 trong tiết trời se lạnh của đầu đông và kết thúc vào cuối tháng 12 hàng năm.
Điện Biên: Tủa Chùa thêm 4 nghề truyền thống được công nhận

Điện Biên: Tủa Chùa thêm 4 nghề truyền thống được công nhận

Sáng nay (5/12), Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Điện Biên tổ chức họp xét công nhận 4 nghề truyền thống năm 2024 thuộc huyện Tủa Chùa. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Điện Biên: Du lịch Nà Sự tiện ích, thân thiện

Điện Biên: Du lịch Nà Sự tiện ích, thân thiện

Nà Sự là bản du lịch cộng đồng đầu tiên tại huyện Nậm Pồ, nằm trên trục đường chinh phục mốc cực Tây A Pa Chải (huyện Mường Nhé). Sau 2 năm hoạt động, hiện bản đang được đầu tư thêm cơ sở vật chất, hoàn thiện các sản phẩm du lịch, đáp ứng tốt hơn nhu cầu du khách thập phương.
Điên Biên: Đổi thay bên dòng Nậm Mức

Điên Biên: Đổi thay bên dòng Nậm Mức

Xuôi dòng Nậm Mức, thời điểm này hoa dã quỳ đã nhuộm vàng những vạt đồi, duyên dáng in bóng xuống mặt nước tạo nên cảnh sắc thơ mộng, bình yên. Dù không tấp nập trên bến dưới thuyền như những khu vực khác song cuộc sống của người dân ở xã Nậm Nèn, huyện Mường Chà đã có nhiều đổi thay. Từ trong gian khó, cùng sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước, người dân nơi đây chăm chỉ, cần cù lao động, tận dụng lợi thế mặt nước xây dựng cuộc sống ấm no, đủ đầy.
Điện Biên: Bảo vệ rừng từ ý thức, trách nhiệm mỗi người dân

Điện Biên: Bảo vệ rừng từ ý thức, trách nhiệm mỗi người dân

Mùa khô năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, dẫn đến không ít vụ cháy rừng. Nhận định tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến khó lường, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Phương châm “phòng hơn chống” được quán triệt thực hiện nghiêm túc trong phòng chống cháy rừng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng nay (8/11), UBND huyện Điện Biên tổ chức công bố và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào”.
Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn

Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn

Ngày 8/11, Ban Chỉ đạo diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn huyện Văn Yên năm 2024 tổ chức họp nhằm thống nhất triển khai công tác chuẩn bị cho diễn tập năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh chủ trì cuộc họp.
Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Những năm gần đây, vụ đông ngày càng khẳng định vai trò là vụ sản xuất chủ lực trong năm. Nông nghiệp Điện Biên đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, khuyến khích các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và nông dân xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Nhiều mô hình sản xuất cây trồng vụ đông được người dân tích cực triển khai, mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái

Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái

Say mê, tự hào về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, nhất là những điệu Khắp Thái cổ, chị Đinh Thị Hiến - thôn Nậm Đông 2, xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ) không những chỉ chịu khó học hỏi, nghiên cứu mà còn trở thành một trong những người kế cận các nghệ nhân thế hệ trước để truyền thụ cho người trẻ tình yêu Khắp Thái.
Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Xã Thanh An nằm ở phía Đông Nam huyện Điện Biên, được biết đến với nhiều loại nông sản, trong đó có giống khoai lang ruột trắng, vỏ vàng. Đây là giống khoai lang được trồng khá phổ biến trên cánh đồng Mường Thanh nhưng riêng tại Thanh An lại được đánh giá cao về độ bùi, thơm, bở và được nhiều người trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Vụ đông hằng năm, người dân Thanh An ra đồng, xuống giống “khoai đặc sản Thanh An”.
Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi

Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi

Thời gian qua, du lịch tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển du lịch.
Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa

Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa

Chúng tôi đến thôn Khe Đóm, xã Xuân Tầm, Văn Yên đúng dịp bà con nhân dân trong thôn tập trung vệ sinh đường làng, ngõ xóm, đào hố đựng rác thải sinh hoạt gia đình để nâng cao tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và chuẩn bị đón bằng công nhận đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu vào cuối tháng 11 này.
Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Bản Ổ, xã Lay Nưa là khu dân cư được TX. Mường Lay lựa chọn tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Sáng 1/11, bà con các dân tộc trong bản tưng bừng tham gia các hoạt động đại đoàn kết.
Yên Bái phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao

Yên Bái phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, bền vững là tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Nhận thức được điều này, nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung nghiên cứu, chuyển đổi mô hình nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm

Sáng nay (1/11), Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường đi kiểm tra tiến độ một số dự án trọng điểm và gặp gỡ đại diện hộ gia đình chưa đồng thuận với chính sách đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án.
Yên Bái: Người phụ nữ Tày bền chí làm giàu

Yên Bái: Người phụ nữ Tày bền chí làm giàu

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với sự chăm chỉ, lòng quyết tâm, người phụ nữ dân tộc Tày Nguyễn Thị Vân ở thôn Bản Hốc, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn đã mạnh dạn phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản

Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản

Cách trung tâm TX. Mường Lay gần 8km, bản Hô Nậm Cản, xã Lay Nưa là nơi sinh sống của hơn 70 hộ dân đồng bào dân tộc Mông. Khoảng 3 năm trở lại đây, liên tiếp các dự án về điện, đường và hỗ trợ sản xuất được triển khai tại bản, nâng cao đời sống người dân. Vậy nhưng câu chuyện giảm nghèo ở Hô Nậm Cản vẫn còn lắm gian nan.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động