“Cuộc cách mạng” về quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã chủ trì tổ chức tổng kết đánh giá, xây dựng Hồ sơ đề nghị xây dựng Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) đồng thời báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, cho phép đưa Dự án Luật này vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024 và đã được Quốc hội khóa XV đã thông qua tại Kỳ họp thứ 7. Hiện, Dự thảo Luật (sửa đổi) đang được cơ quan soạn thảo đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.
Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) được cho có nhiều điểm "đổi mới", "cởi trói" cho doanh nghiệp - Ảnh minh họa: ITN |
Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm đặc biệt tại Dự thảo Luật (sửa đổi) lần này liên quan đến quy định về tỷ lệ trích lập Quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp từ lợi nhuận sau thuế. Quỹ này sẽ được sử dụng để đảm bảo sự chủ động cho doanh nghiệp trong việc tái đầu tư từ lợi nhuận hàng năm, qua đó, nâng cao hiệu suất đầu tư từ phần vốn của Nhà nước.
Theo cơ quan soạn thảo, tiếp thu ý kiến các cấp có thẩm quyền và doanh nghiệp trong quá trình đề nghị xây dựng luật, có 3 phương án đề xuất gồm: Trích tối đa 50% lợi nhuận sau thuế; Trích tối đa 80% lợi nhuận sau thuế; Để lại 100% lợi nhuận sau thuế.
Trên cơ sở 3 phương án, Bộ Tài chính đề xuất trình Chính phủ xem xét, quyết định thực hiện phương án trích tối đa 80% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó để tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở vốn với chức năng quản lý Nhà nước, phân công rõ, phân cấp mạnh trong đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Dự thảo Luật (sửa đổi) đã quy định rõ: Nhà nước, Chính phủ chỉ quản lý đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn quản lý theo phần vốn tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư trực tiếp, doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý theo phần vốn tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư khác.
Theo chuyên gia, Dự thảo Luật (sửa đổi) thực sự là “cuộc cách mạng” trong quản lý, đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - Ảnh minh họa: ITN |
Nhìn nhận về các đề xuất đã nêu, không ít ý kiến cho rằng, các nguyên tắc, nội dung Dự thảo Luật (sửa đổi) đề xuất đã thể hiện tính “đổi mới”, “cởi trói”, trao nhiều quyền hơn cho các doanh nghiệp.
Đánh giá về những đề xuất sửa đổi tại Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, TS Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, Dự thảo Luật thực sự là “cuộc cách mạng” trong quản lý, đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tuy nhiên, để sửa Luật sẽ là một quá trình rất phức tạp, gian nan. Cách tiếp cận, tinh thần sửa Luật có rất nhiều điểm tích cực.
Theo ông Thành, điểm mới đầu tiên của Dự thảo Luật là làm rõ vai trò của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, là một nhà đầu tư chuyên nghiệp trong thị trường cạnh tranh, hội nhập, Nhà nước không còn quản lý, can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nói theo cách khác là quản lý doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư, không quản lý theo pháp nhân.
Thứ hai, tăng tính minh bạch, quyền hạn, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thứ ba, Dự thảo Luật thể hiện sự linh hoạt, thích ứng với thị trường, trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi lại vốn nhà nước. Điểm mới nữa trong cách tiếp cận là cố gắng xử lý các “ách tắc” hiện nay của doanh nghiệp như vấn đề quản trị, quản lý doanh nghiệp F1, F2, đầu tư, thúc đẩy đổi mới sáng tạo…
Còn theo ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nội dung chính sách của Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) đã thể hiện tư duy thị trường, xác định Nhà nước là một chủ đầu tư vốn trong doanh nghiệp như các nhà đầu tư khác.
“Nội dung chính sách đã thể hiện tư duy thị trường, xác định Nhà nước là một chủ đầu tư vốn trong doanh nghiệp giống như các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo nên xem xét nguyên tắc quản trị, công khai minh bạch theo chuẩn đối với doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay”, ông Tuấn lưu ý.
Trong khi đó, đại diện cho quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, bà Vũ Thị Nhung - Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế và Kiểm soát nội bộ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá, Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sửa đổi theo hướng, cơ quan chức năng chuyển từ quản lý doanh nghiệp sang quản lý theo dòng vốn. Tuy nhiên, doanh nghiệp Nhà nước có nhiều loại, với nhiều mức vốn khác nhau do Nhà nước góp. Hiện nay, doanh nghiệp Nhà nước có 51% vốn Nhà nước góp trở lên mới có thể chi phối, với những doanh nghiệp Nhà nước có tỷ lệ vốn góp dưới 51% sẽ xử lý quyết định quản lý dòng vốn như thế nào?
“Dự thảo luật quy định quản lý theo dòng vốn, nhưng việc quản lý dòng vốn rất khó. Tôi đề xuất ban soạn thảo có quy định cụ thể về quản lý dòng vốn để tránh tình trạng như một số vụ việc vừa qua xảy ra, do không quy định cụ thể, tiềm ẩn nguy cơ mất cán bộ”, bà Nhung kiến nghị.
Được biết, theo dự kiến, Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), trên cơ sở đó đó, Luật (sửa đổi) dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2026.
Nguồn: “Cuộc cách mạng” về quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Tin liên quan
Lợi thế của Kỳ Duyên khi thi Miss Universe 2024 30/10/2024 14:58
Cùng chuyên mục
Xuất khẩu rau quả có thể giảm mạnh trong 2 tháng cuối năm
Thị trường 30/10/2024 11:00
Dùng AI để xử lý trốn thuế trên sàn thương mại điện tử
Thị trường 29/10/2024 15:00
Thanh toán số Trung Quốc bùng nổ, rủi ro nào tiềm ẩn?
Thị trường 29/10/2024 09:00
Bóng tối trốn thuế đằng sau sự bùng nổ thương mại điện tử
Kinh tế - Tài chính 28/10/2024 15:03
Giá vàng neo cao, nhiều người vẫn đổ xô mua vàng nhẫn
Kinh tế - Tài chính 28/10/2024 13:29
"Cơn lốc" hàng giá rẻ nước ngoài đe dọa DN nội
Kinh tế - Tài chính 27/10/2024 09:00
Các tin khác
Cơn sốt khui ‘hộp mù’: Thú vui tốn kém mới của giới trẻ
Kinh tế - Tài chính 26/10/2024 14:35
Temu vội vã đăng ký với Bộ Công Thương sau khi bị phát hiện hoạt động "chui"
Thị trường 25/10/2024 13:00
Giá xăng giảm nhẹ từ chiều ngày 24/10
Kinh tế - Tài chính 24/10/2024 16:23
Sàn Temu bán hàng giá quá rẻ, Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng ‘giật mình’
Thị trường 24/10/2024 13:00
Người Việt chi 9,5 tỷ USD mua sắm trực tuyến trong 9 tháng
Kinh tế - Tài chính 23/10/2024 17:20
Bắc Giang: Thu lãi lớn từ xuất khẩu vải
Thị trường 22/10/2024 11:00
Giá vàng nhẫn cao chưa từng thấy, vàng miếng SJC phá mốc 88 triệu đồng/lượng
Kinh tế - Tài chính 21/10/2024 16:01
Giá điện tăng có thể gây tăng giá nhiều mặt hàng
Kinh tế - Tài chính 19/10/2024 16:02
Giá xăng quay đầu giảm sau khi tăng mạnh ở phiên điều hành trước
Kinh tế - Tài chính 17/10/2024 16:16
Cứ mỗi phút, người Việt mua hơn 5 xe máy mới
Kinh tế - Tài chính 17/10/2024 11:25
Hàng Trung Quốc giá rẻ bán online: Làn sóng mới đổ về Việt Nam
Thị trường 07/10/2024 08:00
Hết quý II/2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng
Thị trường 04/10/2024 18:10
Giá vàng chạm đỉnh 84 triệu/lượng: Đầu cơ chùn tay, đà tăng chững lại
Kinh tế - Tài chính 03/10/2024 11:02
“Online” để kết nối đơn hàng thế giới
Thị trường 30/09/2024 13:00
Liên kết chuỗi để tăng giá trị xuất khẩu quế
Thị trường 30/09/2024 08:00
UOB dự báo gì về giá vàng?
Thị trường 29/09/2024 17:34
Ồ ạt chốt lời, giá vàng giảm sau chuỗi tăng kỷ lục
Kinh tế - Tài chính 28/09/2024 14:00
Giá vàng nhẫn lập kỷ lục 82,5 triệu/lượng
Thị trường 25/09/2024 11:06
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00