Chính sách tài khóa nâng đỡ tăng trưởng kinh tế
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Phương Anh |
Nhiều điểm sáng trong điều hành tài chính - ngân sách
Báo cáo mới đây trước Quốc hội, Chính phủ đánh giá, lĩnh vực tài chính, kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) được tăng cường, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, nhất là đối với thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ chính phủ, nợ ngoài quốc gia trong giới hạn cho phép của Quốc hội.
Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực. Riêng trong công tác quản lý, sử dụng NSNN và các nguồn vốn nhà nước khác đã tiết kiệm được trên 350 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2021. Ngành Tài chính chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp điều hành giá phù hợp, sát thực tiễn, góp phần kiểm soát lạm phát.
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đánh giá cao công tác điều hành tài chính - ngân sách trong bối cảnh khó khăn. Nửa nhiệm kỳ đã qua, đất nước đã vượt qua nhiều sóng gió, thách thức và đang sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới. Kết quả đó có sự đóng góp rất quan trọng của công tác quản trị ngân sách và thực thi chính sách tài khóa.
Trong hoàn cảnh khó khăn, dịch bệnh, các kế hoạch tài chính, ngân sách trung hạn và hàng năm đều được triển khai thực hiện đạt và vượt kế hoạch; đảm bảo các nhu cầu chi định kỳ và đột xuất. Bội chi thấp hơn dự toán. Nợ công, nợ chính phủ nằm trong giới hạn an toàn. Dư địa cho chính sách tài khóa được triển khai tích cực, hiệu quả…
Đặc biệt, trong khó khăn, Bộ Tài chính đã thực hiện kịp thời, hiệu quả nhiều chính sách miễn giảm, gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Cụ thể, năm 2022 đã miễn thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường và một số khoản thuế, phí, lệ phí khác trên 60,5 nghìn tỷ đồng; gia hạn thời gian nộp các loại thuế, tiền thuê đất trên 114,5 nghìn tỷ đồng. Năm 2023, tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn một số loại thuế, phí, tiền thuê đất; đến tháng 10 đã miễn giảm 60.547 tỷ đồng, dự kiến cả năm sẽ miễn, giảm 79 nghìn tỷ đồng; gia hạn 121 nghìn tỷ đồng.
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Phương Anh |
“Sức khỏe” doanh nghiệp tốt, nguồn thu bền vững hơn
Một trong những điểm sáng được Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhắc đến đó chính là thành công trong quản lý nợ công. Nợ công và nợ chính phủ bảo lãnh vẫn ở mức bền vững, ổn định quanh khoảng 36% GDP trong năm 2023 trước khi giảm xuống khoảng 34,4% vào năm 2025, thấp hơn nhiều so với ngưỡng 60% được Quốc hội đề ra và vẫn ở mức bền vững.
Đáng chú ý, việc đảm bảo nguồn lực cho cải cách tiền lương cũng là một trong những điểm sáng trong điều hành thời gian qua. Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ và đã có tích lũy được 560 nghìn tỷ đồng để đảm bảo triển khai Nghị quyết 27-NQ/TW từ ngày 1/7/2024. Cải cách tiền lương đến năm 2026 sẽ đảm bảo được trong nguồn đã tích lũy này.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, bắt đầu từ năm 2026 thì nguồn phải được bố trí vào trong dự toán của ngân sách và phải tăng cường điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển. Nhờ vượt thu ngân sách, sẽ có nguồn lực để bố trí cho chi cải cách tiền lương một cách bền vững. Thế cho nên, cái gốc vẫn là đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững và tăng được thu ngân sách thì sẽ có tích lũy để trả nợ, để thực hiện cải cách tiền lương.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, mặc dù năm nay, Chính phủ đã giảm thuế và miễn giảm tiền thuê đất cho người dân và doanh nghiệp, nhưng thu ngân sách vẫn đảm bảo tiến độ dự toán. Điều này thể hiện việc quản lý, điều hành chính sách tài khóa của Chính phủ được thực hiện linh hoạt, hiệu quả.
Thu NSNN đến nay đã bền vững hơn. Nguồn thu hiện nay chủ yếu dựa trên năng lực của nền kinh tế, có nghĩa là thu nội địa, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách, trong bối cảnh thu từ thuế xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô giảm.
Bộ trưởng nhấn mạnh, để đảm bảo cho các nguồn thu một cách bền vững, phải tăng được tổng cầu của nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là phải hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hoàn thiện pháp luật và thúc đẩy vấn đề thu hút đầu tư để đầu tư tư nhân, đầu tư ngoài NSNN. Đồng thời, tổng cầu tăng thông qua đầu tư công, giải ngân nguồn đầu tư công cũng như tăng tiêu dùng và tăng xuất nhập khẩu, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp phát triển. Khi “sức khỏe” của doanh nghiệp tốt, thì có nghĩa là năng lực của nền kinh tế tốt, nguồn thu của đất nước sẽ bền vững.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, nhìn lại việc triển khai giãn, hoãn thuế thời gian qua cho thấy, các chính sách miễn, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã có tác động khá mạnh tới tình hình doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Bên cạnh tác động về mặt kinh tế, qua việc được thụ hưởng chính sách giãn hoãn thuế từ chính sách của Chính phủ, các doanh nghiệp được động viên rất lớn về cả vật chất và tinh thần. Điều này thể hiện rất rõ sự đồng hành với doanh nghiệp của Chính phủ, Bộ Tài chính./.
Tin liên quan
10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh 22/12/2024 07:00
Thị trường bán lẻ Việt Nam là một điểm sáng đầy tiềm năng 22/12/2024 07:00
Hà Nội bắn pháo hoa cả Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025 21/12/2024 20:49
Cùng chuyên mục
Ngân hàng MSB "hút" về hơn 12.000 tỷ đồng trái phiếu kể từ đầu năm đến nay
Kinh tế - Tài chính 21/12/2024 20:41
Kinh doanh thuận lợi, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức
Kinh tế 20/12/2024 11:23
Nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động
Kinh tế - Tài chính 20/12/2024 10:11
Chủ tịch HĐQT Trần Đình Thanh: HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần tại Nhật Bản
Kinh tế 20/12/2024 10:07
Trung Quốc thận trọng kích thích kinh tế, nhà đầu tư ngoại lo ngại
Kinh tế 18/12/2024 15:05
Giá vàng 'bất động' chờ Fed
Kinh tế - Tài chính 18/12/2024 06:00
Các tin khác
PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu
Kinh tế 17/12/2024 15:21
Giá vàng miếng SJC lại quay đầu giảm “sốc”
Kinh tế 17/12/2024 12:00
Động lực nào cho tăng trưởng của Việt Nam bứt phá?
Kinh tế 17/12/2024 09:00
Đo lường và đánh giá quan hệ xã hội: Bệ phóng cho doanh nghiệp phát triển bền vững
Kinh tế - Tài chính 16/12/2024 19:14
Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Áp lực toàn cầu và giải pháp của Việt Nam
Kinh tế 16/12/2024 18:08
ESG - Chìa khóa vàng cho sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới
Kinh tế 16/12/2024 15:42
Manulife tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho 3.000 người dân TP.HCM
Kinh tế 16/12/2024 14:49
Giá vàng tuần tới: FED sẽ “bật mí” định hướng mới?
Kinh tế 16/12/2024 06:00
Quản trị ESG: Chiến lược trong thời đại mới
Kinh tế 15/12/2024 17:00
Xây dựng doanh nghiệp bền vững: Góc nhìn từ khía cạnh xã hội (Social) trong ESG
Kinh tế 15/12/2024 10:00
Tôn trọng và phát triển nguồn nhân lực: Bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Kinh tế 15/12/2024 09:09
Kinh tế Đông Nam Á sẽ ra sao dưới thời Trump 2.0?
Kinh tế 15/12/2024 08:00
Trung Quốc muốn Mỹ chọn đối thoại để giải quyết căng thẳng
Kinh tế 14/12/2024 14:00
Tăng trưởng GDP hai con số gắn liền với “sức khoẻ” của doanh nghiệp
Kinh tế 14/12/2024 08:00
TP HCM: Miễn thuế cho người khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Kinh tế 14/12/2024 07:00
Trung Quốc hạ lãi suất, tác động khó lường đến CNY
Kinh tế 13/12/2024 17:00
Kinh tế châu Á năm 2025: Những biến số khó lường
Kinh tế 13/12/2024 09:00
Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
Kinh tế - Tài chính 12/12/2024 21:12
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00