Chính phủ ban hành Chương trình hành động về phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15/11/2022 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chính phủ ban hành Chương trình hành động về phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
Ảnh minh họa

Việc ban hành Nghị quyết về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị được xây dựng trên cơ sở bám sát quan điểm, mục tiêu nêu trong Nghị quyết số 23-NQ/TW nhằm xây dựng và phát triển Tây Nguyên là vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; giàu bản sắc văn hoá dân tộc, điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.

Chương trình hành động nhằm cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu tại Nghị quyết số 23-NQ/TW bằng những nhiệm vụ, giải pháp thiết thực của Chính phủ gắn với kế hoạch tổ chức thực hiện theo lộ trình cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu của Nghị quyết. Chương trình hành động của Chính phủ là căn cứ để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch hành động của từng bộ, cơ quan và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, phấn đấu cao nhất đạt được các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 23-NQ/TW.

Chương trình hành động nhằm thể hiện được định hướng chỉ đạo của Chính phủ theo tinh thần đồng hành cùng các tỉnh vùng Tây Nguyên; đồng thời xác định rõ vai trò, nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và khu vực duyên hải Trung Bộ tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách có tính đột phá; hoàn thiện thể chế, cơ chế tổ chức điều phối, liên kết phát triển vùng, tiểu vùng; điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách, đặc thù về phát triển vùng Tây Nguyên; huy động và phân bổ nguồn lực thực hiện các dự án quan trọng đảm bảo xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn chặt với quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng

Nghị quyết đặt mục tiêu phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 như sau: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 7 - 7,5%. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng, tương đương 5.000 USD; tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 29,5% trong GRDP; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 26,9%; khu vực dịch vụ chiếm khoảng 38%.

Giai đoạn 2021 - 2030, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt khoảng 6,5%; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP khoảng 39%. Đến năm 2030, tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25 - 30%. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì giảm 1,0 - 1,5%/năm. Tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm. Tỉ lệ cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia với giáo dục mầm non khoảng 60%; tiểu học khoảng 65%, trung học cơ sở khoảng 75% và trung học phổ thông khoảng 60%. Đạt 32 giường bệnh viện, 11 bác sĩ trên 10.000 dân. Tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 90%.

Đến năm 2030, tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 47%. Tỉ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư đô thị đạt 100%, ở nông thôn đạt 98%. Tỉ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định đạt 98%. Đạt 100% đối với các chỉ tiêu: Tỉ lệ chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, cơ sở y tế được thu gom xử lý; tỉ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Đạt 95% tỉ lệ rác thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý theo quy định.

7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể nêu trên, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng tập trung chỉ đạo thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW.

2. Phát triển kinh tế vùng nhanh và bền vững: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng, lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá.

3. Phát triển văn hóa, xã hội và nguồn nhân lực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

4. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, du lịch đặc sắc: Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi toàn vùng tới các cảng biển, cảng hàng không nội địa và quốc tế. Đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành một số hạ tầng giao thông quan trọng: Tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa - Chơn Thành, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương.

5. Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách liên kết vùng: Thống nhất cao ở tất cả các cấp, các ngành về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vùng và liên kết vùng, liên vùng để tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng. Nghiên cứu xây dựng và thể chế hoá cơ chế điều phối và kết nối phát triển vùng nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động liên kết nội vùng và với vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ.

6. Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại: Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh công tác đối ngoại; kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; khu vực, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; làm sâu sắc hơn các quan hệ đối ngoại, đặc biệt là với các nước láng giềng, các nước trong và khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mê Công như hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng, trong các khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia.

7. Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị: Tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh tạo chuyển biến thực sự trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Thực hiện hiệu quả các chủ trương về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn; hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

https://petrotimes.vn/chinh-phu-ban-hanh-chuong-trinh-hanh-dong-ve-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-tay-nguyen-671547.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đưa giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp chủ lực

Đưa giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp chủ lực

Xác định việc phát triển công nghiệp chủ lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Thủ đô, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy lĩnh vực này nhằm cụ thể hóa các chương trình, đề án phát triển công nghiệp nói chung và sản phẩm công nghiệp chủ lực nói riêng trên địa bàn.
Tăng trưởng tín dụng thúc đẩy lợi nhuận ngành ngân hàng

Tăng trưởng tín dụng thúc đẩy lợi nhuận ngành ngân hàng

Lợi nhuận của các ngân hàng trong quý 2/2025 được dự báo tăng khả quan hơn so với quý 1/2025 nhờ tăng trưởng tín dụng tiếp tục khả quan và NIM không giảm thêm.
Chuyển đổi cơ chế thuế: Các nhà bán lẻ tuân thủ thuế kỳ vọng hưởng lợi

Chuyển đổi cơ chế thuế: Các nhà bán lẻ tuân thủ thuế kỳ vọng hưởng lợi

Cùng với đà tăng trưởng của nền kinh tế, sự phục hồi bán lẻ tiêu dùng, đặc biệt cơ chế thuế mới giúp các nhà bán lẻ tuân thủ thuế được kỳ vọng hưởng lợi.
Khơi thông nguồn lực hơn nữa cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

Khơi thông nguồn lực hơn nữa cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

"Cửa" cho vay vốn nông nghiệp, nông thôn được mở rộng hơn với Nghị định số 156/2025/NĐ-CP.
Động lực cho tăng trưởng tín dụng

Động lực cho tăng trưởng tín dụng

Các dự án hạ tầng lớn, thị trường bất động sản phục hồi, nhu cầu vay vốn kinh doanh hộ gia đình ở mức cao… sẽ là động lực tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm nay.
Amazon "đổ bộ" vào châu Á: Cú hích cho làn sóng AI

Amazon "đổ bộ" vào châu Á: Cú hích cho làn sóng AI

Trong bối cảnh cuộc đua toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng nóng lên, Amazon Web Services (AWS) đang đặt cược lớn vào thị trường châu Á.

Các tin khác

Xuất khẩu gạo: Cơ hội vàng không dành cho “tay mơ”

Xuất khẩu gạo: Cơ hội vàng không dành cho “tay mơ”

Trong bối cảnh giá gạo tại Nhật Bản tăng gấp đôi, các doanh nghiệp Việt Nam đang nắm bắt cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là các dòng sản phẩm gạo cao cấp như Japonica.
Ổn định thị trường ngoại hối, kiểm soát giao dịch mua bán ngoại tệ trái quy định

Ổn định thị trường ngoại hối, kiểm soát giao dịch mua bán ngoại tệ trái quy định

Việc tạo thói quen mua bán ngoại tệ đúng quy định, chỉ mua bán với các Ngân hàng thương mại và chỉ bán tại các đại lý đổi ngoại tệ được cấp phép giúp hạn chế giao dịch trái phép.
“Cú hích” cho MB

“Cú hích” cho MB

Nhiều lợi thế cạnh tranh tạo “cú hích” lớn giúp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HoSE: MBB) bứt tốc.
Chủ tịch FED điều trần, giá vàng tuần tới sẽ ra sao?

Chủ tịch FED điều trần, giá vàng tuần tới sẽ ra sao?

Phiên điều trần của Chủ tịch FED có thể sẽ tác động khá mạnh đến giá vàng tuần tới, ngoài xung đột Israel – Iran.
Tổ chức lại 15 ngân hàng nhà nước khu vực theo hướng tinh gọn và hiệu quả

Tổ chức lại 15 ngân hàng nhà nước khu vực theo hướng tinh gọn và hiệu quả

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Ngân hàng Nhà nước được tổ chức lại theo mô hình khu vực với 15 đầu mối, đồng bộ với hệ thống chính quyền cấp tỉnh sau sáp nhập để phù hợp với điều kiện địa lý, hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi trong chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN).
Thị trường hồi phục, tâm lý phòng thủ dịu bớt nhưng các quỹ vẫn rút ròng

Thị trường hồi phục, tâm lý phòng thủ dịu bớt nhưng các quỹ vẫn rút ròng

Danh mục quỹ ghi nhận sự biến động với MBB, STB, VHM được các quỹ mua ròng mạnh nhất, trong khi HPG, VCB, VPB và ACB tiếp tục bị bán ròng.
Đồng USD có thể mạnh lên nếu Fed thận trọng với lãi suất và chính sách thuế

Đồng USD có thể mạnh lên nếu Fed thận trọng với lãi suất và chính sách thuế

Trong tuần qua, đồng USD đã trải qua một loạt sự kiện và biến động quan trọng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các yếu tố địa chính trị, chính sách tiền tệ và diễn biến thị trường dầu khí.
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: BIDV bứt phá ngoạn mục, lọt Top 50 doanh nghiệp

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: BIDV bứt phá ngoạn mục, lọt Top 50 doanh nghiệp

Tuần qua, nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động kinh doanh, chiến lược nhân sự như: TPBank số hóa giải pháp vay mua nhà, mở rộng cơ hội an cư cho người trẻ; MB tung gói vay tiêu dùng tới 3 tỷ đồng cho hộ kinh doanh; BIDV dẫn đầu ngành ngân hàng Việt Nam trên bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500...
Xây dựng hệ sinh thái hạ tầng tài chính số: Những bước tiến mới

Xây dựng hệ sinh thái hạ tầng tài chính số: Những bước tiến mới

Luật Công nghiệp Công nghệ số tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tham gia xây dựng hệ sinh thái hạ tầng tài chính số, với AI, blockchain, điện toán đám mây và dữ liệu mở...
"Người đồng hành chiến lược" của doanh nghiệp

"Người đồng hành chiến lược" của doanh nghiệp

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng và chuyển đổi số mạnh mẽ, báo chí không chỉ là kênh thông tin mà còn là "người đồng hành chiến lược" của doanh nghiệp.
“Chìa khóa tài chính” trong thời đại số

“Chìa khóa tài chính” trong thời đại số

Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS) 2025 không chỉ là khung pháp lý thuần túy, mà còn là “chìa khóa tài chính” giúp khơi thông các dòng vốn đầu tư công nghệ.
Tín dụng tăng tốc giúp dự báo lợi nhuận ngân hàng quý II khả quan

Tín dụng tăng tốc giúp dự báo lợi nhuận ngân hàng quý II khả quan

Dự báo lợi nhuận quý II/2025 của ngành ngân hàng khả quan hơn hẳn quý I, theo đà tăng trưởng tín dụng, cộng hưởng các chỉ tiêu chính sách tiền tệ nới thêm.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Nên áp dụng thuế khoán với hộ kinh doanh buôn bán doanh thu dưới 1 tỷ

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Nên áp dụng thuế khoán với hộ kinh doanh buôn bán doanh thu dưới 1 tỷ

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã phát biểu giải trình một số nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm về vấn đề chính sách thuế.
Kiến nghị không để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng

Kiến nghị không để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) vừa có văn bản góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng, trong đó đề xuất không cho phép ngân hàng thương mại tham gia sản xuất, kinh doanh vàng miếng.
FiinRatings công bố xếp hạng tín nhiệm ‘A’ cho MSB với triển vọng ‘Ổn định’

FiinRatings công bố xếp hạng tín nhiệm ‘A’ cho MSB với triển vọng ‘Ổn định’

FiinRatings vừa công bố xếp hạng tín nhiệm lần đầu của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) ở mức “A” với triển vọng xếp hạng “Ổn định”.
Fed giữ nguyên lãi suất, chú ý rủi ro cho mục tiêu kép

Fed giữ nguyên lãi suất, chú ý rủi ro cho mục tiêu kép

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản sau cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày. Thông báo được đưa ra vào rạng sáng nay, tức 14h ngày 18/6 theo giờ EDT tại Mỹ.
Lãi suất thấp tiếp tục hỗ trợ, kích thích sản xuất, tiêu dùng tăng trưởng

Lãi suất thấp tiếp tục hỗ trợ, kích thích sản xuất, tiêu dùng tăng trưởng

Dư nợ cho vay trong các lĩnh vực sản xuất chủ chốt và tiêu dùng đã tăng lên, phản ánh tác động của chính sách tiền tệ tín dụng và lãi suất thấp thúc đẩy cầu vốn vay.
Cục Quản lý Dược phát hiện hàng loạt thuốc giả trong tháng cao điểm chống hàng giả

Cục Quản lý Dược phát hiện hàng loạt thuốc giả trong tháng cao điểm chống hàng giả

Ngày 18/6 Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) công bố kết quả kiểm tra đột xuất trong tháng cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm.
Xem thêm
Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng  biển.

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giao diện di động