Các FTA đã "chắp cánh" cho xuất khẩu như thế nào?

Thông qua công tác hội nhập, Việt Nam đã và đang trở thành cửa ngõ quan trọng bậc nhất thế giới khi giờ đây đầu tư vào Việt Nam là có thể tiếp cận được với hầu hết các thị trường lớn của thế giới.

Các FTA đã 'chắp cánh' cho xuất khẩu như thế nào?- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chứng kiến lễ ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel (VIFTA). Ảnh: Đoàn Bắc/VGP

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 354,5 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 328,5 tỷ USD.

Năm 2023, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư ước đạt 26 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Có thể nói, những kết quả này đến từ các giải pháp khắc phục khó khăn, mở cửa thị trường của Chính phủ, các bộ, ngành và của cộng đồng doanh nghiệp, nổi bật trong đó là sự chủ động trong việc thúc đẩy thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của Bộ Công Thương.

Hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia 19 FTA song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Trong đó, 16/19 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục, với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu... đây cũng chính là cơ sở, là nền tảng đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.

Khai thác tốt các FTA

Báo cáo tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ Công Thương cho biết, việc khai thác các FTA được Chính phủ, Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Trong năm 2023, công tác hội nhập đã giúp mở rộng, đa dạng thị trường, chuỗi cung ứng và sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực; thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh và cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt theo hướng chuyển từ thâm hụt sang thặng dư...

Công tác thực thi, triển khai các FTA đã được Bộ Công Thương chủ trì, đôn đốc các bộ, ngành có liên quan về việc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi các Hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA. Đồng thời, tích cực phối hợp với các đơn vị, bộ, ngành trong việc theo dõi và khẩn trương xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định CPTPP; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng quan điểm của Việt Nam về việc gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh và đang phối hợp để xây dựng hồ sơ trình phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh (dự kiến sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp đầu tiên năm 2024).

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có 6 đối tác chiến lược toàn diện, 18 đối tác chiến lược, 12 đối tác toàn diện) và có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế.

"Các FTA không chỉ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn hỗ trợ UBND các tỉnh, thành phố mở rộng kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế", Bộ Công Thương cho biết.

Đơn cử, đối với Đắk Lắk, tận dụng lợi thế từ các FTA, hiện nay hàng hóa của tỉnh đã xuất khẩu đến hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ; mang sản phẩm, hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng tại nhiều thị trường lớn trên thế giới.

Ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk cho hay, tỉnh có hơn 100 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình quân 14,4%/năm. Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu là 1,151 triệu USD đạt 101,3% kế hoạch; năm 2022 kim ngạch xuất khẩu tăng lên 1,500 triệu USD, đạt 125% kế hoạch năm, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Huyền, Tổng giám đốc Vinasamex chia sẻ, hiện nay Vinasamex đã xuất khẩu các sản phẩm quế, hồi sang nhiều thị trường có FTA. Trước đây, khi chưa có thương hiệu, doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường đại trà, dễ tính. Nhưng những năm gần đây, nhờ “đòn bẩy” của các FTA, doanh nghiệp tập trung vào những sản phẩm giá trị cao cấp để xuất khẩu vào những thị trường khó tính, như EU, Canada, Mỹ, Nhật Bản...

Các FTA đã 'chắp cánh' cho xuất khẩu như thế nào?- Ảnh 2.

Việt Nam đã và đang tham gia 19 FTA song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Ảnh minh họa

Đàm phán thêm các FTA mới

Đáng chú ý, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, bên cạnh các thị trường truyền thống, ngành Công Thương đã thúc đẩy, đàm phán tiến tới ký kết các FTA với Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu (EFTA), Cộng đồng Thị trường Nam Mỹ (MERCOSUR), UAE và Canada... để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng.

Đây được xem là một trong những điểm nhấn quan trọng trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Công Thương trong năm 2023.

Như với Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (FTA Việt Nam - EFTA), cho đến nay, hai bên đã trải qua 16 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên đàm phán cấp Trưởng đoàn và cấp kỹ thuật. Hiện tại, hai Bên đã xác định được các vấn đề còn tồn tại trong các lĩnh vực quan trọng của Hiệp định như thương mại hàng hóa, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ.

Còn với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA), VIFTA được ký kết đánh dấu thành quả nỗ lực không mệt mỏi của cả hai nước sau quãng thời gian 7 năm với 12 phiên đàm phán. Israel là quốc gia đầu tiên tại khu vực Tây Á mà Việt Nam ký kết FTA. Thông qua VIFTA, Việt Nam có thể thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh không chỉ sang Israel mà còn có cơ hội tiếp cận các thị trường khác tại Trung Đông, Bắc Phi và Nam Âu...

Đối với Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam (FTA) và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Bộ Công Thương đã chủ trì tham gia một số phiên đàm phán trong năm 2023.

Đồng thời, trong năm 2023, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tham dự đàm phán nâng cấp và đàm phán mới các hiệp định thương mại tự do trong khuôn khổ ASEAN

Bên cạnh các giải pháp chủ động trong việc triển khai thực thi các FTA, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA, RCEP, Cộng đồng kinh tế ASEAN và các FTA khác của Việt Nam dưới nhiều hình thức. Đồng thời, tiếp tục chủ trì đảm nhiệm, thúc đẩy và làm tốt vai trò là đơn vị tiếp nhận các câu hỏi từ cộng đồng doanh nghiệp và người dân liên quan đến các FTA trên và trực tiếp trả lời hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan trả lời.

Hiện nay, phạm vi đối tác FTA của Việt Nam đã khá rộng và toàn diện. Vì vậy, trong từ 3-5 năm tới sẽ chạm đến các dấu mốc quan trọng của nhiều Hiệp định và dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết các mặt hàng nhập khẩu với các đối tác thương mại chính.

Để tối ưu hóa những tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế đến nền kinh tế, trong năm 2024 cũng như các năm tiếp theo, Bộ Công Thương sẽ đặt trọng tâm hàng đầu vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA, nhất là từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: CPTPP, EVFTA, UKVFTA, Hiệp định của ASEAN với các đối tác. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác cảnh báo sớm về biện pháp phòng vệ thương mại của các nước đối tác.

Các FTA đã 'chắp cánh' cho xuất khẩu như thế nào?- Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành Công Thương sáng 20/12. Ảnh: Báo Công Thương

Phát huy vai trò Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài

Tiếp thu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành Công Thương sáng 20/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, năm 2023, tình hình quốc tế và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, tác động bất lợi đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; các hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất, nhập khẩu đều suy giảm mạnh so với cuối năm 2022.

Riêng đối với công tác xúc tiến thương mại. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; chủ động tham mưu khai thác các cơ hội từ quan hệ đối ngoại với các nước lớn để đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư các ngành trọng điểm sang nước thứ 3 của các tập đoàn đa quốc gia nhằm chống đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là trong lĩnh vực mà nước ta đang có nhu cầu và lợi thế, như: Công nghiệp điện tử, hạ tầng số, hạ tầng logistics, năng lượng sạch, công nghiệp vật liệu mới, chíp và chất bán dẫn.

Đồng thời, tăng cường thực thi hiệu quả các giải pháp kết nối chặt chẽ giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước nhằm thúc đẩy phát triển kỹ năng quản trị, chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, đáp ứng yêu cầu tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Tiếp tục phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong công tác hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên để đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu.

Tích cực tham mưu đàm phán, ký kết mới và nâng cấp các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác còn tiềm năng ở khu vực châu Phi, Nam Á, Tây Á và Nam Mỹ…, tạo động lực tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư; đồng thời, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

Chú trọng đổi mới công tác xúc tiến thương mại, kết hợp chặt chẽ giữa thương mại truyền thống với hiện đại, thương mại điện tử, kinh tế số nhằm khai thác hiệu quả thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng; đồng thời, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả, thị trường các mặt hàng thiết yếu để điều hành phù hợp, hiệu quả; tăng cường quản lý thị trường và nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng, phù hợp với các cam kết quốc tế.

Nguồn: Các FTA đã "chắp cánh" cho xuất khẩu như thế nào?

Phan Trang
baochinhphu.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ồn ào quanh TikTok “Vua quạt” và câu chuyện thượng tôn pháp luật

Ồn ào quanh TikTok “Vua quạt” và câu chuyện thượng tôn pháp luật

Câu chuyện quanh vụ việc TikTok “Vua quạt” đang ồn ào nhiều ngày nay thêm một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của thượng tôn pháp luật.
Apax Holdings bị xử phạt hơn 112 triệu đồng do website ngưng hoạt động

Apax Holdings bị xử phạt hơn 112 triệu đồng do website ngưng hoạt động

Tiếp nối Apax English, Apax Holdings của Shark Thủy bị xử phạt số tiền hơn 112 triệu đồng.
Xây dựng Hòa Bình cần làm gì khi nặng gánh nợ, khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản?

Xây dựng Hòa Bình cần làm gì khi nặng gánh nợ, khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản?

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đặt ra hàng loạt kế hoạch để gỡ khó trước bối cảnh khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản, khiến trích lập dự phòng lớn, nguồn vốn mất cân đối, gánh nặng nợ vay cao gấp 30 lần vốn chủ sở hữu.
Hà Nội cần 16 tỷ USD cấp tốc hoàn thành gần 100km đường sắt đô thị đến năm 2030

Hà Nội cần 16 tỷ USD cấp tốc hoàn thành gần 100km đường sắt đô thị đến năm 2030

Trong vòng 6 năm tới đây, Hà Nội phấn đấu hoàn thành thi công xây dựng thêm 96,9km đường sắt đô thị khổ đường đôi 1.435mm, gồm 03 đoạn Tuyến số 2; 02 đoạn Tuyến số 3 và Tuyến số 5, nâng tổng số km đường sắt đô thị vận hành trên địa bàn Thủ đô lên 109,8km. Tổng mức đầu tư các tuyến metro kể trên khoảng 16,208 tỷ USD...
Yêu cầu báo cáo đề xuất cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ 1/7/2024

Yêu cầu báo cáo đề xuất cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ 1/7/2024

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 218/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc triển khai xây dựng một số đề án của Chính phủ trình Quốc hội.
Doanh nghiệp muốn bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công thương vẫn muốn giữ

Doanh nghiệp muốn bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công thương vẫn muốn giữ

Nhiều “ông lớn” xăng dầu như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Thanh Lễ… kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, tránh những vụ việc sử dụng sai mục đích như Xuyên Việt Oil, Hải Hà, Thiên Minh Đức thời gian qua.

Các tin khác

Nhiều đồng tiền châu Á chịu sức ép lớn từ USD

Nhiều đồng tiền châu Á chịu sức ép lớn từ USD

Các chính phủ châu Á đang hành động để ngăn chặn sự sụt giảm của đồng nội tệ vốn đã chịu ảnh hưởng khi đồng đô la Mỹ mạnh lên trong năm nay.
Xây dựng không phép,  Công ty TNHH Ja Solar Ne Việt Nam bị phạt 130 triệu đồng

Xây dựng không phép, Công ty TNHH Ja Solar Ne Việt Nam bị phạt 130 triệu đồng

Công ty TNHH Ja Solar Ne Việt Nam bị phạt 130 triệu đồng vì xây dựng nhiều hạng mục không có giấy phép tại Khu công nghiệp Việt Hàn.
Tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt

Tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt

Tỷ giá đã nhích tăng trở lại sau 2 tuần liên tục giữ ở mức thấp hơn vùng giá cao trước đó nhờ động thái can thiệp bán ngoại tệ giao ngay từ quỹ dự trữ ngoại hối của NHNN.
Người dân "khóc" vì giá vàng, chuyên gia kiến nghị dừng đấu thầu

Người dân "khóc" vì giá vàng, chuyên gia kiến nghị dừng đấu thầu

Sau chuỗi ngày “phi mã”, giá vàng các thương hiệu trong nước bất ngờ đảo chiều “lao dốc”. Nhà đầu tư “khóc ròng” vì biến động khó lường. Giới chuyên môn kiến nghị dừng cơ chế đấu thầu vàng như hiện nay.
Cơ hội xuất khẩu trực tuyến "sải cánh" từ lợi thế các FTA

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến "sải cánh" từ lợi thế các FTA

Bắt kịp xu hướng xuất khẩu trực tuyến, các doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng vươn ra thị trường thế giới, thay vì những hạn chế trong xuất khẩu truyền thống.
Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Thanh kiểm tra thị trường vàng

Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Thanh kiểm tra thị trường vàng

Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng, đề xuất chính sách mới quản lý thuốc lá điện tử,… là những tin đáng chú ý tuần qua.
Tập đoàn DOJI - Công ty CP tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI

Tập đoàn DOJI - Công ty CP tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI

Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI tiền thân là Công ty Phát triển Công nghệ và Thương mại TTD được thành lập ngày 28/07/1994.
Home Credit rút khỏi thị trường Ấn Độ

Home Credit rút khỏi thị trường Ấn Độ

Tương tự việc bán Home Credit Việt Nam, thương vụ này được đánh giá là một phần trong sự chuyển hướng tập trung vào các thị trường phương tây của Tập đoàn PPF.
Công bố thông tin không đúng thời hạn, Công ty In Tổng hợp Bình Dương bị phạt

Công bố thông tin không đúng thời hạn, Công ty In Tổng hợp Bình Dương bị phạt

Công ty cổ phần In Tổng hợp Bình Dương (Công ty In Tổng hợp Bình Dương) bị UBCK nhà nước phạt 75.000.000 triệu đồng với 2 lỗi vi phạm do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định và không bổ nhiệm người phụ trách quản trị công ty.
Vì sao các trung tâm đăng kiểm chỉ "thích" nhận tiền mặt?

Vì sao các trung tâm đăng kiểm chỉ "thích" nhận tiền mặt?

Trong khi các trung tâm đăng kiểm kêu khó thu phí qua chuyển khoản thì nhiều chủ xe cho biết, việc không nhận thanh toán qua chuyển khoản gây không ít phiền phức cho họ khi đi đăng kiểm.
Mất mùa vải, nông dân Bắc Giang thất thu hàng nghìn tỉ

Mất mùa vải, nông dân Bắc Giang thất thu hàng nghìn tỉ

Giá vải đầu mùa bán tại vườn cao ngất ngưởng khiến nông dân Bắc Giang đang tiếc hùi hụi khi cây vải mất mùa rất nặng. Ước tính các nhà vườn thất thu, thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng.
Nâng giá trị xuất khẩu gạo gắn với đảm bảo an ninh lương thực

Nâng giá trị xuất khẩu gạo gắn với đảm bảo an ninh lương thực

Doanh nghiệp thời gian qua đã tận dụng được nhu cầu nhập khẩu gạo tăng cao từ các thị trường truyền thống, vì vậy Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tiếp tục nỗ lực nâng cao giá trị xuất khẩu gạo gắn với đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống theo chỉ đạo của Chính phủ.
Doanh nghiệp thực phẩm Việt lọt tầm ngắm vốn ngoại

Doanh nghiệp thực phẩm Việt lọt tầm ngắm vốn ngoại

Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam được đánh giá là thị trường nhiều tiềm năng cho ngành thực phẩm phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp quốc tế trong ngành thực phẩm đã tung một lượng vốn lớn thu mua doanh nghiệp Việt thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A).
Kiểm tra việc bán vé, kê khai, niêm yết giá vé bay của các hãng hàng không

Kiểm tra việc bán vé, kê khai, niêm yết giá vé bay của các hãng hàng không

Sau chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam sẽ kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay tại các hãng hàng không.
Đồng Nai: Công ty Cổ phần Đầu tư LDG bị cưỡng chế thuế

Đồng Nai: Công ty Cổ phần Đầu tư LDG bị cưỡng chế thuế

Chi cục Thuế khu vực Trảng Bom – Thống Nhất (Cục thuế Đồng Nai) vừa có quyết định về việc cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Đầu tư LDG.
Vì sao doanh nghiệp ngành hàng không báo lãi kỷ lục?

Vì sao doanh nghiệp ngành hàng không báo lãi kỷ lục?

Nhiều quan điểm cho rằng, nhu cầu phục hồi mạnh, cùng với việc giá vé máy bay cao và Pacific Airlines được xóa nợ nhiều nghìn tỉ đồng đã giúp Vietnam Airlines ghi nhận lãi hợp nhất quý 1/2024 đạt 4.441 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ đậm. Bên cạnh đó, Vietjet Air (VJC) và Bamboo Airways cũng ghi nhận kết quả kinh doanh hồi phục tích cực.
Thanh Hóa thu hơn 3.800 tỷ đồng từ du lịch trong kỳ nghỉ lễ

Thanh Hóa thu hơn 3.800 tỷ đồng từ du lịch trong kỳ nghỉ lễ

Tổng thu du lịch của Thanh Hóa trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5 đón hơn 1,5 triệu lượt khách, doanh thu đạt hơn 3.800 tỷ đồng.
Giải ngân đầu tư công và cú hích từ các đại dự án

Giải ngân đầu tư công và cú hích từ các đại dự án

Giải ngân vốn đầu tư công vẫn là giải pháp mang tính động lực cho tăng trưởng kinh tế, vì vậy, Chính phủ vẫn đang tiếp tục quyết liệt đốc thúc.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động