“Bắt tay” ngăn hàng lậu, hàng giả vận chuyển qua bưu chính
Lực lượng QLTT kiểm tra, xử lý kho chứa hàng hóa vi phạm tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. (Nguồn Tổng cục QLTT) |
Khó khăn trong kiểm soát
Hiện nay, nhu cầu vận chuyển hàng hóa diễn ra rất sôi động do việc mua sắm trực tuyến gia tăng, giúp cho thị trường bưu chính phát triển mạnh mẽ, nhất là bưu chính gắn với thương mại điện tử. Tuy nhiên, đó cũng là nguy cơ để các đối tượng lợi dụng vận chuyển hàng cấm, hàng lậu.
Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường, những năm gần đây, đơn vị đã trực tiếp phát hiện, kiểm tra và xử lý hàng chục vụ việc vi phạm trên khâu lưu thông hàng hóa. Hàng hóa vi phạm cũng khá đa dạng như hàng điện tử gia dụng, hàng thời trang, (áo khoác nữ, túi xách, quần áo…) và mỹ phẩm các loại… Bên cạnh đó, lực lượng Quản lý thị trường trên nhiều tỉnh, thành phố đã phối hợp triệt phá nhiều kho chứa hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ… Trong đó, các đối tượng tiêu thụ hàng hóa thông qua hình thức bán hàng online và vận chuyển qua đường bưu chính.
Qua công tác đấu tranh, lực lượng Quản lý thị trường cũng nhận thấy, khi các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm thì thông tin về địa chỉ của người gửi và người nhận hàng đều ghi địa chỉ giả, thậm chí không có người nhận hàng. Trong khi đó, các đơn vị dịch vụ bưu chính luôn hướng tới việc đơn giản hóa các thủ tục, chi phí rẻ và thời gian giao hàng nhanh cho nên nhiều đối tượng đã lợi dụng để kinh doanh hàng lậu, hàng cấm. Bên cạnh đó, với loại hình dịch vụ chuyển phát COD- giao hàng thu tiền hộ, được các doanh nghiệp thương mại điện tử, cơ sở bán hàng trực tuyến sử dụng rộng rãi, thì người thực hiện vận chuyển hàng hóa chủ yếu là nhân viên giao hàng khiến cho việc kiểm soát của lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn.
Thời gian qua, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường phối hợp thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó chú trọng đối với phương thức thông qua dịch vụ bưu chính để vận chuyển hàng hóa nhập lậu, không để hình thành, phát sinh các điểm nóng, phức tạp về buôn lậu trong hoạt động này.
Trong đó lực lượng Hải quan tập trung kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hóa được vận chuyển thông qua hoạt động dịch vụ chuyển phát nhanh trong địa bàn kiểm soát hải quan; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Lực lượng Công an, Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát các tuyến trọng điểm, các điểm dịch vụ bưu chính, các cơ sở kinh doanh có sử dụng hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.
Doanh nghiệp bưu chính cùng phối hợp
Nhận diện được thực trạng, để ngăn chặn việc lợi dụng đường bưu chính để vận chuyển hàng giả, hàng nhái... Cuối tháng 7/2023, Tổng cục Quản lý thị trường và Tổng công ty CP Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã ký thỏa thuận hợp tác giữa hai đơn vị trong việc kiểm tra và xử lý đối với hàng hóa vi phạm gửi qua đường bưu chính. Theo nội dung thỏa thuận, nguyên tắc phối hợp giữa hai bên là tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi Bên. Đồng thời, đảm bảo trách nhiệm, quyền lợi của các bên trên nền tảng mục tiêu đấu tranh phòng chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vận chuyển qua đường bưu chính; hàng hóa vi phạm về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại khác trong hoạt động bưu chính.
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cho việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa hai đơn vị trong việc kiểm tra và xử lý đối với hàng hóa vi phạm gửi qua đường bưu chính. Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Đề án chống gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử đến năm 2025. Trong đó, lực lượng Quản lý thị trường xác định mặt trận phòng chống gian lận thương mại trong thời gian tới là thương mại điện tử, trên các sàn giao dịch, các nền tảng mạng xã hội... Tuy nhiên, đây là mặt trận mới, các lực lượng chức năng gặp khó khăn bởi có yếu tố trung gian như dịch vụ thanh toán, hạ tầng, chuyển phát, bưu chính…
"Việc phối hợp Viettel Post giúp nhiệm vụ của mỗi bên được thực thi hiệu quả hơn, đóng góp vào sự phát triển của thương mại nói chung và thương mại điện tử nói riêng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong mua sắm hàng hóa", ông Trần Hữu Linh chia sẻ.
Trước đó, Tổng cục Quản lý thị trường và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã ký kết Quy chế phối hợp về việc kiểm tra và xử lý tình huống đối với hàng hóa kinh doanh gửi qua đường bưu điện trong nước.
Theo đó, hai đơn vị phối hợp xây dựng và thực hiện các kế hoạch kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất xử lý những bưu phẩm, bưu kiện là hàng hóa vi phạm pháp luật; cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, cập nhật các vi phạm. Ngoài ra, để tăng cường công tác kiểm soát hàng hóa gửi qua đường bưu chính, nhất là hàng giả, hàng lậu, hàng cấm, tại một số tỉnh, thành phố đã ban hành quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan.
Nguồn: “Bắt tay” ngăn hàng lậu, hàng giả vận chuyển qua bưu chính
Tin liên quan
Top 10 tỉnh thành thu ngân sách lớn nhất năm 2024 27/12/2024 20:38
Đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng 27/12/2024 15:20
Cùng chuyên mục
Đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng
Tiêu điểm 27/12/2024 15:20
Petrovietnam khẳng định vai trò tiên phong trong công tác an sinh xã hội
Tiêu điểm 23/12/2024 16:38
TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
Tiêu điểm 19/12/2024 16:28
Động lực cho phát triển trong kỷ nguyên mới
Tiêu điểm 15/12/2024 10:25
Hà Nội sáp nhập và giải thể nhiều sở, ngành
Tiêu điểm 15/12/2024 08:00
Xuất hiện mức thưởng Tết gần 400 triệu, chờ những kỷ lục mới
Tiêu điểm 15/12/2024 07:10
Các tin khác
Đông Nam Á củng cố tài chính cho năng lượng tái tạo
Tiêu điểm 13/12/2024 14:00
Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Tiêu điểm 11/12/2024 15:37
Ông Trần Hồ Bắc giữ chức Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)
Tiêu điểm 11/12/2024 15:16
Gia hạn nợ do bão Yagi đến hết 2025
Tiêu điểm 11/12/2024 11:45
Cần mở rộng tài khoá trong năm 2025?
Tiêu điểm 11/12/2024 09:56
16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025
Tiêu điểm 10/12/2024 06:15
Pin năng lượng mặt trời Đông Nam Á "đau đầu" vì thuế quan Mỹ
Tiêu điểm 09/12/2024 18:00
Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
Tiêu điểm 05/12/2024 16:00
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh: Không thể chờ lộ trình sửa Luật
Tiêu điểm 04/12/2024 14:00
Đề xuất lùi thời gian thực hiện Thông tư 10/2024
Tiêu điểm 03/12/2024 15:00
Những quy định mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2024
Tiêu điểm 01/12/2024 07:00
Xu hướng du lịch 2025: Phá vỡ các khuôn mẫu truyền thống
Tiêu điểm 30/11/2024 14:02
Thanh tra Chính phủ đề nghị thanh tra toàn diện đất đai tại huyện Đan Phượng
Tiêu điểm 29/11/2024 07:00
Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group
Tiêu điểm 26/11/2024 17:49
Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí
Tiêu điểm 26/11/2024 14:58
Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%"
Tiêu điểm 24/11/2024 12:30
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Tiêu điểm 20/11/2024 06:15
Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công
Tiêu điểm 12/11/2024 11:18
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00