Bảo đảm các nguồn lực lưu thông thông suốt

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, tình trạng ách tắc lưu thông là căn nguyên “bất động hóa” các nguồn lực, làm cho các nguồn lực không thể chuyển hóa thành “động lực phát triển”, để duy trì bền vững kinh tế vĩ mô.

Bảo đảm các nguồn lực lưu thông thông suốt
PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Sau kết quả kinh tế - xã hội 9 tháng và dựa trên dự báo tình hình thế giới, trong nước thời gian tới, theo ông, dự báo mức tăng trưởng của năm 2023 sẽ là bao nhiêu?

Dựa trên những yếu tố tăng trưởng cũng như những động lực tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua, tôi cho rằng tăng trưởng trong năm nay sẽ đạt khoảng 5%. Để đạt được mức tăng trưởng 5% cho cả năm 2023, quý 4/2023 sẽ phải có mức tăng trưởng đạt 7%. Mức tăng trưởng 5%, dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực.

Thị trường trong nước được đánh giá là điểm sáng của nền kinh tế khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2023 vẫn duy trì tăng trưởng ở mức 9,7%, là động lực đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Dưới góc độ chuyên gia, ông nhận định gì về những điểm sáng của thị trường nội địa từ đầu năm đến nay? Và theo ông việc động lực này sẽ đóng góp như thế nào để duy trì bền vững kinh tế vĩ mô?

Tôi nghĩ rằng tăng trưởng 9,7% là con số rất ấn tượng, gây ngạc nhiên vì tình hình kinh tế, đặc biệt là khu vực nội địa thời gian vừa rồi gặp rất nhiều khó khăn, tăng trưởng GDP thấp, đầu tư không mạnh, tổng cầu đang suy yếu… Con số này cũng cho thấy cấu trúc thị trường nội địa và tiêu dùng đang thay đổi, có những bộ phận trước đây chưa nổi lên như thương mại điện tử thì giờ đã chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tiêu dùng. Trước đây người dân thường mua bán hàng ngoài chợ, siêu thị, còn sau đại dịch, kênh thương mại điện tử ngày càng được ưa chuộng. Về cơ bản, nó sẽ không thể hiện sức mua sôi sục như mua bán trực tiếp, song nếu như yếu tố này đóng góp mạnh mẽ có nghĩa là ta phải quan tâm đến thị trường tiêu dùng ở một góc độ khác để thấy rằng thị trường tiêu dùng vẫn đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế vĩ mô. Do đó, ta phải quan tâm đến thị trường tiêu dùng ở một góc độ khác để có những chính sách kích thích phát triển trong thời gian tới.

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy việc không tận dụng được thị trường nội địa chính là điểm yếu chí tử của nền kinh tế. Còn ở Việt Nam, thị trường nội địa chủ yếu là dành cho doanh nghiệp Việt Nam. Cho nên ta cần chú ý đến điều này để kích thích sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, để điểm sáng ấy thực sự đóng góp để duy trì bền vững kinh tế vĩ mô.

Còn về tổng thể, chúng ta đang bám sát được những chuyển động, thay đổi của nền kinh tế thế giới. Tôi cho rằng điểm này rất quan trọng vì nếu không thì xuất nhập khẩu và FDI – hai động lực quan trọng nhất của tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam sẽ không giữ được. Nhưng sẽ còn tốt hơn nữa nếu phần đầu tư công "bơm máu" ra được cho nền kinh tế. Nếu đầu tư công "bơm máu" chậm, kém sẽ gây nên khát vốn, chuyển gánh nặng lên phía ngân hàng, thị trường tài chính.

Để bảo đảm lưu thông các nguồn lực trong nền kinh tế thị trường, đảm bảo đạt được mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2023, theo ông cần tập trung thực hiện những giải pháp nào?

Nền kinh tế của chúng ta đang ở trong tình trạng ách tắc các nguồn lực, khiến chúng không thể chuyển hóa thành động lực phát triển dẫn đến “cơ thể” của nền kinh tế bị suy yếu, tổn thương và bất ổn. Để bảo đảm lưu thông các nguồn lực trong nền kinh tế thị trường, tôi cho rằng cần xác lập các điều kiện cần thiết. Đó là, hạn chế phân bổ nguồn lực theo cơ chế “xin – cho”, “hành chính”; ưu tiên thúc đẩy phát triển các thị trường, đặc biệt là các thị trường “đầu vào”, tạo cơ sở để việc phân phối các nguồn lực diễn ra theo đúng nguyên tắc thị trường…

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy phát triển đồng bộ các thị trường, đặc biệt thị trường đất đai, thị trường tài chính tiền tệ; đồng nhịp các giải pháp kinh tế, hành chính, pháp luật để không làm tổn thương kinh tế thị trường và hệ thống quản trị điều hành; tiếp tục đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.

Bên cạnh đó, định hướng ưu tiên chính là phát triển đúng hướng và đúng cách các thị trường; xây dựng một bộ máy quản trị và điều hành phát triển thông minh, biết dựa vào thị trường và có trách nhiệm. Các thị trường đầu vào càng đồng bộ, hiệu quả phát triển càng cao. Bởi trên thực tế, quy trình xây dựng và thực chất của các chính sách và giải pháp mà Chính phủ – Quốc hội thực thi thời gian gần đây, rõ nhất là từ nửa sau năm 2022 đến nay, được triển khai theo tinh thần “tình thế bất thường, giải pháp phải khác thường”. Cách tiếp cận này thể hiện đúng nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, đã và đang phát huy hiệu quả tích cực ở những mức độ khác nhau, tạo động thái phục hồi và tăng trưởng tích cực cho nền kinh tế trong hoàn cảnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức bủa vây.

Đặc biệt, tôi cho rằng có đủ căn cứ và cơ sở để nhận định rằng, vấn đề mấu chốt của kinh tế Việt Nam hiện nay chính là “thông mạch các nguồn lực” để giải phóng các nguồn lực, tạo động lực mạnh và mới cho tăng trưởng và phát triển. Do vậy, phải bảo đảm “tam thông” trong quá trình vận hành hệ thống. Đó là: thông suốt hạ tầng (thông hạ tầng kết nối, cả hạ tầng cứng lẫn hạ tầng mềm); thông thoáng cơ chế (thể chế thị trường, công khai – minh bạch, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh…); thông minh vận hành (bộ máy điều hành đồng thuận, đồng hướng, đồng nhịp, năng động, sáng tạo…).

Nhà nước cần đảm bảo hạ tầng thông suốt, cơ chế thông thoáng và vận hành thông minh, trong đó trực tiếp hướng tới giải quyết những vấn đề căn cốt đang đặt ra cho cho nền kinh tế Việt Nam ở khía cạnh tạo động lực và giải phóng năng lực phát triển. Thời gian gần đây, bên cạnh việc nỗ lực chỉnh sửa-tháo gỡ-thay đổi những trói buộc và cản trở của hệ thống cơ chế, chính sách hiện hành, Đảng và Nhà nước đang rất tích cực nhận diện, định hình “chân dung mới” của nền kinh tế theo nguyên tắc hướng tới tương lai, định hướng xây dựng các nguồn lực và động lực phát triển mới. Cách lựa chọn đường lối này là đúng đắn và cần phải coi đây là cách thức chủ đạo để xây dựng và phát triển năng lực quốc gia. Việc Chính phủ đưa ra cam kết Việt Nam sẽ đạt mục tiêu “Net Zero” vào năm 2050 tại Hội nghị COP 26 là một minh chứng điển hình cho tầm nhìn và cách tiếp cận phát triển mới của Việt Nam, đi sau những nỗ lực vượt lên tiến kịp thế giới, tiến cùng thời đại.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: Bảo đảm các nguồn lực lưu thông thông suốt

Xuân Thảo (thực hiện)
haiquanonline.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Bộ Tư pháp vừa tổ chức thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, với nhiều đề xuất quan trọng, chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.
Phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, thủy điện và tuabin khí

Phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, thủy điện và tuabin khí

Ngày 10/4/2025, Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho loại hình nhà máy điện mặt trời, thủy điện và nhiệt điện tua bin khí sử dụng khí thiên nhiên.
Chỉnh trang, phát triển đô thị để hướng tới một Hà Nội hiện đại, bền vững

Chỉnh trang, phát triển đô thị để hướng tới một Hà Nội hiện đại, bền vững

Hà Nội đang nỗ lực đẩy mạnh Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy, tăng cường chình trang, phát triển đô thị, từng bước xây dựng và phát triển Thủ đô theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại.
Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: "Cơ hội để các DN mở rộng thị trường"

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: "Cơ hội để các DN mở rộng thị trường"

TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.
GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
Bài học về xây dựng chiến lược bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho doanh nghiệp Việt

Bài học về xây dựng chiến lược bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho doanh nghiệp Việt

Một trong những sai lầm phổ biến của các doanh nghiệp là chỉ tập trung vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mà quên mất việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (KDCN). Điều này tạo cơ hội cho đối thủ sao chép hoặc đăng ký bảo hộ trước, khiến doanh nghiệp mất quyền sở hữu sản phẩm do chính mình thiết kế.

Các tin khác

Việc mua, bán điện với nước ngoài phải được phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện

Việc mua, bán điện với nước ngoài phải được phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BCT quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục mua bán điện với nước ngoài, thay thế Thông tư số 09/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự, thủ tục mua bán điện với nước ngoài.
Kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh

Kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thay thế. Trong đó, hàng loạt bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh (GTGC).
Giảm tiền thuê đất 30% sẽ giúp DN phục hồi, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Giảm tiền thuê đất 30% sẽ giúp DN phục hồi, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Chuyên gia pháp lý bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng trong bối cảnh dự báo kinh tế năm 2025 vẫn còn nhiều khó khăn, việc giảm tiền thuê đất là cần thiết, giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, tiết kiệm nguồn lực để phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng hướng đến mục tiêu tăng trưởng “hai con số”.
PGS. TS Ngô Trí Long chỉ ra những yếu tố có thể tạo áp lực lên lạm phát tại Việt Nam trong năm 2025

PGS. TS Ngô Trí Long chỉ ra những yếu tố có thể tạo áp lực lên lạm phát tại Việt Nam trong năm 2025

Trao đổi với PetroTimes, PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng, lạm phát là hiện tượng tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, dẫn đến sự giảm giá trị của đồng tiền. Tại Việt Nam, những yếu tố có thể tạo áp lực lên lạm phát như: biến động kinh tế toàn cầu, yếu tố thời tiết và mùa vụ, điều chỉnh giá dịch vụ công, chính sách tiền tệ và tài khóa các gói kích cầu…
Ngày vía Thần Tài: Nên mua loại vàng nào?

Ngày vía Thần Tài: Nên mua loại vàng nào?

Nhiều người muốn mua vàng cầu may Ngày vía Thần Tài, tuy nhiên thường băn khoăn nên chọn vàng miếng hay vàng nhẫn tròn trơn để may mắn và hưởng lợi cao nhất?
Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân

Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân

Để nâng cao kiến thức tài chính cho người nông dân, Viện Chiến lược ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển nông thôn và Sacombank), các chuyên gia và nhà khoa học biên soạn bộ sách “Quản lý tài chính cá nhân cho nông dân”.
Đâu là kênh đầu tư tiềm năng năm 2025?

Đâu là kênh đầu tư tiềm năng năm 2025?

Trong năm 2024 ghi nhận lượng tiền nhàn rỗi kỷ lục hiện đang nằm im trong các ngân hàng. Nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc liệu nên rót vốn vào vàng, đầu tư vào bất động sản, tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng, hay mạo hiểm vào thị trường tiền ảo, chứng khoán trong năm 2025.
Thế giới năm 2024: Những điểm sáng giữa muôn vàn sóng gió

Thế giới năm 2024: Những điểm sáng giữa muôn vàn sóng gió

Thế giới năm qua đã chứng kiến sự leo thang đáng kinh ngạc về mức độ các cuộc xung đột. Xáo trộn chính trị tại một loạt quốc gia đang tác động sâu sắc đến các trục quan hệ và cục diện địa chính trị. Nhưng giữa các mảng màu tối, lo âu về tương lai phía trước thì vẫn có những điểm sáng, những kỳ vọng ổn định.
Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á

Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á

Theo Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, mặc dù đối mặt với vô vàn khó khăn trong năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam vẫn thể hiện được sự kiên cường, tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Năm 2025, giá trị đồng USD sẽ tác động đến chính sách tiền tệ trong nước

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Năm 2025, giá trị đồng USD sẽ tác động đến chính sách tiền tệ trong nước

Trao đổi với PetroTimes, Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, ngành tài chính và ngân hàng trong năm 2025 sẽ phải đối mặt với nhiều biến động lớn, đặc biệt là khi nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ các yếu tố toàn cầu, đặc biệt là từ Mỹ. Khoảng 80% giao dịch bằng ngoại tệ của Việt Nam sử dụng đồng đô la, do đó mọi biến động trên thị trường thế giới liên quan đến giá trị đồng đô la đều sẽ tác động đến chính sách tiền tệ trong nước, đặc biệt là tỷ giá.
Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn

Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn

Công nghiệp bán dẫn hứa hẹn là cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên trở thành trung tâm công nghệ cao hàng đầu khu vực và thế giới.
Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng

Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng

Dự thảo của Bộ Tài chính là đúng đắn nhưng cần điều chỉnh ngưỡng nợ thuế theo quy mô của đối tượng để đảm bảo công bằng, khả thi, tránh gây áp lực không cần thiết…
Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai

Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai

Trong bối cảnh toàn cầu đang dần từ bỏ nhiên liệu hóa thạch và hướng đến năng lượng tái tạo, các doanh nghiệp đang đối mặt với áp lực chuyển đổi.
Doanh nghiệp và bài toán khí thải: Làm sao để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường?

Doanh nghiệp và bài toán khí thải: Làm sao để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường?

Trong bối cảnh 2024-2025, Việt Nam đang đứng trước áp lực ngày càng lớn trong việc giảm phát thải khí nhà kính, không chỉ để bảo vệ môi trường mà còn nhằm duy trì năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ

Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ

Dù vẫn còn hạn chế nhưng với các giải pháp tháo gỡ vướng mắc và sự điều tiết hiệu quả từ Nhà nước, thị trường bất động sảnh hứa hẹn tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2025.
Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản

Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản

Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, tập trung vào tái cấu trúc các cơ quan và quy trình quản lý để cải thiện hiệu quả và khả năng lãnh đạo.
Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới

Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới

Hệ sinh thái hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tiếp tục hoàn thiện, đặc biệt bám sát các tiêu chí khởi nghiệp xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài

Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài

Trả tiền lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài. Và có người tài người ta cũng không bao giờ làm hết trách nhiệm của mình, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng.
Xem thêm
Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng  biển.

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giao diện di động