Ba kịch bản cho tỷ giá năm 2024

“Tỷ giá sẽ tương đối ổn định” là kịch bản có xác suất xảy ra cao nhất trong năm 2024. Khi đó, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ không có quá nhiều biến động. Không tiếp tục nới lỏng thêm cũng như không đảo chiều chính sách thành thắt chặt quá nhanh.

Điều hành tỷ giá mặc dù không phải là mục tiêu chính của chính sách tiền tệ của các quốc gia nhưng lại có tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế hay kiềm chế lạm phát. Đây là một yếu tố cốt lõi trong ổn định kinh tế vĩ mô của mỗi nước, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng trở nên bất định. Các biến số như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh... có thể xảy ra đột ngột và không thể dự báo trước.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đưa ra các kịch bản của nền kinh tế và tác động của nó đến tỷ giá cũng như đề xuất các giải pháp tham khảo.

Theo dự báo của IMF và nhóm nghiên cứu, ở kịch bản tuyến tính khi không có sự kiện gì quá bất thường diễn ra trên thế giới và trong nước. Dự báo đến năm 2025, Việt Nam mới lấy lại đà tăng trưởng mục tiêu 6,5% - 7%, trong khi đó lạm phát sẽ vẫn duy trì ở mức từ 3 - 4%.

Khi ấy, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ không có quá nhiều biến động. Cố gắng duy trì trạng thái chính sách như hiện tại, tức không tiếp tục nới lỏng thêm và cũng không đảo chiều sang thắt chặt.

Hiện dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ của Việt Nam không còn nhiều và dù nới lỏng cũng không mang lại tác động lớn đến tăng trưởng. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nên không đảo chiều chính sách vì sẽ gây ra những bất ổn về tỷ giá, lãi suất như giai đoạn 2022.

Sự ổn định chính sách tiền tệ sẽ tạo tiền đề để phục hồi sản xuất cũng như tiêu dùng trong nước.

Với kịch bản này, dự báo tỷ giá trong năm 2023 sẽ vẫn duy trì ổn định do không có quá nhiều áp lực. Việt Nam vẫn đang là quốc gia xuất siêu và nhận lượng kiều hối lớn. Kèm theo đó là việc nguồn vốn FDI có thể gia tăng trong thời gian tới khi các hiệp định đối tác chiến lược và thương mại tự do được thông qua, đặc biệt là đối với Mỹ.

Trong kịch bản tăng trưởng tuyến tính này, dự báo tỷ giá sẽ tăng khoảng từ 3% đến 3,5% trong năm 2024. Mức tăng này nằm trong tầm kiểm soát và NHNN hoàn toàn có thể chủ động ứng phó trước một số đợt tăng tỷ giá bất thường trong năm do yếu tố mùa vụ. Tỷ giá cũng sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến việc thực thi các mục tiêu chính của chính sách tiền tệ như tăng trường hay kiểm soát lạm phát.

Ba kịch bản cho tỷ giá năm 2024

Kịch bản tăng trưởng tích cực

Đối với kịch bản tích cực hơn về tăng trưởng GDP, khi nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu hồi phục nhanh, tỷ giá sẽ gặp áp lực.

Ở kịch bản này, kinh tế thế giới tăng trưởng tích cực trong năm 2024 thoát khỏi suy thoái và trở lại phục hồi mạnh mẽ. Các cuộc xung đột được giảm bớt, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đảo chiều chính sách từ thắt chặt sang nới lỏng dần, dòng tiền bắt đầu đảo chiều từ Mỹ chảy về lại các quốc gia mới nổi và cầu tiêu dùng thế giới hồi phục trở lại.

Khi đó, tỷ giá chịu áp lực khá lớn. Bởi một khi đơn hàng quốc tế bắt đầu tăng trở lại, nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu sẽ tăng đột biến ở một số thời điểm. Điều này sẽ gây áp lực lên tỷ giá trong ngắn hạn.

Cán cân thanh toán sẽ theo đường cong chữ J khi kinh tế bắt đầu hồi phục mạnh, tức ban đầu sẽ thâm hụt ngắn hạn và sau đó mới thặng dư do nhu cầu nhập khẩu đột biến để phục vụ sản xuất trong nước, trong khi xuất khẩu cần một thời gian sau mới tăng tương ứng.

Đồng thời, dòng vốn FDI và FII cũng sẽ không thể bùng nổ trong ngắn hạn do chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ không lớn cũng như để triển khai đầu tư FDI mất khá nhiều thời gian làm thủ tục.

Với kịch bản này, VND sẽ tăng giá từ 4 đến 5% so với USD, NHNN sẽ phải nhọc nhằn hơn trong việc điều hành tỷ giá. Việt Nam sẽ cần phải đưa ra các chiến lược ứng phó sớm ở những thời điểm cao điểm, tránh bị động dẫn đến điều hành giật cục và ảnh hưởng đến các mục tiêu vĩ mô khác như tăng trưởng kinh tế hay lạm phát cũng như ảnh hưởng đến tâm lý của người dân gây ra tình trạng đầu cơ, tích trữ ngoại tệ.

Ở những lúc cao điểm, NHNN có thể cân nhắc sử dụng dự trữ ngoại hối để cân bằng cán cân thanh toán hoặc cho phép tỷ giá biến động trong biên độ cao hơn mức bình thường, nhưng cần phải phát đi thông điệp rõ ràng để tránh gây ra tâm lý hoang mang cho người dân và doanh nghiệp.

Việc tung dự trữ ngoại hối sẽ làm ảnh hưởng đến lãi suất, khi phải hút tiền đồng về và làm lãi suất tăng trở lại, điều này có thể ảnh hưởng đến việc thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế (theo tôi đánh giá là không quá lớn) nhưng cần thiết, và cần phải đánh đổi.

Lưu ý rằng điều hành vĩ mô sẽ là luôn là bài toán đánh đổi trong ngắn hạn và điểm mấu chốt là chúng ta nên ưu tiên mục tiêu nào và hy sinh mục tiêu nào ở từng thời điểm sao cho mang lại lợi ích cho nền kinh tế là lớn nhất và hạn chế các hệ quả hoặc tác dụng phụ của chính sách.

Tuy nhiên, việc đảo chiều chính sách cần phải mang tính dự báo được và cần có lộ trình cụ thể, tránh việc xoay chuyển quá nhanh rất dễ gây ra các cú sốc không đáng có cho nền kinh tế.

Về phần doanh nghiệp cũng phải chủ động ứng phó khi dự báo tỷ giá tăng mạnh, và sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn để tránh thiệt hại khi tỷ giá tăng cao so với mức trung bình.

Ba kịch bản cho tỷ giá năm 2024

Với kịch bản tăng trưởng tiêu cực, áp lực lên tỷ giá sẽ càng nhiều khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh, FED tiếp tục tăng lãi suất và diễn biến các cuộc xung đột trên thế giới trở nên căng thẳng. Thế giới tiếp tục rơi vào tình trạng đình lạm (đình đốn và lạm phát) với việc kinh tế suy thoái và lạm phát tăng lên ở mức cao trước áp lực bởi giá nguyên liệu tăng cao bởi các cuộc xung đột kinh tế.

Ở kịch bản xấu này chúng ta sẽ phải gặp áp lực từ nhập khẩu lạm phát như năm 2022 và việc rút vốn tiếp tục từ khối ngoại để chuyển về Mỹ sẽ gây áp lực rất mạnh lên tỷ giá. Dự báo tỷ giá có thể tăng hơn 10% nếu tình hình thật sự xấu đi, áp lực tỷ giá lớn và thâm hụt kép (tức cả cán cân thanh toán và ngân sách đều thâm hụt mạnh) khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương.

Lúc này bắt buộc phải cho VND mất giá tương đối với USD và hạn chế dùng dự trữ ngoại hối để bình ổn. Dự trữ ngoại hối của chúng ta không có nhiều và việc dùng trong thời điểm này cũng không có nhiều tác dụng. Việc sử dụng dự trữ ngoại hối chỉ làm mất khối lượng dự trữ nhưng không đem lại hiệu quả, kịch bản tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính 1997 diễn ra ở các quốc gia Đông Nam Á mà điển hình nhất là Thái Lan.

Đương nhiên xác suất của kịch bản này là thấp nhất nhưng với hiệu ứng thiên nga đen (xác suất cực nhỏ nhưng gây tác động cực lớn), chúng ta vẫn phải tính đến trường hợp này để có kế hoạch chủ động ứng phó kịp thời. Chính phủ cần phải xây dựng một đội ngũ mà như ở Mỹ gọi là "Bộ đối phó với các tình huống khẩn cấp” nhằm ứng phó với các trường hợp này.

Ở kịch bản này, nhập khẩu lạm phát sẽ gia tăng, tăng trưởng đình trệ do sức cầu yếu, giá hàng hóa tăng cao, tỷ giá có xu hướng tăng mạnh. Cả ba mục tiêu kiểm soát lạm phát – giữ ổn định tỷ giá và thúc đẩy tăng trưởng đều sẽ khó có thể thực hiện được. Điều hành chính sách trong tình huống này buộc phải đánh đổi và hy sinh mục tiêu tỷ giá trong ngắn hạn. Cần hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu nhằm giữ được mục tiêu kiểm soát lạm phát và chấp nhận đánh đổi một phần tăng trưởng.

Nếu chúng ta vẫn kiên trì duy trì tỷ giá ổn định bằng việc tung dự trữ ngoại hối thì do áp lực cán cân thanh toán lớn sẽ đến lúc dự trữ ngoại hối cạn kiệt và lúc đó phải thả nổi tỷ giá như trường hợp của Thái Lan và các nước Đông Nam Á năm 1997.

Nền kinh tế sẽ rơi vào vòng xoáy đình trệ và lạm phát cao, việc tung dự trữ ngoại hối cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tăng trưởng khi VND được hút về. Khi đó, chúng ta phải thực hiện chính sách vô hiệu hóa tức phải tung VND ra trở lại nền kinh tế thông qua các kênh của chính sách tiền tệ tạo nên sự trồi sụt nếu như việc bơm hút không nhịp nhàng.

Thông qua phân tích 3 kịch bản trên thì chỉ có kịch bản tăng trưởng tuyến tính là tỷ giá sẽ tương đối ổn định trong năm 2024. Đây cũng là kịch bản có xác suất xảy ra cao nhất bởi các yếu tố về tăng trưởng nội sinh và các lý thuyết kỳ vọng về giá cả, tiền lương trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, đối với hai kịch bản còn lại mặc dù xác suất xảy ra là thấp đặc biệt là kịch bản xấu, nhưng chúng ta vẫn phải dự phòng những rủi ro để tránh sự bị động và bất ngờ cho nền kinh tế một khi nó xảy ra. Cần có biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế Việt Nam, đưa đoàn tàu kinh tế Việt Nam chuyển động nhịp nhàng và tăng tốc trước vận hội mới của đất nước để đạt được các mục tiêu kinh tế trong dài hạn.

Ngoài việc điều hành chính sách tỷ giá ổn định, Việt Nam cũng cần cân bằng cán cân thương mại với Mỹ. Trong đó, ưu tiên giảm thặng dư thương mại của Việt Nam so với Mỹ bằng việc gia tăng nhập khẩu để Mỹ có thể cân nhắc đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần lưu ý về thao túng tiền tệ. Động thái này sẽ đảm bảo an toàn cho Việt Nam trước đối tác rất lớn về thương mại như Mỹ.

*Trích Đặc san Doanh nhân Việt Nam số Đặc biệt mừng Xuân Giáp Thìn

Nguồn: Ba kịch bản cho tỷ giá năm 2024

PGS. TS. Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Đại học Kinh tế TP HCM
doanhnhanvn.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lãi suất ngân hàng tuần mới tháng 4/2025: Ngân hàng nào giảm lãi suất huy động?

Lãi suất ngân hàng tuần mới tháng 4/2025: Ngân hàng nào giảm lãi suất huy động?

Ghi nhận tại các ngân hàng VPBank, MBBank, Standard Chartered, Nam A Bank, Public Bank Việt Nam, OCB... lãi suất huy động giảm trong khi một số ngân hàng rục rịch điều chỉnh tăng.
Năm bản lề 2025: Ngân hàng và chứng khoán đẩy mạnh tái cấu trúc để bứt phá

Năm bản lề 2025: Ngân hàng và chứng khoán đẩy mạnh tái cấu trúc để bứt phá

Mùa đại hội cổ đông 2025 chứng kiến làn sóng tái cấu trúc, tăng tốc chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả hoạt động trong khối ngân hàng, tài chính-chứng khoán. Các ngân hàng, doanh nghiệp (DN) không chỉ công bố kết quả khả quan mà còn đưa ra chiến lược cụ thể, đồng thời thể hiện quyết tâm vượt qua thách thức, đón đầu cơ hội từ nền kinh tế hồi phục.
Bán xăng không xuất hóa đơn điện tử sẽ bị thu hồi giấy phép

Bán xăng không xuất hóa đơn điện tử sẽ bị thu hồi giấy phép

Thương nhân kinh doanh xăng dầu không thực hiện quy định về hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ bị thu hồi giấy phép
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Techcombank triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Techcombank triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến

Tuần qua, nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng. VietinBank đặt mục tiêu tăng trưởng, chia cổ tức "khủng" bằng cổ phiếu trong năm 2025; MB hợp tác MISA, đẩy mạnh số hóa vay vốn cho doanh nghiệp SME; SeABank báo lãi quý I/2025 tăng mạnh 189%, vượt kế hoạch đề ra
Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc quỹ đầu tư Warburg Pincus của Hoa Kỳ

Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc quỹ đầu tư Warburg Pincus của Hoa Kỳ

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Jefferey Perlman, Tổng Giám đốc Tập đoàn Warburg Pincus, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ (USABC). Cùng dự có Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper.
Tăng trưởng tín dụng xanh tại Việt Nam ghi nhận dấu hiệu tích cực

Tăng trưởng tín dụng xanh tại Việt Nam ghi nhận dấu hiệu tích cực

Sáng 17/4, phiên thảo luận về “Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu” trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư đã diễn ra tại Hà Nội.

Các tin khác

Hoan nghênh GGGI huy động thêm 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam

Hoan nghênh GGGI huy động thêm 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam

Sáng 17/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Sang-Hyup Kim, Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G).
Bộ Công Thương siết kinh doanh đa cấp

Bộ Công Thương siết kinh doanh đa cấp

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp trên toàn quốc
Kỳ vọng đàm phán thuế quan tích cực, an toàn với cổ phiếu phòng thủ

Kỳ vọng đàm phán thuế quan tích cực, an toàn với cổ phiếu phòng thủ

Các phản ứng thị trường chứng khoán và VN-Index gần nhất đang khá tích cực với thông tin chính sách thuế quan. Nhưng dù hy vọng điều tốt nhất, vẫn cần dự phòng kịch bản xấu.
Ngân hàng đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số

Ngân hàng đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số

Các ngân hàng thương mại đã tích cực hưởng ứng chủ trương triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng và công nghệ số.
Hai ngân hàng tư nhân dự kiến đạt mốc tài sản 1 triệu tỷ đồng trong năm nay

Hai ngân hàng tư nhân dự kiến đạt mốc tài sản 1 triệu tỷ đồng trong năm nay

Theo kế hoạch tăng trưởng tài sản năm nay, Techcombank và VPBank dự kiến là những ngân hàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam cán mốc tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng.
Kịch bản nào cho tỷ giá khi Mỹ vẫn áp thuế đối ứng 46%?

Kịch bản nào cho tỷ giá khi Mỹ vẫn áp thuế đối ứng 46%?

Nhiều chuyên gia cảnh báo, kịch bản Mỹ áp mức thuế đối ứng lên tới 46% với hàng hóa từ Việt Nam sẽ tạo áp lực lớn lên tỷ giá, cán cân thanh toán và chính sách tiền tệ của Việt Nam.
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: VietinBank “tung” giải pháp đột phá

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: VietinBank “tung” giải pháp đột phá

Tuần qua, nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng. VietinBank “tung” giải pháp đột phá; TPBank báo lãi quý I hơn 2.100 tỷ đồng; Vietcombank dự kiến tăng vốn điều lệ lên gần 89.000 tỷ đồng...
Mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025 là khả thi

Mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025 là khả thi

Lạm phát tăng khá cao trong quý I năm nay phản ánh biến động giá cả của một số nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đặc biệt là giá thịt lợn, vật liệu xây dựng, dịch vụ y tế. Trong thời gian tới, các giải pháp kiểm soát giá thị trường tích cực, chính sách tài khóa - tiền tệ hài hòa, diễn biến thuế quan thuận lợi được kỳ vọng là những yếu tố giúp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025 trong ngưỡng mục tiêu.
Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước

Sáng nay (11/4), tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị thảo luận và đưa ra những ý kiến đóng góp cho Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN). Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng chủ trì Hội nghị.
Giá USD ngân hàng tiếp đà lao dốc, rời xa mốc 26.000 đồng

Giá USD ngân hàng tiếp đà lao dốc, rời xa mốc 26.000 đồng

Giá USD tại các ngân hàng hôm nay (11/4) tiếp đà giảm mạnh từ hôm qua, rời xa mốc 26.000 đồng/USD. Qua 2 phiên, giá USD tại nhiều nhà băng đã "bốc hơi" hơn 300 đồng.
Gia tăng áp lực từ khoảng cách giữa lãi suất huy động và cho vay

Gia tăng áp lực từ khoảng cách giữa lãi suất huy động và cho vay

Tiền gửi vào ngân hàng thấp hơn tín dụng khoảng 1 triệu tỷ đồng, cho thấy huy động vốn chậm hơn cho vay, gây áp lực lên hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Để bù đắp thiếu hụt, các ngân hàng phải dùng vốn tự có và nguồn tái cấp từ Ngân hàng Nhà nước.
Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã

Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã

Sáng 9/4, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) tổ chức Hội thảo khoa học hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn tham dự và chủ trì hội thảo.
Huy động hơn 65 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 3

Huy động hơn 65 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 3

Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), thị trường trái phiếu chính phủ tháng 3/2025 giao dịch sôi động trên cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp.
Đề xuất hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài

Đề xuất hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư 45/2011/TT-NHNN.
Manulife Việt Nam báo lãi năm 2024 nhờ đầu tư tài chính và quản lý chi phí, chất lượng kinh doanh hiệu quả

Manulife Việt Nam báo lãi năm 2024 nhờ đầu tư tài chính và quản lý chi phí, chất lượng kinh doanh hiệu quả

Manulife Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024, với các chỉ số ấn tượng từ hoạt động đầu tư tài chính.
Giá USD ngân hàng tăng mạnh, lên đỉnh cao mới

Giá USD ngân hàng tăng mạnh, lên đỉnh cao mới

Giá USD hôm nay tại các ngân hàng tăng mạnh, vượt 26.100 đồng/USD ở chiều bán, mức cao nhất chưa từng có.
Thử thách thuế đối ứng: Không né tránh, "bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn tồn tại điểm sáng"

Thử thách thuế đối ứng: Không né tránh, "bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn tồn tại điểm sáng"

Sau những lo lắng thái quá ban đầu, tâm lý của nhiều doanh nghiệp Việt đã dần ổn định trở lại và bắt đầu chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ, kể cả cho tình huống xấu nhất.
Việt Nam có thể mất lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút doanh nghiệp FDI xuất khẩu đến Mỹ

Việt Nam có thể mất lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút doanh nghiệp FDI xuất khẩu đến Mỹ

Với việc nằm trong TOP các quốc gia chịu mức thuế đối ứng cao nhất từ Mỹ, KBSV Việt Nam cho rằng dòng vốn FDI giải ngân vào Việt Nam sẽ có xu hướng giảm trong 1 – 2 năm tới. Tuy nhiên, sau giai đoạn này, dòng vốn FDI giải ngân có thể phục hồi và được bù đắp bởi các doanh nghiệp FDI nhắm đến thị trường xuất khẩu ngoài Mỹ...
Xem thêm
Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng  biển.

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giao diện di động