Áp lực trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn lớn nhất trong 3 năm

Trong tháng 4/2024, giá trị TPDN chậm trả gốc/lãi phát sinh mới ở mức thấp, và việc tái cơ cấu và xử lý nợ vẫn tiếp tục với việc các TCPH chậm trả đã hoàn trả một phần gốc trái phiếu.
Áp lực trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn lớn nhất trong 3 năm | DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH
Thị trường TPDN tháng 4 ghi nhận những tín hiệu tích cực hơn với: Chậm trả gốc/lãi phát sinh mới giảm; Tái cấu trúc trái phiếu chậm trả ổn định; Trái phiếu rủi ro cao giảm; Phát hành mới tăng

Thống kê của VIS Rating ghi nhận đây được xem là điểm sáng/ tích cực của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tháng đầu quý II/2024.

Cụ thể, tỷ lệ trái phiếu chậm trả tiếp tục giảm với chỉ có một trái phiếu chậm trả lần đầu, giá trị 47,3 tỷ đồng thuộc CTCP ADEC. Trái phiếu này được phát hành từ năm 2021 với giá trị phát hành là 430 tỷ đồng, được đảm bảo bằng cổ phiếu và tài sản là bất động sản của công ty con của CTCP ADEC là Công ty Cổ phần Đóng tàu và Dịch vụ cảng Mỹ Xuân. Tổ chức phát hành (TCPH) này đã giảm lượng trái phiếu lưu hành thông qua nhiều đợt mua lại trước hạn và được các trái chủ chấp thuận gia hạn thời gian trả nợ gốc thêm một năm đến tháng 4 năm.

CTCP ADEC cũng đã công bố thông tin trên HNX vào ngày 10/4 năm/2024 về việc chưa thể thanh toán nợ gốc trái phiếu còn lại trị giá 47,3 tỷ đồng.

>>> Áp lực tất toán trái phiếu doanh nghiệp

"Tỷ lệ trái phiếu chậm trả toàn thị trường cuối tháng 4/2024 ở mức 15%, không thay đổi so với tháng 3/2024. Hơn một nửa lượng trái phiếu chậm trả gốc/lãi đến từ nhóm ngành Bất động sản dân cư, với tỷ lệ chậm trả gốc lãi của ngành này là 30%", báo cáo VIS Rating nêu.

Áp lực trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn lớn nhất trong 3 năm | DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH

Đối với tình hình tái cấu trúc nợ, nhóm doanh nghiệp Bất động sản dân cư vẫn tiếp tục được gọi tên, cùng nhóm Xây dựng với việc xuất hiện các doanh nghiệp thanh toán một phần trái phiếu chậm trả.

Trong tháng 4/2024, có 1 TCPH là Tập đoàn Novaland đã thực hiện hoán đổi tài sản để hoàn trả một phần nợ trái phiếu chậm trả. Novaland hoán đổi một phần quyền tài sản thuộc dự án bất động sản của mình cho các trái chủ để thanh toán 1.82 tỷ đồng khoản nợ gốc của 1 mã trái phiếu đã chậm trả nợ gốc/lãi từ tháng 2/2023. Tính gộp hết các khoản đã thanh toán của Novaland sau khi chậm trả gốc/lãi, chúng tôi ước tính tỷ lệ thu hồi dư nợ gốc của mã trái phiếu này hiện ở mức 25%, nhóm chuyên gia phân tích cao cấp, dẫn đầu là ông Nguyễn Đình Duy - CFA, Giám đốc Khối, chia sẻ.

Bên cạnh Novaland, còn có Hưng Thịnh Land với 4 mã trái phiếu, Saigon Glory với 5 mã trái phiếu, CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản S-Homes, CTCP Đầu tư IMG Huế, CTy Signo Land... cũng có tên trong nhóm tái cấu trúc trái phiếu chậm trả theo hướng thanh toán một phần. Đáng chú ý, chỉ một lô trái phiếu của Novaland và 2 lô của Saigon Glory có tài sản đảm bảo là chứng khoán, còn lại đều các lô trái phiếu không có tài sản đảm bảo. Ngoài ra, hầu hết trái phiếu của các doanh nghiệp nhóm này được tư vấn bởi TVSI.

Thống kê chung của VIS cũng ghi nhận tổng cộng có 6 TCPH chậm trả thuộc nhóm ngành Bất động sản dân cư và Xây dựng đã thực hiện hoàn trả một phần gốc trái phiếu cho trái chủ. Tổng số tiền hoàn trả là 21 tỷ đồng, tương đương 0,2% tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành của nhóm này. Phần lớn trái phiếu đã gia hạn ngày đáo hạn đến cuối năm 2024 hoặc 2025 sau khi không trả được nợ gốc vào năm 2023.

Trong tháng 5, VIS Ratings thống kê, có 28 mã trái phiếu thuộc 24 tổ chức phát hành trị giá 15 nghìn tỷ đồng sẽ đáo hạn. Trong đó, ước tính khoảng 4,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 30% có nguy cơ chậm trả nợ đến hạn trong tháng 5/2024.

"Trong số trái phiếu có rủi ro cao trị giá 4,7 nghìn tỷ đồng, có khoảng 4 nghìn tỷ đồng do CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam, CTCP Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn và CTCP Đầu tư Ngôi Sao Gia Định phát hành đã chậm trả lãi coupon trong năm 2023. Chúng tôi đánh giá rằng các TCPH này có khả năng cao sẽ chậm trả nợ gốc đến hạn do dòng tiền yếu và nguồn tiền mặt cạn kiệt. 0,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu còn lại có rủi ro cao chậm trả lần đầu hầu hết của các TCPH nhóm ngành Bất động sản dân cư. Chúng tôi lưu ý rằng các tổ chức phát hành này có biên lợi nhuận EBITDA trung bình trong 3 năm qua thấp hơn 10% hoặc thậm chí bị âm và nguồn tiền để trả nợ đến hạn ở mức cạn kiệt", báo cáo của VIS Rating nêu.

Áp lực trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn lớn nhất trong 3 năm | DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH

Thống kê 12 tháng tới, khoảng 19% lượng trái phiếu đang lưu hành với tổng giá trị là 221 nghìn tỷ đồng sẽ đáo hạn. Nhóm phân tích ước tính 10% trong số này có rủi ro chậm trả lần đầu cao, tập trung chính ở các ngành Bất động sản dân cư. Tỷ lệ thu hồi đối với trái phiếu chậm trả toàn thị trường không đổi so với tháng trước, ở mức 13% cuối tháng 4/2024.

Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024, Chính phủ cho biết thị trường tài chính, tiền tệ, hệ thống ngân hàng còn tiềm ẩn rủi ro; tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục tăng, đến cuối tháng 02 là 4,92%.

Bên cạnh đó, thị trường TPDN còn khó khăn, khối lượng phát hành 4 tháng giảm 43,4% so với cùng kỳ năm 2023; áp lực đáo hạn trái phiếu năm 2024 lớn.

Thẩm tra về nội dung này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn rủi ro, thách thức, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng đã buộc các tổ chức tín dụng phải có giải pháp kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động cho vay để giảm bớt rủi ro (tỷ lệ nợ xấu nội bảng bình quân toàn hệ thống NHTM cuối tháng 2/2024 là 4,86%).

Với TPDN, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng áp lực đáo hạn TPDN cao với khối lượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong năm 2024 khoảng 300.000 tỷ đồng (cao nhất trong 3 năm gần đây), trong đó nhóm bất động chiếm khoảng 44,2%.

Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, thị trường TPDN vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn khi các nhà đầu tư chưa có đủ niềm tin, gia tăng áp lực trả nợ các trái phiếu đến hạn của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm bất động sản, càng gây khó khăn đến hoạt động kinh doanh.

Nguồn: Áp lực trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn lớn nhất trong 3 năm

Lê Mỹ
diendandoanhnghiep.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh mua vào cổ phiếu SBT, tập trung vào tiêu chí ESG

Nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh mua vào cổ phiếu SBT, tập trung vào tiêu chí ESG

Cổ đông ngoại tiếp tục gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu SBT của CTCP Thành Thành Công - Biên Hoà (TTC AgriS, HOSE: SBT) nhằm khẳng định một bước đi chiến lược trong mối quan hệ hợp tác với TTC AgriS, hướng đến mục tiêu xây dựng chiến lược kinh doanh “xanh” và phát triển bền vững.
Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng tiếp tục giảm điểm, thanh khoản thu hẹp

Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng tiếp tục giảm điểm, thanh khoản thu hẹp

Các hợp đồng tương lai rung lắc và tiếp tục đóng cửa trong sắc đỏ trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên giao dịch ngày 25/7. Đóng cửa phiên, các hợp đồng giảm điểm ở mức vừa phải, tương tự diễn biến của chỉ số cơ sở. Thanh khoản thị trường phái sinh tiếp tục thu hẹp so với phiên trước.
Lãi suất trái phiếu bất động sản cao gấp đôi gửi tiết kiệm ngân hàng, cơ hội hay rủi ro tiềm ẩn?

Lãi suất trái phiếu bất động sản cao gấp đôi gửi tiết kiệm ngân hàng, cơ hội hay rủi ro tiềm ẩn?

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu với lãi suất ở mức cao 11 - 12,5%/năm. Theo đó, các nhà đầu tư có thêm lựa chọn sinh lời cho dòng tiền của mình. Tuy nhiên, lãi suất trái phiếu cao cũng có những lo ngại rủi ro khó tránh khỏi.
“Đón sóng” cổ phiếu cuối năm

“Đón sóng” cổ phiếu cuối năm

Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những tháng cuối năm nay, sẽ tạo đà cho nhiều nhóm ngành bứt phá.
Tình trạng chậm trả trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục tăng, doanh nghiệp nặng gánh đáo hạn

Tình trạng chậm trả trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục tăng, doanh nghiệp nặng gánh đáo hạn

Tỷ lệ chậm trả trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục tăng cao khi nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với gánh nặng đáo hạn lớn và tổng số doanh nghiệp chậm trả đã lên tới 116 doanh nghiệp.
Trái phiếu bất động sản kẹp giữa 2 gọng kìm

Trái phiếu bất động sản kẹp giữa 2 gọng kìm

Không chỉ gặp khó khăn huy động vốn qua kênh trái phiếu, doanh nghiệp bất động sản còn phải đối mặt với áp lực trái phiếu đến hạn trong nửa cuối năm 2024.

Các tin khác

Tin nhanh chứng khoán ngày 24/7: Sắc xanh trở lại

Tin nhanh chứng khoán ngày 24/7: Sắc xanh trở lại

Thị trường có phiên phục hồi sau 3 phiên giảm mạnh. Có lúc VN Index đã mất mốc 1.220 điểm nhưng kết phiên đã tăng hơn 6 điểm chạm mốc 1.238 điểm. Sắc xanh phủ khắp bảng điện tử, với nhóm hóa chất, phân bón là điểm sáng.
Sắc xanh lan rộng, VN-Index tăng hơn 6 điểm

Sắc xanh lan rộng, VN-Index tăng hơn 6 điểm

Bước sang phiên chiều, lực cầu nhập cuộc sau 14h giúp chỉ số tăng điểm, sắc xanh cũng lan rộng hơn trên bảng điện tử. Kết phiên, VN-Index tăng 6,66 điểm lên 1.238,47 điểm.
Giải bài toán tăng thêm hàng hóa cho thị trường chứng khoán

Giải bài toán tăng thêm hàng hóa cho thị trường chứng khoán

Các chuyên gia cho rằng do thị trường không có nhiều hàng hóa mới nên nhà đầu tư nước ngoài dù có muốn phân bổ nhiều vào thị trường Việt Nam ngay tức khắc, họ cũng sẽ phải chờ.
Giám đốc Chiến lược SSI: Nâng hạng thị trường là cơ hội lớn với doanh nghiệp niêm yết

Giám đốc Chiến lược SSI: Nâng hạng thị trường là cơ hội lớn với doanh nghiệp niêm yết

Thị trường sẽ đi trước một bước. Việc nâng hạng vào rổ chỉ số của FTSE là tiền đề cho kỳ vọng thị trường tiếp tục được MSCI nâng hạng, thúc đẩy dòng vốn ngoại tham gia.
Động lực phát triển thị trường chứng khoán tới 2030

Động lực phát triển thị trường chứng khoán tới 2030

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Bùi Hoàng Hải, về mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tới 2030, đã có một số tiêu chí chúng ta gần đạt được...
Chứng khoán: Lợi nhuận tăng trưởng mạnh, định giá ngắn hạn kém hấp dẫn

Chứng khoán: Lợi nhuận tăng trưởng mạnh, định giá ngắn hạn kém hấp dẫn

Các công ty chứng khoán tiếp tục công bố lợi nhuận tăng trưởng trong quý II/2024. Tuy nhiên, ghi nhận kết quả kinh doanh có sự phân hóa.
Lợi nhuận công ty chứng khoán phân hóa đậm nét

Lợi nhuận công ty chứng khoán phân hóa đậm nét

Sự phân hóa phần nào phản ánh tình trạng chung của thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay, khi một số mã cổ phiếu, nhóm ngành tốt tăng trưởng vượt trội, trong khi một số khác lại đi ngang hay thậm chí sụt giảm mạnh.
Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 22-26/07/2024

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 22-26/07/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài sản của giới siêu giàu vượt mốc 49,000 tỷ USD nhờ đầu tư chứng khoán

Tài sản của giới siêu giàu vượt mốc 49,000 tỷ USD nhờ đầu tư chứng khoán

Theo báo cáo World Ultra Wealth 2024 của Altrata, lượng người siêu giàu sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên đã tăng 8% trong năm 2023, lên 426,330 người.
“Bắt sóng” cổ phiếu ngành ô tô

“Bắt sóng” cổ phiếu ngành ô tô

Dù ngành ô tô Việt Nam đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng vẫn có nhiều điểm sáng trong thời gian tới.
"Kẻ khóc người cười" khi ôm cổ phiếu QCG

"Kẻ khóc người cười" khi ôm cổ phiếu QCG

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu QCG là một trong những mã hút dòng tiền nóng khi liên tục tạo ra sóng thần với những nhịp tăng trần kéo dài nhiều phiên liên tiếp rồi lại chìm sâu dưới đáy đại dương.
Cổ phiếu FPT giảm sâu trái ngược với kết quả kinh doanh

Cổ phiếu FPT giảm sâu trái ngược với kết quả kinh doanh

Cổ phiếu FPT - Công ty Cổ phần FPT (HoSE) giảm sâu dù kết quả kinh doanh quý 2/2024 nhiều khả quan.
Tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu

Tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu

Nếu như được hỏi rằng, tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ gì với lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu hay không, gần như chắc chắn tất cả các nhà đầu tư trên thị trường đều đồng ý rằng chúng có mối liên hệ chặt chẽ. Tuy nhiên, có lẽ ít ai để ý mối liên hệ này trên thực tế được thể hiện như thế nào. Bài viết này sẽ cung cấp một góc nhìn mới về mối quan hệ giữa lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu và tăng trưởng kinh tế (GDP), đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dự báo kinh tế đối với hiệu quả đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Những cổ phiếu rời sàn vì cơ cấu cổ đông quá cô đặc

Những cổ phiếu rời sàn vì cơ cấu cổ đông quá cô đặc

Từ đầu năm 2024, thị trường đã xuất hiện nhiều mã cổ phiếu thông báo hủy niêm yết. Trong đó, một số cái tên rời cuộc chơi vì cổ đông lớn đã nắm gần như toàn bộ cổ phần, không còn đáp ứng quy định của một công ty đại chúng.
Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai lao dốc

Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai lao dốc

Sau khi có thông tin cơ quan công an, viện kiểm sát đến làm việc tại nhà bà Nguyễn Thị Như Loan, cổ phiếu QCG đã giảm kịch sàn.
Cổ phiếu ngành dược phẩm: “Gà đẻ trứng vàng”

Cổ phiếu ngành dược phẩm: “Gà đẻ trứng vàng”

Cổ phiếu ngành dược sau đại dịch Covid -19 đã trở lại và tăng hết biên độ trong phiên giao dịch ngày 16/7/2024.
Vọt hơn 700 điểm, Dow Jones chứng kiến phiên tăng mạnh nhất trong hơn 1 năm

Vọt hơn 700 điểm, Dow Jones chứng kiến phiên tăng mạnh nhất trong hơn 1 năm

Chỉ số Dow Jones tăng mạnh lên mức đỉnh mới vào ngày thứ Ba (16/07) khi thị trường giá lên (bull market) mở rộng ra ngoài các cổ phiếu công nghệ nhờ hy vọng hạ lãi suất sắp tới.
Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Áp lực bán vẫn còn

Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Áp lực bán vẫn còn

Thống kê giao dịch tuần từ ngày 8-12/7/2024 cho thấy, lãnh đạo và người thân vẫn “kiên trì” bán cổ phiếu ở cả chiều đăng ký và thực hiện giao dịch.
Xem thêm
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động