Yên Bái: Mù Cang Chải tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện Mù Cang Chải đã tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho người dân.
Yên Bái: Mù Cang Chải tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy thăm mô hình nuôi bồ câu của thanh niên Hờ A Sùng ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải

Năm 2010, gia đình Vàng A Chua ở bản Làng Sang, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải bắt tay vào nuôi dê. Do chưa có kinh nghiệm, chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún nên hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2020, được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, sự giúp đỡ của cán bộ Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện và vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, anh Chua đã mạnh dạn mở rộng mô hình chăn nuôi dê lên 30 con. Nay đàn dê đã tăng lên trên 40 con.

"Năm 2022, mô hình cho thu nhập gần 90 triệu đồng; năm 2023 trên 100 triệu đồng. 6 tháng đầu năm nay đã thu 60 triệu đồng. Ngoài nuôi dê, mình còn trồng được 2.000 cây sơn tra, 200 cây mận tam hoa, 2.500 gốc thảo quả, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Tổng thu nhập của nhà mình đạt trên 200 triệu đồng”, anh Chua phấn khởi chia sẻ.

Bên cạnh đó, anh Chua còn hướng dẫn các hộ khác thoát nghèo bằng cách nuôi dê và trồng sơn tra, thảo quả như gia đình mình. Bản thân và gia đình luôn chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy ước, hương ước của địa phương.

Không chỉ tích cực giúp đỡ các hộ đồng bào Mông thoát nghèo và làm giàu từ chăn nuôi, trồng trọt, huyện Mù Cang Chải còn chỉ đạo đưa các loại cây đặc sản vào trồng thử nghiệm tại địa phương như sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu và nhiều loại dược phẩm quý.

Đến nay, sau 5 năm trồng thử nghiệm, Công ty cổ phần đầu tư PALEX Việt Nam đã trồng được nhiều loại sâm quý và cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Ngoài sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu còn có sâm Vũ Diệp, tam thất, lan kim tuyến, thất diệp nhất chi hoa...

Ông Nguyễn Đức Thuận - Giám đốc Công ty cho biết, Mù Cang Chải có quỹ đất còn tương đối lớn, nguồn nhân công dồi dào nên dư địa phát triển rất tốt. Trong khi đó, thị trường sâm Ngọc Linh mới chỉ manh nha, sản lượng còn chưa đủ để phục vụ tươi. Sau này, sẽ có nhiều sản phẩm cần sử dụng nguyên liệu từ sâm, thậm chí phục vụ xuất khẩu nên thị trường và tiềm năng phát triển rất lớn.

"Nếu được quy hoạch tốt, Mù Cang Chải sẽ trở thành trung tâm cây dược liệu, không chỉ trồng sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu mà còn nhiều loài dược liệu khác. Đến nay, trang trại sâm và cây dược liệu này đã bắt đầu cho ra những sản phẩm thương mại. Tùy theo độ tuổi của sâm, đã có những củ sâm bán với giá từ 15 - 20 triệu đồng/kg. Trang trại sâm và cây dược liệu còn tạo việc làm cho 10 - 15 lao động với thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/tháng", ông Thuận thông tin.

Những thành công bước đầu này sẽ là tiền đề để Công ty mở rộng diện tích cũng như bàn giao kỹ thuật cho người dân cùng phát triển.

Vận động nhân dân chuyển đổi co cấu cây trồng, vật nuôi, 5 năm qua, Phòng Nông nghiệp -Phát triển nông thôn huyện đã tổ chức gần 80 buổi với trên 150 lượt cán bộ, công chức xuống cơ sở tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất; tuyên truyền xây dựng sản phẩm OCOP; phát triển chăn nuôi hàng hóa theo chuỗi giá trị; hướng dẫn chăm sóc, tạo tán, cải tạo vườn cây ăn quả; trồng, chăm sóc cây dược liệu; hướng dẫn trồng rau sạch; tham gia cùng nhân dân trồng cây xanh, trồng hoa; lao động dọn vệ sinh môi trường; làm nhà ở cho hộ nghèo; làm đường giao thông…

Những công việc tưởng chừng đơn giản ấy sẽ giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân gần gũi, thấu hiểu, thân tình hơn; giúp người dân thay đổi nhận thức từ sản xuất nông nghiệp thuần túy là tạo ra lương thực, thực phẩm để phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị, đem lại thu nhập cao góp phần giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.

Ông Lương Văn Thư - Trưởng phòng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn huyện cho biết: 5 năm qua, toàn huyện đã chuyển đổi trên 70 ha lúa hiệu quả thấp sang trồng hoa và các loại rau màu hàng hóa tại xã Nậm Khắt; có trên 700 ha lúa chất lượng cao (lúa Séng cù và lúa nếp tan tại các xã Nậm Có, Cao Phạ, Khao Mang và Hồ Bốn…) cho sản lượng khoảng trên 2.600 tấn/năm.

Huyện hiện có trên 400 ha cây ăn quả, trong đó một số loài cây quả ôn đới chất lượng cao như lê, hồng giòn, đào chín sớm... tại Púng Luông, Nậm Khắt. Trên địa bàn đang thực hiện thử nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao như: mô hình rau an toàn, mô hình nấm trong nhà lưới; mô hình trồng cây dược liệu như cát cánh 3 ha, sâm 6 ha, tam thất 02 ha... tại các xã Kim Nọi, Púng Luông, Nậm Khắt.

Trong giai đoạn 2019 - 2024, huyện đã hỗ trợ nhân dân thực hiện được 528 mô hình chăn nuôi theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, xây dựng và thực hiện -7 dự án phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị từ các chương trình mục tiêu quốc gia; xây dựng được 10 sản phẩm OCOP thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp gồm: mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải, chè Shan tuyết Púng Luông, gạo nếp tan Khau Phạ, trà Shan tuyết, táo mèo khô Mù Cang Chải, mật ong hoa rừng Nậm Khắt và trà sơn tra Tâm Phúc An, nấm hương, su su bao tử và gạo Séng cù Hồ Bốn.

"Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tích cực chuyển đổi sang các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; tiếp tục tuyên truyền xây dựng các sản phẩm OCOP và đề nghị cấp mã vùng trồng cho một số đặc sản của địa phương như lê, hồng giòn, nấm hương; tập trung tuyên truyền phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; tiếp tục giới thiệu các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp”, Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Lương Văn Thư chia sẻ.

Nguồn: Mù Cang Chải tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Mạnh Cường
baoyenbai.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Huyện Điện Biên đẩy mạnh trồng cây vụ đông

Huyện Điện Biên đẩy mạnh trồng cây vụ đông

Điện Biên là huyện luôn dẫn đầu cả tỉnh về phát triển cây vụ đông, nhất là cây vụ đông trên đất lúa 2 vụ. Đến nay, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất thứ 3 trong năm, góp phần tăng giá trị trên từng héc ta đất canh tác, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Năm nay, khi các huyện khác trong tỉnh mới bắt đầu thu hoạch lúa mùa thì huyện Điện Biên đã triển khai trồng cây vụ đông, đảm bảo khung thời vụ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và chính quyền cơ sở.
Điện Biên: Phục dựng Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái bản U Va

Điện Biên: Phục dựng Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái bản U Va

Trong 2 ngày (18 - 19/10), các cơ quan chuyên môn huyện Điện Biên phối hợp với UBND xã Noong Luống tổ chức phục dựng thành công Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái năm 2024, tại bản U Va.
Yên Bái: Lễ Cơm mới Đền Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên)

Yên Bái: Lễ Cơm mới Đền Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên)

Ngày 17/10 ( tức 15/9 Giáp Thìn), tại khuôn viên Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Đền Trái Hút thuộc thôn Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên, Yên Bái) đã diễn ra Lễ Cơm mới với ý nghĩa tổng kết một năm lao động, sản xuất, tạ ơn đất trời, thần linh, Thánh Mẫu Thượng ngàn và tổ tiên đã ban phước lành cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, con người khỏe mạnh.
Yên Bái: Chàng trai Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Phình Hồ

Yên Bái: Chàng trai Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Phình Hồ

Chàng trai người Mông Sùng A Tủa, xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu là một trong những người đã được các phương tiện truyền thông nhắc đến nhiều với tư cách nhà sáng tạo nội dung để quảng bá cho du lịch quê hương với những video hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội. Trong Chương trình hưởng ứng Ngày chuyển số quốc gia năm 2024 diễn ra mới đây tại Yên Bái, A Tủa vinh dự là công dân tiêu biểu, đại diện duy nhất chia sẻ về ứng dụng thành công công nghệ số để phát triển kinh tế du lịch.
Điện Biên: Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp xã giao Đoàn công tác của Liên hợp quốc tại Việt Nam

Điện Biên: Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp xã giao Đoàn công tác của Liên hợp quốc tại Việt Nam

Sáng 17/10, đoàn công tác Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women) do bà Caroline Nyamayemombe - Trưởng đại diện UN Women đã có buổi chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh. Đón tiếp đoàn công tác có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh.
Yên Bái: Trung kiên một lòng theo Đảng

Yên Bái: Trung kiên một lòng theo Đảng

76 năm tuổi đời, 55 năm tuổi Đảng, suốt chặng đường công tác của cuộc đời, ông Nguyễn Quốc Tuấn ở tổ dân phố số 5, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp cách mạng, xây dựng, phát triển quê hương. Hành trình của ông không chỉ là câu chuyện của cá nhân mà còn là tấm gương sáng ngời về sự cống hiến, lòng yêu nước, kiên trung, tinh thần trách nhiệm với quê hương và lối sống giản dị, giàu lòng nhân ái, được nhân dân kính trọng, noi theo.

Các tin khác

Yên Bái: Thị xã Nghĩa Lộ quan tâm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Yên Bái: Thị xã Nghĩa Lộ quan tâm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Trong quá trình phát triển chăn nuôi và chế biến nông sản các trang trại, gia trại, hộ gia đình trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh và hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Yên Bái phổ cập kỹ năng số đến toàn dân

Yên Bái phổ cập kỹ năng số đến toàn dân

Với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, là đối tượng thụ hưởng chính trong chuyển đổi số (CĐS), thời gian qua, cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã vào cuộc, triển khai nhiều giải pháp cụ thể, hiệu quả nhằm phổ cập kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quá trình CĐS.
Điện Biên: Trao 600 suất quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa bão

Điện Biên: Trao 600 suất quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa bão

Ngày 8/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm II - Trực tiếp hỗ trợ Trẻ khuyết tật tổ chức trao quà hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của mưa bão gây ra trên địa bàn xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông.
Yên Bái tổ chức biểu diễn 52 buổi nghệ thuật chuyên nghiệp

Yên Bái tổ chức biểu diễn 52 buổi nghệ thuật chuyên nghiệp

9 tháng năm 2024, ngành văn hóa, thể thao và du lịch Yên Bái đã tổ chức biểu diễn 52 buổi nghệ thuật chuyên nghiệp, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Điện Biên: Điện về sáng bản Pa Thơm

Điện Biên: Điện về sáng bản Pa Thơm

Mỗi lần đến với bản Pa Thơm, xã Pa Thơm (huyện Điện Biên), chúng tôi lại được chứng kiến những đổi thay trong cuộc sống của bà con nơi đây. Đặc biệt, đầu năm 2024, khi điện về bản, cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc...
Yên Bái: Phụ nữ Nghĩa Lộ tiên phong phát triển du lịch

Yên Bái: Phụ nữ Nghĩa Lộ tiên phong phát triển du lịch

Trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ hiện có trên 80 cơ sở lưu trú, trong đó các cơ sở homestay đón và phục vụ trên 40% lượng khách du lịch. Trong phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã có vai trò không nhỏ của phụ nữ.
Điện Biên: Để không còn khói rơm rạ mùa gặt

Điện Biên: Để không còn khói rơm rạ mùa gặt

Trước đây rơm rạ sau thu hoạch thường được nhiều bà con nông dân trên địa bàn tỉnh xử lý bằng cách đốt ngay tại đồng ruộng. Hệ lụy nhãn tiền là mùa gặt luôn đi kèm với… mùa khói. Khoảng 2 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều nông dân biết tận dụng nguồn rơm rạ vào chăn nuôi, sản xuất, tạo ra nhiều giá trị hữu ích. Hình ảnh “người người đốt rơm rạ, nhà nhà đốt rơm rạ” vào mỗi mùa gặt nhờ đó cũng giảm đi đáng kể.
Yên Bái là 1 trong 28 tỉnh hoàn thành thử nghiệm cấp phiếu lý lịch tư pháp điện tử

Yên Bái là 1 trong 28 tỉnh hoàn thành thử nghiệm cấp phiếu lý lịch tư pháp điện tử

Chiều 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc.
Điện Biên: Nậm Lạnh nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

Điện Biên: Nậm Lạnh nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

Những năm qua, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, đã vận động nhân dân lựa chọn cây, con giống phù hợp với lợi thế địa phương, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Yên Bái: “Xên đông” - niềm tự hào của người Thái Nghĩa Lộ

Yên Bái: “Xên đông” - niềm tự hào của người Thái Nghĩa Lộ

Lễ “Xên đông” còn gọi là Lễ Cúng rừng là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, có giá trị tinh thần to lớn, mang ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, điều hòa nguồn nước và giữ cân bằng sinh thái, hướng tới một môi trường sống xanh, hài hòa, bền vững.
Yên Bái: Đánh thức giá trị của những trò chơi dân gian

Yên Bái: Đánh thức giá trị của những trò chơi dân gian

Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mỗi vùng đất, mỗi bản làng tại Yên Bái còn đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong số đó, các trò chơi dân gian mang trong mình những câu chuyện, tri thức và bản sắc văn hóa phong phú.
Điện Biên: Điểm tựa giúp phụ nữ thoát nghèo

Điện Biên: Điểm tựa giúp phụ nữ thoát nghèo

Để các hội viên Hội Phụ nữ tiếp cận gần hơn với nguồn vốn vay ưu đãi, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh cũng như các địa phương trên địa bàn đã phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội LHPN triển khai có hiệu quả các chính sách tín dụng. Nhờ có nguồn vốn vay với lãi suất thấp mà nhiều hội viên phụ nữ đã có thêm điều kiện về tài chính, đầu tư phát triển sản xuất, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo.
Điện Biên: Hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Điện Biên: Hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Điện Biên là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Với lợi thế đó, tỉnh Điện Biên đã và đang hướng tới xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững. Trên cơ sở tận dụng tối đa ưu thế về điều kiện tự nhiên kết hợp với áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn.
Điện Biên: Nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu trên đất Quang Bình

Điện Biên: Nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu trên đất Quang Bình

Bằng sự sáng tạo, cần cù, chịu thương, chịu khó, những người nông dân huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế tiêu biểu gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Từ đó, đem lại thu nhập cao và cuộc sống ổn định cho người dân, mở rộng các hình thức liên kết, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
Yên Bái: Mù Cang Chải tiếp nối các hoạt động du lịch mùa vàng

Yên Bái: Mù Cang Chải tiếp nối các hoạt động du lịch mùa vàng

Thời điểm này, ruộng bậc thang Mù Cang Chải đang vào mùa lúa chín đẹp nhất trong năm, đường lên huyện sau bão số 3 đã thông, thuận lợi cho du khách tham gia các lễ hội tiếp theo của du lịch mùa vàng.
Yên Bái: Vùng khó Châu Quế Hạ cán đích nông thôn mới

Yên Bái: Vùng khó Châu Quế Hạ cán đích nông thôn mới

Là xã vùng cao, nhiều dân tộc anh em chung sống, xuất phát điểm rất thấp nhưng với sự quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên đã khắc phục khó khăn, tìm cho mình những cách làm phù hợp với điều kiện của địa phương để cán đích xã nông thôn mới.
Điện Biên: Mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao ở Ngọc Chiến

Điện Biên: Mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao ở Ngọc Chiến

Khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu và lao động, HTX rau, hoa công nghệ cao Ngọc Chiến, bản Đông Xuông, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, củ, quả an toàn, theo chuỗi liên kết, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.
Yên Bái: Mù Cang Chải khởi động chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách ngày cuối tuần

Yên Bái: Mù Cang Chải khởi động chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách ngày cuối tuần

Nhằm tiếp tục tuyên truyền, quảng bá thương hiệu du lịch Mù Cang Chải năm 2024 và những năm tiếp theo, tạo thêm những sản phẩm mới cho du lịch địa phương, vừa qua, tại khu vực Tiểu khuôn viên thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải đã khởi động và tổ chức Chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách những ngày cuối tuần sau gần 2 tuần bị ảnh hưởng do hoàn lưu bão bão số 3.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động