Xử lý nghiêm cuộc gói rác, tham mưu hoàn thiện cơ sở pháp lý về sai phạm trong quảng cáo
6 biện pháp xử lý cuộc gọi rác
Theo báo cáo của Bộ TT&TT, trong công tác phát hiện và xử lý các trạm thu phát sóng di động (BTS) giả phát tán tin nhắn rác, cơ quan chức năng của Bộ đã phối hợp với Cục A05, Bộ Công an phát hiện và bắt giữ 2 vụ/2 BTS giả (tại Hưng Yên, Thái Nguyên) để phát tán tin nhắn lừa đảo.
Đồng thời, các đơn vị đã mở rộng điều tra bắt 1 vụ/1 BTS giả tại Bắc Giang (trong tháng 3/2023 phát hiện và bắt 8 vụ/9 BTS giả tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Gia Lai, Thanh Hóa, Quảng Nam).
Về việc chuẩn hóa thông tin thuê bao, ông Nguyễn Thành Phúc - Cục trưởng Cục Viễn thông cho hay, sau hơn 1 tháng triển khai, đến nay đã xử lý, bao gồm chuẩn hóa, chặn 1 chiều, chặn 2 chiều và thu hồi, với hơn 3,84 triệu thuê bao thuộc tập mà các doanh nghiệp viễn thông xác định là có thông tin không trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư, có dấu hiệu có thông tin không đúng quy định.
Trong đó, đến ngày 31/3 các nhà mạng đã khóa 1 chiều hơn 1,67 triệu thuê bao; đến ngày 15/4 có 1,15 triệu thuê bao bị khóa 2 chiều do không thực hiện chuẩn hóa lại; và đến hết 4/5 hiện còn hơn 1 triệu thuê bao thuộc tập này đang bị khoá 2 chiều. “Nếu không chuẩn hóa lại thông tin, đến ngày 15/5, những thuê bao này sẽ bị thu hồi theo quy định”, ông Nguyễn Thành Phúc cho biết.
Theo kế hoạch, trong các tháng 5, 6/2023, Bộ TT&TT sẽ tổ chức thanh tra diện rộng với sự tham gia của Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Thừa nhận các cuộc gọi rác vẫn đang diễn ra, ông Nguyễn Thành Phúc khẳng định Bộ TT&TT đã và đang có những biện pháp rất kiên quyết để xử lý tình trạng này.
6 biện pháp sẽ tiếp tục được Bộ TT&TT tập trung nhằm xử lý cuộc gọi rác, gồm có chỉ đạo các nhà mạng tiếp tục thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao, xử lý tình trạng SIM có thông tin thuê bao không đúng quy định (gọi là SIM rác); tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng của Bộ Công an xử lý các cuộc gọi lừa đảo và điều tra, xử lý các BTS giả.
Đồng thời, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn cuộc gọi rác áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các giải pháp công nghệ tiên tiến; cung cấp cho người sử dụng các công cụ cho phép họ chủ động ngăn chặn cuộc gọi rác; ngăn chặn và xử lý vi phạm gọi điện quảng cáo vào số điện thoại thuộc danh sách không quảng cáo…
Theo Cục trưởng Cục Viễn thông, sau khi chuẩn hóa thông tin thuê bao với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bước tiếp theo, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xử lý các chủ thuê bao sở hữu 10 SIM trở lên. Việc xử lý và tuyên truyền về một số vụ việc điển hình được Bộ kỳ vọng sẽ tác động mạnh tới nhận thức và góp phần răn đe các hành vi vi phạm.
Tăng cường xử phạt vi phạm trong quảng cáo
Mới đây, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP, có trụ sở chính tại Quận 1, TP.HCM.
Quyết định nêu rõ, Công ty truyền thông WPP đã thực hiện hành vi vi phạm là đặt sản phẩm quảng cáo của Công ty FrieslandCampina Việt Nam (ngày 31/12/2022) vào trang Facebook có nội dung vi phạm pháp luật, được quy định tại khoản 1 Điều 8, Luật An ninh mạng. Trước đó, hồi trung tuần tháng 3, Công ty TNHH Truyền thông MMS Việt Nam cũng đã bị Cục PT-TH và Thông tin điện tử xử phạt vi phạm hành chính 15 triệu đồng.
Xung quanh vấn đề này, ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục PT-TH và Thông tin điện tử cho biết, năm qua Cục đã tiến hành xử phạt hơn 20 công ty quảng cáo sai phạm. Công tác chấn chỉnh hoạt động quảng cáo đặc biệt trên các nền tảng xuyên biên giới được tuyên truyền rộng rãi đến các đại lý quảng cáo và nhãn hàng tại Việt Nam. Vừa rồi, Cục cũng đã có hàng loạt động thái để chấn chỉnh việc này cũng như hướng lái dòng tiền quảng cáo về những nền tảng sạch.
Ông Lê Quang Tự Do thông tin, trong thời gian qua có một hiện tượng đáng lo ngại là rất nhiều doanh nghiệp trong nước book quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới và bị gắn vào những nội dung bẩn, thậm chí cả những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của doanh nghiệp.
Về cơ sở pháp lý để xử lý những nền tảng xuyên biên giới, theo ông Tự Do đây thực sự là một vấn đề khó. Hiện nay, chưa có một cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý các nền tảng xuyên biên giới mà không có tư pháp, pháp nhân tại Việt Nam.
Gần đây, Bộ TT&TT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 71 bổ sung, sửa đổi Nghị định 06 về quản lý phát thanh, truyền hình.
"Đây là lần đầu tiên cũng là một bước tiến mới, chúng ta có được một quy định chế tài về xử lý những OTT - nhà cung cấp xuyên biên giới về PT-TH mà không có giấy phép hoạt động PT-TH tại Việt Nam. Các nền tảng xuyên biên giới cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền như Netflix, Apple TV, Amazon…chúng tôi đều yêu cầu phải đăng ký giấy phép hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền tại Việt Nam, nếu muốn cung cấp dịch vụ này tại Việt Nam và nếu không, chúng tôi sẽ xử phạt thậm chí cấm hoạt động tại Việt Nam. Đối với lĩnh vực về mạng xã hội, về cung cấp các hoạt động, nội dung khác thì hiện nay chưa có cơ sở pháp lý, Bộ TT&TT đang nghiên cứu, tham mưu để hoàn thiện quy định pháp luật này", ông Lê Quang Tự Do chia sẻ.
Phan Hoà Giang
Tin liên quan
Thanh tra chỉ rõ hàng loạt sai phạm tại Công ty Nhà Cà Mau 15/06/2023 08:47
Cùng chuyên mục
10 dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2024
Tiêu điểm 07/01/2025 07:15
Cảnh báo hình thức cờ bạc trá hình bằng việc quay số nhận “túi mù”
Tiêu điểm 30/12/2024 18:00
Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia: Những dấu ấn nổi bật
Tiêu điểm 30/12/2024 16:35
Công an tỉnh Lai Châu triệt phá đường dây lừa đảo công nghệ cao xuyên biên giới
Tiêu điểm 28/12/2024 18:24
Đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng
Tiêu điểm 27/12/2024 15:20
Petrovietnam khẳng định vai trò tiên phong trong công tác an sinh xã hội
Tiêu điểm 23/12/2024 16:38
Các tin khác
TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
Tiêu điểm 19/12/2024 16:28
Động lực cho phát triển trong kỷ nguyên mới
Tiêu điểm 15/12/2024 10:25
Hà Nội sáp nhập và giải thể nhiều sở, ngành
Tiêu điểm 15/12/2024 08:00
Xuất hiện mức thưởng Tết gần 400 triệu, chờ những kỷ lục mới
Tiêu điểm 15/12/2024 07:10
Đông Nam Á củng cố tài chính cho năng lượng tái tạo
Tiêu điểm 13/12/2024 14:00
Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Tiêu điểm 11/12/2024 15:37
Ông Trần Hồ Bắc giữ chức Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)
Tiêu điểm 11/12/2024 15:16
Gia hạn nợ do bão Yagi đến hết 2025
Tiêu điểm 11/12/2024 11:45
Cần mở rộng tài khoá trong năm 2025?
Tiêu điểm 11/12/2024 09:56
16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025
Tiêu điểm 10/12/2024 06:15
Pin năng lượng mặt trời Đông Nam Á "đau đầu" vì thuế quan Mỹ
Tiêu điểm 09/12/2024 18:00
Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
Tiêu điểm 05/12/2024 16:00
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh: Không thể chờ lộ trình sửa Luật
Tiêu điểm 04/12/2024 14:00
Đề xuất lùi thời gian thực hiện Thông tư 10/2024
Tiêu điểm 03/12/2024 15:00
Những quy định mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2024
Tiêu điểm 01/12/2024 07:00
Xu hướng du lịch 2025: Phá vỡ các khuôn mẫu truyền thống
Tiêu điểm 30/11/2024 14:02
Thanh tra Chính phủ đề nghị thanh tra toàn diện đất đai tại huyện Đan Phượng
Tiêu điểm 29/11/2024 07:00
Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group
Tiêu điểm 26/11/2024 17:49
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00