Xóa đói, giảm nghèo trong giáo dục cần hài hòa trong phát triển
Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ bao gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.
VẪN LÀ “VÙNG TRŨNG” TRONG PHÁT TRIỂN VÀ LÀ “LÕI NGHÈO” CỦA CẢ NƯỚC
Diện tích toàn vùng chiếm 35% diện tích cả nước, dân số chiếm hơn 15% cả nước, đây là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của nước ta. Với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 56,2%, địa hình phần lớn khó khăn, trắc trở, đến nay, đây vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất cả nước.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2021-2022, 14 tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ có trên 3,3 triệu trẻ em mẫu giáo và học sinh các cấp. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đạt 98,6%, đứng thứ nhất toàn quốc. Tỷ lệ học sinh Tiểu học đến trường đạt 99,9%, tương đương so với mức bình quân chung cả nước và tương đương với các vùng khác. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS cao hơn trung bình chung cả nước và chỉ đứng sau Đồng bằng Sông Hồng. Đến nay, về cơ bản toàn vùng đã đạt được mục tiêu
Dù đã có nhiều nỗ lực, song vùng Trung du và miền núi Bắc bộ vẫn là “vùng trũng” trong phát triển và là “lõi nghèo” của cả nước. Giáo dục và đào tạo phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ kiên cố hoá trường lớp của vùng thấp nhất cả nước.

Nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn còn thiếu phòng học, phòng học đã xuống cấp và quá tải, phải học 2 ca, học nhờ, học tạm; thiếu thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch. Các điều kiện sinh hoạt của học sinh bán trú, học sinh các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tối thiểu.
Tỷ lệ giáo viên mầm non/lớp thấp nhất cả nước; tỷ lệ giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn thấp nhất trong các khu vực. Cơ cấu giáo viên giữa các môn học, cấp học chưa đồng bộ, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ tại các địa phương, trường học. Việc tuyển dụng giáo viên gặp nhiều khó khăn do nguồn tuyển không đủ.
Ngân sách đầu tư cho giáo dục của các địa phương trong còn nhỏ bé; công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn chế do đời sống nhân dân ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, một số địa phương không có cơ sở giáo dục ngoài công lập…
SẼ TIẾN HÀNH RÀ SOÁT CHÍNH SÁCH THEO HƯỚNG GỌN, TÍCH HỢP
Giáo dục vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đặt mục tiêu đến năm 2030, các chỉ tiêu về chất lượng giáo dục, đào tạo của vùng tiệm cận với mặt bằng chung của cả nước. Theo ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, hiện các chính sách đã được Đảng, Nhà nước, Quốc hội ban hành thời gian qua nhằm tạo căn cứ chính trị, pháp lý cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, giáo dục và đào tạo nói riêng. Bộ giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với Bộ, ngành liên quan để cụ thể hóa các chủ trương lớn, chính sách này.
Đồng thời rà soát, là sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp, nhất là các chính sách cho người dạy, người học, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; kiến nghị Quốc hội, Chính phủ ưu tiên nguồn lực phát triển cho vùng khó khăn, trong đó có giáo dục vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo cho rằng công cuộc “xóa đói, giảm nghèo” trong giáo dục sẽ là vấn đề cần đi thẳng, cần đối mặt của cả vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong giai đoạn tới đây.
Cụ thể, trong chặng đường trước mắt, vùng Trung du và miền núi Bắc bộ cần hài hòa giữa phát triển giáo dục mũi nhọn và giáo dục đại trà với các mức độ khác nhau. Cùng với đó, các chính sách cho phát triển giáo dục vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã có và có rất nhiều, song hầu như chưa đủ mạnh, chưa đủ đột phá, chưa bao quát được hết tính đặc thù, chưa mang tính quyết liệt.
Bộ trưởng cho biết sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành rà soát cơ chế, chính sách với khu vực theo hướng gọn lại, tích hợp nhưng cần mang tính đột phá. Trong đó, 2 vấn đề cần ưu tiên đột phá là chính sách về giáo viên - bằng mọi biện pháp giải quyết các vấn đề đặt ra với giáo viên, số lượng, chất lượng và cơ sở vật chất, trường lớp, để cố gắng đến năm 2030 toàn vùng sẽ không còn phòng học tạm….
Nghị định 07/2021/NĐ-CP về chuẩn nghèo đa chiều, thay thế cho Quyết định 59/2015/QĐ-TTg quy định: Từ năm 2022, hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống ở thành thị và từ 1,5 triệu đồng trở xuống ở nông thôn;
Thiếu hụt 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên được coi là hộ nghèo. Hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống ở thành thị và từ 1.500.000 đồng trở xuống ở nông thôn và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản dược coi là hộ cận nghèo (Các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 06 dịch vụ: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin).
Tin liên quan
Bến Tre đạt giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia 24/03/2023 21:45
Trần Mai Anh xuất sắc đạt giải Nhất môn Lịch sử tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia 20/03/2023 12:49
Thúc đẩy giải ngân 3 chương trình mục tiêu quốc gia 28/02/2023 13:14
Cùng chuyên mục

Quốc gia đầu tiên phát hành tờ tiền mệnh giá 100.000 tỷ: Cạn kiệt tiền lẻ, khách hàng thanh toán nhưng chỉ nhận lại... những tờ giấy
Tiêu điểm 25/03/2023 23:23

Lo ngại về sức khỏe của ngành ngân hàng, dầu trượt giá
Tiêu điểm 25/03/2023 13:50

Kim loại "kim chỉ nam” của nền kinh tế bất ngờ chứng kiến bão giá trở lại, dự kiến tiếp tục phá kỉ lục do đâu?
Tiêu điểm 25/03/2023 13:48

Xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan tăng 105,7% về trị giá
Tiêu điểm 25/03/2023 07:37

Giá vàng tiếp đà tăng mạnh sau động thái “ôn hòa” của FED
Tiêu điểm 24/03/2023 09:54

Phố Wall đổ xô vào một cơ hội đầu tư nghìn tỷ USD không ai ngờ, thứ được cho là tài nguyên then chốt của thế kỷ 21
Chứng khoán 24/03/2023 09:38
Các tin khác

Động thái của Warren Buffett với ngành ngân hàng Mỹ như thế nào?
Tiêu điểm 24/03/2023 09:36

Nhà bán khống "một thời vô danh" tung báo cáo gây sốc, một đại gia mất trắng hơn nửa tỷ USD chỉ trong chưa đầy 24h
Tiêu điểm 24/03/2023 09:34

Toshiba - Hãng điện tử 148 năm của Nhật Bản chốt bán mình với giá 15,3 tỷ USD?
Tiêu điểm 24/03/2023 09:28

Loại quả của Việt Nam nhiều vô kể nhưng được ví như "vàng xanh" tại New Zealand, giá gần 1 triệu đồng/kg
Tiêu điểm 24/03/2023 09:19

Chính thức miễn đăng kiểm xe mới, kéo dài chu kỳ với xe cũ từ hôm nay
Tiêu điểm 23/03/2023 10:36

Những kế sách dọn “tổ” để đón 52 “đại bàng” Mỹ vào Việt Nam
Tiêu điểm 23/03/2023 10:34

Bộ Công Thương yêu cầu EVN thống nhất giá mua điện các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp trước 31/3
Tiêu điểm 23/03/2023 10:23

HOREA: Kiến nghị Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục quy định thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp khi lấy đất làm dự án đô thị
Tiêu điểm 23/03/2023 09:46

Mỗi người Thuỵ Sỹ có thể phải gánh 13.500 USD cho vụ giải cứu Credit Suisse
Tiêu điểm 22/03/2023 09:38

Các nhà đầu tư Đài Loan sẽ tiếp tục vào Việt Nam
Tiêu điểm 22/03/2023 09:35

Đẩy mạnh, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ làm truyền thông chính sách
Tiêu điểm 22/03/2023 09:33

Những nơi ô nhiễm không khí nhất thế giới, Ấn Độ và Trung Quốc trong top đầu
Tiêu điểm 22/03/2023 09:23

Điện gió ngoài khơi cần chính sách phát triển rõ ràng
Tiêu điểm 21/03/2023 10:27

Hơn 3,3 triệu ha rừng nghèo kiệt chưa có chủ do quy định không thống nhất
Tiêu điểm 21/03/2023 10:22

Lấy ý kiến sửa Luật Đất đai: 10 nội dung nhận được nhiều ý kiến quan tâm nhất
Tiêu điểm 21/03/2023 10:19

Dự kiến ban hành chính sách thuế tối thiểu toàn cầu 15% trong năm 2023
Tiêu điểm 21/03/2023 09:58

Huy động đội ngũ trí thức, thực hiện hàng nghìn nhiệm vụ tư vấn, phản biện nhiều vấn đề quan trọng
Tiêu điểm 21/03/2023 09:56

EVN đối thoại với doanh nghiệp tìm giải pháp “gỡ vướng” cho điện sạch
Tiêu điểm 21/03/2023 09:50

Ranger thế hệ mới: Chiếc bán tải bứt phá mọi giới hạn chuẩn bị ra mắt tại Việt Nam
Video 10/10/2022 16:23

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00