Vì sao nhiều người vẫn sập “bẫy lừa” trực tuyến?

“Các đối tượng liên tục thay đổi “kịch bản”, dựa theo những sự kiện thực tế, chúng tìm hiểu, phân tích tập dượt rất kỹ. Vì vậy nội dung của chúng thường khớp 70 - 80% so với những gì nạn nhân biết…”.

Đây là chia sẻ của ông Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc công nghệ, Công ty Công nghệ An ninh mạng quốc gia Việt Nam (NCS) xung quanh vấn nạn lừa đảo trực tuyến vẫn đang nhức nhối dư luận với những diễn biến khó lường trong thời gian gần đây.

Vì sao nhiều người vẫn sập “bẫy lừa” trực tuyến? | DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT
Cơ quan chức năng đang điều tra việc chị L. (sinh năm 1979, trú tại Tây Hồ) trình báo bị đối tượng mạo danh cán bộ công an lừa đảo số tiền hơn 2 tỷ đồng

Theo đó, thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội cho biết, cơ quan chức năng đang điều tra việc chị L. (sinh năm 1979, trú tại Tây Hồ) trình báo bị đối tượng mạo danh cán bộ công an lừa đảo số tiền hơn 2 tỷ đồng. Trước đó chị L. nhận được cuộc gọi của một đối tượng tự xưng là cán bộ công an, đối tượng này yêu cầu chị khai báo thông tin cá nhân qua cổng Dịch vụ công.

Sau đó, người này gửi cho đường link cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo cho chị L. Khi cài đặt xong thì điện thoại chị L. bị treo. Nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, nạn nhân đã ra ngân hàng để kiểm tra thì phát hiện tài khoản bị mất hơn 2 tỷ đồng.

Theo cơ quan công an, thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng nhiều người bị các đối tượng giả danh cơ quan công an gọi điện hướng dẫn cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo rồi chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn của các đối tượng là giả danh cảnh sát khu vực hoặc Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các đơn vị, gọi điện cho người dân thông báo Căn cước công dân bị lỗi trên hệ thống hoặc cần phải cập nhật dữ liệu dân cư, mã định danh, rồi yêu cầu người dân đến cơ quan công an để khắc phục.

Các đối tượng sẽ thúc ép với lý do cần hoàn thiện gấp hồ sơ để yêu cầu người dân tải phần mềm dịch vụ công giả mạo theo đường link của đối tượng cung cấp. Khi cài đặt phần mềm giả mạo này, các đối tượng sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện việc chuyển tiền từ thông tin tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán được lưu trên điện thoại.

Đáng chú ý, không chỉ lừa đảo bằng chiêu trò gửi đường link cài đặt phần mềm Dịch vụ công. Gần đây, một số ngân hàng còn cho biết bắt đầu xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới liên quan việc cập nhật sinh trắc học.

Cụ thể, một số ngân hàng cho biết, hiện nay các tổ chức tín dụng đang triển khai Quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, trong đó áp dụng xác thực bằng sinh trắc học đối với một số loại giao dịch trực tuyến. Trong giai đoạn đầu triển khai, lợi dụng tình huống một số khách hàng gặp khó khăn trong quá trình thao tác cập nhật thông tin sinh trắc học, các đối tượng lừa đảo có thể thực hiện một số hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản, thông tin của khách hàng liên quan.

Thủ đoạn của kẻ gian là tham gia mạng xã hội và trà trộn, lấy thông tin các khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học. Đối tượng đề nghị khách hàng truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại.

Các đối tượng cũng lập nick giả mạo "nhân viên ngân hàng", "nhân viên hỗ trợ tín dụng", liên hệ khách hàng bằng các hình thức như gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua Zalo, Facebook, Viber... để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học. Sau đó, chúng yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh CCCD, hình ảnh khuôn mặt để được hỗ trợ. Đối tượng có thể yêu cầu cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ…Sau khi lấy được thông tin của khách hàng, các đối tượng sẽ thực hiện việc chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng và sử dụng thông tin của khách hàng vào mục đích khác.

Vì sao nhiều người vẫn sập “bẫy lừa” trực tuyến? | DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT
Gần đây, một số ngân hàng còn cho biết bắt đầu xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới liên quan việc cập nhật sinh trắc học.

Nhận định về vấn nạn lừa đảo trực tuyến hiện nay, ông Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc công nghệ, Công ty Công nghệ An ninh mạng quốc gia Việt Nam cho rằng, dù chiêu trò không mới nhưng sở dĩ nhiều người vẫn tiếp tục bị lừa là do sự tinh vi của các thủ đoạn lừa đảo. Các đối tượng liên tục thay đổi, biến tướng các hình thức lừa đảo, dựa theo những sự kiện thực tế, chúng tìm hiểu, phân tích tập dượt rất kỹ. Vì vậy nội dung của chúng thường khớp 70 - 80% so với những gì nạn nhân đã được biết.

Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của các công nghệ mới như deepfake giúp cho các nội dung lừa đảo càng khó nhận biết; Tiếp theo là nạn nhân bị tâm lý bởi những câu chuyện mà đối tượng lừa đảo trao đổi. Đó là tâm lý hám lợi khi nghe các chương trình khuyến mãi khủng, đầu tư sinh lời cao, cũng có thể là tâm lý lo lắng sợ sệt khi bản thân gặp phải những vấn đề rắc rối hoặc người thân, bạn bè đang trong tình huống khẩn cấp. Khi rơi vào tình huống đó, dưới sự tác động, gây áp lực của các đối tượng phạm tội, họ cũng không thoát ra được và bị mắc lừa. “Đây là tâm lý luôn tồn tại trong mỗi người dù có được cảnh báo nhiều lần”, ông Sơn nhấn mạnh.

Để tránh trở thành nạn nhân rơi vào “bẫy lừa”, ông Ngô Minh Hiếu - nhà sáng lập dự án Chống lừa đảo, khuyến cáo người dùng không nên vội tin vào các nội dung, hình ảnh hay clip nhận được. Cần xác minh lại qua các kênh độc lập, chẳng hạn như gọi điện thoại đến số di động, cố định đã biết, hay hỏi qua một người khác. Không chuyển tiền vào các tài khoản cá nhân chưa giao dịch lần nào và thường xuyên cập nhật thông tin để nâng cao khả năng nhận biết, phát hiện các dấu hiệu lừa đảo. Bảo vệ thông tin cá nhân của mình, để kẻ xấu không có thông tin tiến hành lừa đảo.

Hãy nhớ, cơ quan chức năng không làm việc qua điện thoại. Thường xuyên tìm hiểu, cập nhật những cảnh báo về tình hình lừa đảo qua mạng được Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phát”, ông Hiếu khuyến nghị.

Nguồn: Vì sao nhiều người vẫn sập “bẫy lừa” trực tuyến?

Khôi Nguyên
diendandoanhnghiep.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Yếu tố hạn chế khả năng cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước

Yếu tố hạn chế khả năng cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước

Lạm phát tại Việt Nam dự kiến sẽ duy trì ở mức khoảng 4% cho đến cuối năm do các tác động cơ sở, điều này có thể hạn chế khả năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ lãi suất.
Đề xuất bồi thường khi chậm hoàn thuế: Chuyên gia nói gì?

Đề xuất bồi thường khi chậm hoàn thuế: Chuyên gia nói gì?

Trước đề xuất trả lãi 10% một năm khi chậm hoàn thuế, một số ý kiến cho rằng, doanh nghiệp chỉ cần được hoàn thuế đúng quy định, chấm dứt tình trạng “ách tắc”.
Cơ hội duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ

Cơ hội duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ

Áp lực đối với tỷ giá và lãi suất trong nước sẽ vơi bớt khi FED được dự báo sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới. Điều đó tạo điều kiện cho NHNN duy trì mặt bằng lãi suất thấp như hiện tại để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Đón đợt "sóng" mới, chọn ngân hàng gửi tiết kiệm lãi suất 9,5%/năm

Đón đợt "sóng" mới, chọn ngân hàng gửi tiết kiệm lãi suất 9,5%/năm

Lãi suất huy động được điều chỉnh tăng từ cuối tháng 3 và dự báo sẽ tiếp tục đi lên. Có ngân hàng đang trả mức lãi suất tới 9,5%/năm cho khách hàng VIP.
Nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy dòng vốn vào nền kinh tế

Nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy dòng vốn vào nền kinh tế

Mặc dù tăng trưởng tín dụng đã có sự phục hồi, nhưng chuyên gia nhận định, nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức, cần có thêm giải pháp hỗ trợ thanh khoản, nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy dòng vốn vào nền kinh tế.
Áp lực cho các ngân hàng nhỏ

Áp lực cho các ngân hàng nhỏ

Với kết quả kinh doanh phục hồi tích cực tại Q2.2024, ngành ngân hàng tiếp tục nằm trong top 15 ngành dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Dưới mặt bằng tích cực của toàn ngành, bối cảnh cạnh tranh tăng trưởng tín dụng làm nổi bật sự phân hóa đáng kể giữa các ngân hàng quy mô lớn và các ngân hàng nhỏ hơn. Trong khi các ngân hàng lớn tiếp tục phát triển và củng cố thị phần, các ngân hàng nhỏ lại phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ áp lực cạnh tranh gia tăng, nợ xấu leo thang, đến tình trạng biến động nhân sự cấp cao.

Các tin khác

Thêm điều kiện cho nới lỏng tiền tệ

Thêm điều kiện cho nới lỏng tiền tệ

Tỷ giá VND/USD đã hạ nhiệt trong khi sức hấp thụ vốn có thể tăng. Đây là điều kiện rộng đường hơn cho nới lỏng tiền tệ.
Giá vàng nhẫn được điều chỉnh tăng nhẹ

Giá vàng nhẫn được điều chỉnh tăng nhẹ

Cùng chung đà tăng với thị trường vàng thế giới, giá vàng miếng trong nước neo ở mốc 81 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng nhẹ.
Vì sao các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu trở lại?

Vì sao các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu trở lại?

Các ngân hàng thương mại chiếm đến 87% tổng giá trị phát hành trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 7, theo FiinRatings.
Tăng nguồn vốn tín dụng cho nhà ở xã hội

Tăng nguồn vốn tín dụng cho nhà ở xã hội

HoREA vừa đề xuất một số giải pháp nhằm tăng nguồn cung nhà ở xã hội và ưu đãi tín dụng cho chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Quản trị rủi ro thanh khoản theo chuẩn Basel III của ngân hàng Việt

Quản trị rủi ro thanh khoản theo chuẩn Basel III của ngân hàng Việt

Việc gia tăng thanh khoản đi kèm với nhu cầu giảm có thể dẫn đến mức độ dư thừa cao hơn, làm cho ngân hàng bất ổn hơn.
Tín dụng tăng mở ra nhu cầu đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Tín dụng tăng mở ra nhu cầu đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mức độ hấp thụ vốn cải thiện sẽ tạo động lực để các ngân hàng hiện là nhóm nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đa dạng đầu ra sang kênh đầu tư TPDN, từ đó giúp thị trường TPDN sôi động trở lại.
Tăng trưởng tín dụng tới nửa tháng 8/2024 phục hồi trở lại

Tăng trưởng tín dụng tới nửa tháng 8/2024 phục hồi trở lại

Tăng trưởng tín dụng đã tích cực trở lại sau khi sụt giảm vào tháng 7, hứa hẹn khả năng sẽ tăng tốc cùng đà tăng trưởng của nền kinh tế.
Bao giờ hết lo "bị lừa", sợ "mất tiền oan" khi đến với bảo hiểm?

Bao giờ hết lo "bị lừa", sợ "mất tiền oan" khi đến với bảo hiểm?

Cơ quan quản lý nhà nước và toàn ngành bảo hiểm đang nỗ lực để lấy lại niềm tin của khách hàng, thì vẫn có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn đang diễn ra, làm xói mòn niềm tin của người dân về bảo hiểm. Đến với bảo hiểm là đến với sự bảo vệ và an toàn tài chính cá nhân mà nhiều người luôn có tâm lo sợ 'bị lừa' và cảnh giác để không 'mất tiền oan'.
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 giữa các nhiệm vụ, dự án bảo đảm quản lý và sử dụng vốn hiệu quả.
Vốn cho địa ốc

Vốn cho địa ốc

Vốn tín dụng vào bất động sản không suy giảm, song tổng quan dòng vốn trong 6 tháng đầu năm vẫn chưa thực sự tăng trưởng mạnh và bền vững.
Có nên cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng?

Có nên cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng?

Dù cho rằng mục tiêu tăng trưởng tín dụng theo dự phóng năm nay có thể đạt được kỳ vọng, các chuyên gia vẫn đặt câu hỏi “có nên cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng”?
Nợ xấu ngân hàng tăng cao và nguy cơ "nợ ẩn mình"

Nợ xấu ngân hàng tăng cao và nguy cơ "nợ ẩn mình"

Nợ xấu ngành ngân hàng tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm. Nguyên nhân được đưa ra là do nền kinh tế trong nước vẫn chưa cho thấy sự khởi sắc rõ rệt, cùng bối cảnh nền kinh tế thế giới đang còn nhiều biến động.
Tín dụng bất động sản tăng trưởng chậm lại

Tín dụng bất động sản tăng trưởng chậm lại

Nhu cầu vay vốn tín dụng của người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản có xu hướng chậm lại trong 6 tháng đầu năm 2024. Dự báo 6 tháng cuối năm, tín dụng bất động sản có thể sẽ cải thiện hơn, song không như kỳ vọng.
Đồng USD sắp bị “soán ngôi vương”?

Đồng USD sắp bị “soán ngôi vương”?

Trong suốt nhiều thập kỷ qua, USD luôn là đồng tiền dự trữ hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, vị thế này của đồng USD đang chịu nhiều thách thức.
Sửa Luật số 69/2014: Làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý

Sửa Luật số 69/2014: Làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý

Được đánh giá là mang tính "đột phá" so với Luật số 69/2014, tuy nhiên Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vẫn còn một số nội dung cần tiếp tục xem xét làm rõ.
Xu hướng huy động và cho vay trong nửa cuối năm 2024

Xu hướng huy động và cho vay trong nửa cuối năm 2024

Không phải cứ đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng là thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế. Nếu cung tiền quá nhiều mà cầu tiền không có thì lượng tiền sẽ chảy vào những nơi mang tính chất đầu cơ, gây hệ lụy lớn hơn cho nền kinh tế. Do đó, cần tập trung vào nền kinh tế thực.
Doanh nghiệp vay vốn với lãi suất cố định chỉ từ 5,5%/năm

Doanh nghiệp vay vốn với lãi suất cố định chỉ từ 5,5%/năm

Khách hàng là doanh nghiệp SME mới và hiện hữu của OCB, hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu khi phát sinh giải ngân mới Việt Nam đồng từ nay đến hết 31/12/2024 sẽ được hưởng lãi suất chỉ từ 5,5%/năm.
Ngân hàng nhỏ đối mặt với nợ có vấn đề và rủi ro thanh khoản

Ngân hàng nhỏ đối mặt với nợ có vấn đề và rủi ro thanh khoản

Các ngân hàng nhỏ sẽ dễ bị tổn thương hơn trước rủi ro thanh khoản, với tài sản thanh khoản của nhóm này đã giảm 6% trong 6 tháng 2024.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động