Trong tháng 1/2024 có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Xuất khẩu tháng 1 tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023 |
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1/2024 tăng tới 42%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 62.6%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 35.6%. Đây cũng là tháng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất kể từ tháng 9/2022.
Trong tháng 1/2024 có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 65.7% tổng kim ngạch xuất khẩu, gồm: Gỗ và sản phẩm gỗ; hàng dệt và may mặc; giày dép các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; phương tiện vận tải và phụ tùng.
Về cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu tăng trưởng mạnh, đồng đều cả ở nhóm nông lâm thủy sản (tăng tới 98.6%) và nhóm công nghiệp chế biến (tăng 38.4%).
Đối với xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến, trong tháng 1/2024 chiếm gần 85% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, ước đạt 28.52 tỷ USD, tăng 7.4% so với tháng trước.
Đà tăng trưởng này có sự đóng góp lớn của mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện. Kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng đầu tiên của năm 2024 ước đạt 5.8
tỷ USD, tăng 56.3% so với tháng trước là do Samsung mới cho ra mắt dòng sản phẩm mới Samsung Galaxy S24 vào giữa tháng 1/2024.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của gỗ và sản phẩm gỗ cũng tăng 4.6% so với tháng trước, ước đạt 1.4 tỷ USD. Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 10.8%, ước đạt 1.3 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 8.1%, ước đạt 900 triệu USD.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực thuộc nhóm công nghiệp chế biến đạt mức tăng trưởng cao như: hàng dệt may tăng 28.6%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 74.6%; giày dép các loại tăng 35%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 57.4%...
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng trong tháng 1/2024 có phần chững lại hoặc giảm so với tháng trước như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 12.1%, ước đạt 5
tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 0.7%, ước đạt 3.8 tỷ USD; hàng dệt may giữ nguyên ở mức 2.9 tỷ USD; giày dép giảm 0.4%, ước đạt 1.85 tỷ USD…
Nhóm hàng nông thuỷ sản vẫn tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu của cả nước với kim ngạch ước đạt 3.33 tỷ USD, tăng 9.1% so với tháng trước và chiếm 9.9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Trong đó, sắn và sản phẩm sắn tăng tới 93.4%, ước đạt 274 triệu USD; tiếp đến là rau quả tăng 24.9%, ước đạt 510 triệu USD; hạt điều và chè tăng trên 10%; cà phê, gạo, hạt tiêu tăng nhẹ từ 2 - 3.5% so với tháng trước.
Nguyên nhân chủ yếu là do lợi thế về giá các mặt hàng nông sản trong tháng 1/2024 khi giá tiếp tục tăng, trong khi giá của các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp chế biến vẫn trong xu hướng giảm.
Cụ thể, giá cà phê tăng tới 35.2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt bình quân 2,955 USD/tấn; giá gạo tăng 33.5%, đạt bình quân 693 USD/tấn; giá hạt tiêu tăng 14,8%, đạt 3,953 USD/tấn; giá cao su tăng 3,7%...; trong khi giá xuất khẩu phân bón giảm 13,6%, giá chất dẻo giảm 11,7%; giá xơ, sợi dệt các loại giảm 11,7%....
Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 279 triệu USD trong tháng đầu tiên của năm 2024, giảm mạnh 40% so với tháng trước. Các mặt hàng chủ lực trong nhóm này như dầu thô, xăng dầu giảm lần lượt là 12,2% và 51,9%.
Các thị trường xuất khẩu lớn đều phục hồi tốt |
Cũng theo Bộ Công Thương, nhìn chung, xuất khẩu hàng hóa tới các thị trường xuất khẩu lớn đều phục hồi tốt trong tháng đầu năm 2024.
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1/2024 với kim ngạch ước đạt 9.6 tỷ USD, tăng 5.5% so với tháng 12/2023 và tăng tới 55.8% so với cùng kỳ năm 2023.
Kim ngạch xuất khẩu tới các thị trường chính khác ước tính cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái như: Trung Quốc tăng 57.8%, ước đạt 6.1 tỷ USD; EU tăng 17.9%, ước đạt 3.9 tỷ USD; ASEAN tăng 38.5%, ước đạt 3.04 tỷ USD; Nhật Bản ước tăng 39.6%; Hàn Quốc ước tăng 22.4%; EU ước tăng 18%...
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2024 ước đạt 30.65 tỷ USD, tăng 4.2% so với tháng trước và tăng 33.3% so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2024, Trung Quốc là thị trường cung cấp hàng hoá lớn nhất cho Việt Nam trong tháng 01/2024 với kim ngạch ước đạt 10.9 tỷ USD, tăng 49.4% so với cùng kỳ năm 2023.
Cán cân thương mại hàng hóa tháng 1/2024 ước tính xuất siêu 2.92 tỷ USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 2.12 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 5.04 tỷ USD.
Tháng 1/2024, xuất siêu sang thị trường Mỹ ước tính đạt 8.2 tỷ USD, tăng 57.6% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu sang EU ước đạt 2.5 tỷ USD, tăng 10.6%; xuất siêu sang Nhật Bản ước đạt 200 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 138 triệu USD); nhập siêu từ Trung Quốc ước đạt 4.8 tỷ USD, tăng 39.8%; nhập siêu từ Hàn Quốc ước đạt 2.8 tỷ USD, giảm 24.9%; nhập siêu từ ASEAN ước đạt 704 triệu USD, giảm 11.4%.
Doanh nghiệp cần sẵn sàng đón cơ hội quay trở lại
Theo dự báo, tình hình thế giới và khu vực sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, triển vọng tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư không đồng đều, rủi ro gia tăng. Vì vậy, để tăng trưởng xuất khẩu đạt mục tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2024, có vai trò quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại và sự hỗ trợ của cơ quan chức năng.
Các chuyên gia lưu ý việc cân bằng và đa dạng hóa giữa các thị trường, khách hàng và chủng loại sản phẩm cung ứng rất quan trọng. Nhất là vừa có thể duy trì được khách hàng và thị trường truyền thống, vừa tránh được việc "bỏ trứng vào 1 giỏ" khi thị trường gặp khó khăn. Các doanh nghiệp cần ở tâm thế sẵn sàng để đón các cơ hội quay trở lại, cũng như linh hoạt ứng phó trước các thách thức, có được sách lược phù hợp nhất cho mình.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, trong năm 2024, để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết 11/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ đã quán triệt phương châm hành động năm 2024 là "Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo và hiệu quả bền vững". Bộ Công Thương đề nghị các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp chủ động sáng tạo trong công tác phát triển thị trường cho sản phẩm địa phương, ngành hàng, phối hợp sát sao với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại thiết thực, hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác đa dạng các thị trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu phục vụ phát triển sản xuất…
Nguồn: Trong tháng 1/2024 có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Tin liên quan
Lợi thế của Kỳ Duyên khi thi Miss Universe 2024 30/10/2024 14:58
Cùng chuyên mục
Không công bố thông tin tài chính, Nhà Phúc Đồng bị phạt 92,5 triệu đồng
Kinh tế 29/10/2024 17:00
Nền kinh tế phục hồi, nhiều doanh nghiệp lãi lớn
Kinh tế 29/10/2024 14:00
BSR: Vì mục tiêu phát triển bền vững ngành lọc hóa dầu Việt Nam
Kinh tế - Tài chính 29/10/2024 10:09
EU cảnh báo "trả đũa" Mỹ nếu khơi mào chiến tranh thương mại
Kinh tế 29/10/2024 09:19
Giảm thiểu rủi ro cho các dự án bền vững
Kinh tế 28/10/2024 12:00
Ông Donald Trump đe dọa kinh tế châu Âu như thế nào?
Kinh tế 28/10/2024 09:50
Các tin khác
Petrovietnam vươn lên mạnh mẽ nhờ “quản trị biến động”
Kinh tế - Tài chính 27/10/2024 18:00
Cả nước còn 19 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp
Kinh tế - Tài chính 27/10/2024 14:00
Lập dự toán kinh phí mua sắm phải thuyết minh chi tiết về tài sản, trang thiết bị còn thiếu
Kinh tế 25/10/2024 15:00
Nhiều dấu hiệu dẫn đến “nền kinh tế đắt đỏ”
Kinh tế 25/10/2024 10:15
Áp thuế 5% đối với phân bón: “3 nhà” đều được lợi
Kinh tế 25/10/2024 06:00
Giá vàng nhẫn ngang giá vàng miếng, điều gì đang diễn ra?
Kinh tế 24/10/2024 09:38
Vàng thế giới gần như đi ngang khi lợi suất trái phiếu Mỹ và đồng USD tăng
Kinh tế 22/10/2024 13:00
Quá nhiều tác động, giá vàng tuần tới sẽ còn tăng?
Kinh tế 20/10/2024 12:00
Mỗi ngày doanh nghiệp bầu Đức “bỏ túi” gần 4 tỷ đồng tiền lãi
Kinh tế 19/10/2024 12:00
Gỡ khó về đấu thầu trong lĩnh vực y tế
Kinh tế 18/10/2024 17:00
Chiến lược đầu tư bám sát tăng trưởng kinh tế trung hạn
Kinh tế 17/10/2024 06:08
Khơi vốn trái phiếu doanh nghiệp: Cân đối "siết - nới" 2 khối nhà đầu tư
Kinh tế 16/10/2024 12:00
Làm gì để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%?
Kinh tế 16/10/2024 10:00
VEPR: Tăng trưởng kinh tế năm dự kiến cán mốc mục tiêu mới 7%
Kinh tế 15/10/2024 18:00
Tăng tốc đầu tư công: Bước chạy nước rút cuối năm
Kinh tế - Tài chính 15/10/2024 09:00
Quảng Trị có gì để phát triển kinh tế đêm?
Kinh tế 14/10/2024 17:15
SSI khuyến nghị gì về BID, CTG, VCB, ACB, MBB, VPB và TCB?
Kinh tế 14/10/2024 14:54
Khơi thông điểm nghẽn cho doanh nghiệp công nghiệp
Kinh tế 14/10/2024 12:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00