Tín dụng tăng tốc bất thường?

Tăng trưởng tín dụng trong hơn 3 tuần đầu tháng 6/2024 cao gần bằng mức đạt được của 5 tháng đầu năm. Với tốc độ này, khả năng mục tiêu 15% của cả năm là hoàn toàn có thể đạt được.
Tín dụng tăng tốc bất thường?
Riêng quý II/2024, số tiền được đẩy ra nền kinh tế là 422.000 tỷ đồng. Ảnh: Đức Thanh

Tín dụng một tháng tăng gần bằng 5 tháng

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính tới ngày 24/6/2024, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4,45%, gần đạt mục tiêu Chính phủ đề ra (đến hết quý II/2024 tăng 5-6%). Trước đó, theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng tính tới cuối tháng 5/2024 tăng 2,41%. Như vậy, chỉ riêng trong hơn 3 tuần đầu tháng 6, tín dụng đã tăng 2,04%, gần bằng tốc độ tăng 5 tháng đầu năm cộng lại.

Theo NHNN, đây là hiện tượng bình thường, tín dụng có xu hướng tăng cao nửa cuối năm và sụt giảm những tháng đầu năm. Nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng này được duy trì, khả năng tín dụng cả năm đạt 15% không phải là mục tiêu bất khả thi.

Dù tín dụng chỉ đạt xấp xỉ mục tiêu đề ra, song theo các chuyên gia, tín dụng đã cải thiện rõ rệt từng tháng. Riêng quý II/2024, số tiền được đẩy ra nền kinh tế là 422.000 tỷ đồng, cao hơn đáng kể so với quý I.

“Tín dụng thường tăng tốc nửa cuối năm, nên tốc độ tăng tín dụng nửa đầu năm như hiện nay là không đáng ngại, phù hợp với tốc độ phục hồi của nền kinh tế. Tín dụng tăng chậm một phần do nợ xấu cao, ngân hàng thương mại thận trọng cho vay. Bên cạnh đó, áp lực tỷ giá buộc NHNN phải thận trọng cung tiền, đây cũng là một lý do nữa khiến tín dụng nửa đầu năm tăng chậm”, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính nhận định.

Dù room tín dụng đã được NHNN cấp cho các ngân hàng từ đầu năm, song NHNN cho biết, sẽ rà soát lại khả năng tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng và điều hòa trong toàn hệ thống để chuyển từ ngân hàng không có nhu cầu sang các ngân hàng có khả năng tăng trưởng.

Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) yêu cầu các ngân hàng thương mại rà soát và báo cáo lại khả năng tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm để NHNN phân bổ phù hợp, nếu ngân hàng nào cố tình “ôm” room tín dụng nhưng không thể tăng trưởng thì sẽ bị xem xét khi cấp room tín dụng năm tới.

Tín dụng cứ tăng mãi ở mức 15%/năm là rủi ro

Mặc dù tín dụng nửa đầu năm tăng chậm, song nhiều ngân hàng đều lạc quan về khả năng tăng trưởng tín dụng cả năm. Tại Vietcombank, tính tới giữa tháng 6/2024, tín dụng mới tăng 2,1%, song dự kiến đến hết ngày 30/6/2024 sẽ tăng 4,3%, đến hết ngày 30/9/2024 tăng 8,2% và đến cuối năm tăng 12%. Ttín dụng tính tới giữa tháng 6/2024 tại SHB chỉ tăng hơn 2,5%, song đến ngày 30/6 tăng khoảng 5% và hết năm nay dự kiến tăng khoảng 14%...

Đã đến lúc phải kết hợp chính sách tài khóa và tiền tệ.

- Ông Nguyễn Kim Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Thời gian qua, chính sách tiền tệ đã phát huy hết khả năng, đã đến lúc phải kết hợp chính sách tài khóa và tiền tệ, cần đưa ra gói chính sách tài khóa đủ lớn, thời gian đủ dài để hỗ trợ doanh nghiệp. Ngoài giảm thuế giá trị gia tăng, cần nghiên cứu chính sách khác như: cho doanh nghiệp vay lại thuế giá trị gia tăng, vay lại thuế xuất nhập khẩu trong vòng 10 năm…, để vượt qua khó khăn.

Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú nhắc nhở các ngân hàng về tín dụng tăng vọt bất ngờ và yêu cầu các ngân hàng không tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá, mà phải chú trọng chất lượng. Lãnh đạo nhiều ngân hàng giải thích, sở dĩ tín dụng có sự tăng trưởng bất ngờ trong tháng 6/2024 và nửa cuối năm 2024 là bởi nửa đầu năm, doanh nghiệp tập trung đàm phán, hợp đồng chủ yếu ký kết từ giữa năm, phần lớn các hợp đồng tín dụng lớn cũng được giải ngân nửa cuối năm.

Dù vậy, theo phản ánh, hiện nay, tiếp cận tín dụng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) vẫn gặp khó khăn bởi thiếu tài sản đảm bảo và các ngân hàng có xu hướng thận trọng hơn. Khảo sát mới đây của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho thấy, có tới 41% doanh nghiệp không còn tài sản thế chấp đủ pháp lý để vay vốn.

Ông Nguyễn Kim Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp SME đang phải đối mặt với tình trạng càng kinh doanh càng lỗ; bị chiếm dụng vốn (các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng chiếm dụng vốn lẫn nhau, trong đó doanh nghiệp SME bị chiếm dụng vốn nhiều nhất); phải ưu tiên xử lý các khoản nợ đến hạn thay vì vay mới...

Điểm tích cực hiện nay là mặt bằng lãi suất cho vay được duy trì ở mức ổn định, dù lãi suất huy động đã tăng khoảng 0,5%/năm trong vài tháng gần đây. Các ngân hàng thương mại khẳng định, sẽ duy trì mặt bằng lãi suất thấp để kích cầu tín dụng.

TS. Nguyễn Đức Độ cho rằng, tín dụng không nên cứ tăng đều đặn ở mức độ 15%/năm, mà cần giảm dần. Hiện Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ tín dụng/GDP cao nhất thế giới. Nếu tình trạng này kéo dài - tăng trưởng GDP mỗi năm khoảng 5-6%/năm (cộng với lạm phát khoảng 4%/năm) trong khi tín dụng tăng 15% - thì tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP ngày càng lớn, trở thành “quả bom nổ chậm”, dễ tạo “bong bóng” đầu cơ tài sản.

Chính vì vậy, theo chuyên gia này, ngay cả khi tín dụng năm nay không tăng trưởng 15%/năm thì cũng không đáng ngại, mà dần dần phải kéo giảm con số này, thay vào đó là phát triển các kênh huy động vốn khác, giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.

Nguồn: Tín dụng tăng tốc bất thường?

Thùy Liên
baodautu.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Quán triệt công tác điều hành để giá cả không “nhảy múa” theo lương

Quán triệt công tác điều hành để giá cả không “nhảy múa” theo lương

Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành để tham mưu với Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo điều hành giá về các giải pháp ứng phó với các thách thức để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Thị trường đang ấm lên: 13,5 triệu tỷ gửi ngân hàng chuyển hướng vào đâu?

Thị trường đang ấm lên: 13,5 triệu tỷ gửi ngân hàng chuyển hướng vào đâu?

Cuối năm 2023, có hơn 13,5 triệu tỷ đồng nhàn rỗi của người dân và doanh nghiệp gửi tại ngân hàng. Sắp tới số tiền này sẽ đổ vào đâu và kênh nào sẽ đón dòng vốn này?
Có nên khống chế lãi vay tiêu dùng?

Có nên khống chế lãi vay tiêu dùng?

Nhiều chuyên gia cho rằng NHNN nên khống chế lãi suất thả nổi ở một biên độ phù hợp đối với cho vay tiêu dùng của các ngân hàng và siết trần lãi vay của Công ty tài chính.
Hơn 42 ngàn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong tháng 6

Hơn 42 ngàn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong tháng 6

Theo dữ liệu tổng hợp từ VBMA (Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam), tính đến ngày 30/06/2024, có 30 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ trị giá hơn 40 ngàn tỷ đồng, cùng 3 đợt phát hành ra công chúng trị giá 2,000 tỷ đồng trong tháng 6/2024.
Cần có quy định rõ ràng, chi tiết về hoạt động tín dụng xanh

Cần có quy định rõ ràng, chi tiết về hoạt động tín dụng xanh

Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật thường chỉ đưa ra các quy định khung chung, ít quy định cụ thể, chi tiết về các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng xanh của các TCTD.
Cập nhật sinh trắc học: Ngân hàng cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Cập nhật sinh trắc học: Ngân hàng cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Ngân hàng khẳng định không liên hệ trực tiếp với khách hàng để hướng dẫn thu thập sinh trắc học. Khách hàng tuyệt đối cảnh giác và không truy cập các đường link lạ qua chat, SMS hoặc email gửi đến điện thoại để tránh nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin.

Các tin khác

Tín dụng tăng tốc bất thường?

Tín dụng tăng tốc bất thường?

Tăng trưởng tín dụng trong hơn 3 tuần đầu tháng 6/2024 cao gần bằng mức đạt được của 5 tháng đầu năm. Với tốc độ này, khả năng mục tiêu 15% của cả năm là hoàn toàn có thể đạt được.
Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được nâng hạng

Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được nâng hạng

Theo Bộ Tài chính, kết quả Khảo sát ngân sách mở năm 2023 (OBS 2023) được Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) công bố, xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được nâng lên ở mức 57/125 quốc gia, tăng 11 bậc so với kỳ đánh giá năm 2021 và tăng 20 bậc so với năm 2019.
Khi nào vấn đề tỷ giá hết nóng?

Khi nào vấn đề tỷ giá hết nóng?

Trước khi đi vào câu hỏi khi nào tỷ giá hết nóng, chúng ta phải tìm hiểu chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam nhằm có cái nhìn toàn cảnh hơn về tình hình “tiến thoái lưỡng nan” của lãi suất - tỷ giá hiện tại.
Cho vay tiêu dùng đã "thoát đáy"?

Cho vay tiêu dùng đã "thoát đáy"?

Thị trường tài chính tiêu dùng trải qua một năm thách thức nhất trong thập kỷ khi nợ xấu tăng cao, nhu cầu vay giảm sút
Từ 1/7, vay vốn ngân hàng dưới 100 triệu không phải cung cấp phương án sử dụng vốn

Từ 1/7, vay vốn ngân hàng dưới 100 triệu không phải cung cấp phương án sử dụng vốn

Từ ngày 1/7/2024, khách hàng vay vốn ngân hàng từ 100 triệu đồng trở xuống không phải cung cấp phương án sử dụng vốn khả thi.
Tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ linh hoạt

Tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ linh hoạt

NHNN cần khẩn trương tiếp tục hạ lãi suất cho vay trong nền kinh tế thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ và biện pháp quản lý thuộc chức năng.
USD tự do lập kỷ lục mới, đừng đua theo đầu cơ lướt vàng

USD tự do lập kỷ lục mới, đừng đua theo đầu cơ lướt vàng

NHNN tiến hành giảm kỳ hạn tín phiếu từ 28 ngày xuống còn 14 ngày; tăng trưởng tín dụng đạt 4,45%; Techcombank có vốn điều lệ cao thứ hai hệ thống; giá USD tự do vượt 26.000 đồng... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.
Ngân hàng còn động lực và năng lực duy trì lãi suất thấp

Ngân hàng còn động lực và năng lực duy trì lãi suất thấp

Ông Trịnh Bằng Vũ - Ngân hàng Shinhan Việt Nam - nhận định, động lực và năng lực duy trì lãi suất thấp của ngân hàng còn cao so với tăng lãi suất nhanh.
Khốc liệt giành thị phần cho vay tiêu dùng

Khốc liệt giành thị phần cho vay tiêu dùng

Theo các chuyên gia, miếng bánh cho vay tiêu dùng đang được định hình lại khi có thêm nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới.
Vững vàng trước làn sóng thanh toán số

Vững vàng trước làn sóng thanh toán số

Ngoài tăng cường các biện pháp an ninh mạng và các cơ chế phát hiện rủi ro, doanh nghiệp cần đánh giá rủi ro định kỳ, cập nhật về các phương thức tấn công mới cùng các quy định trong thanh toán số.
Siết thao túng ngân hàng, sở hữu chéo theo quy định mới từ 1/7

Siết thao túng ngân hàng, sở hữu chéo theo quy định mới từ 1/7

Từ ngày 1/7/2024, Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) chính thức có hiệu lực, đáng chú ý liên quan đến việc siết chặt tình trạng sở hữu chéo, thao túng ngân hàng, đồng thời luật hóa các quy định về nợ xấu.
Cần tỉnh táo để không trở thành "con mồi" của đối tượng lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng

Cần tỉnh táo để không trở thành "con mồi" của đối tượng lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng

Thời gian vừa qua, các đối tượng lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng liên tục thay đổi thủ đoạn và rất tinh vi. Đã có rất nhiều người trở thành nạn nhân khi kẻ xấu đã sử dụng công nghệ Deepfake và trí tuệ nhận tạo AI.
Giao dịch ngân hàng trực tuyến: Bảo vệ khách hàng với ‘tấm khiên’ sinh trắc học

Giao dịch ngân hàng trực tuyến: Bảo vệ khách hàng với ‘tấm khiên’ sinh trắc học

Nhằm tăng cường biện pháp bảo vệ cho người dân khi giao dịch ngân hàng trực tuyến, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHNN (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024), trong đó bắt buộc áp dụng phương thức xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt đối với các giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị trên 20 triệu đồng/ngày.
Giá USD tự do lập đỉnh mới, vượt mốc 26.000 đồng

Giá USD tự do lập đỉnh mới, vượt mốc 26.000 đồng

Giá USD trên thị trường tự do tăng mạnh, vượt mốc 26.000 đồng/USD (bán ra), mức cao nhất từ trước đến nay.
Ngân hàng trực 24/7 để triển khai xác thực sinh trắc học

Ngân hàng trực 24/7 để triển khai xác thực sinh trắc học

NHNN yêu cầu các TCTD chuẩn bị sẵn phương án, kênh hotline và bố trí cán bộ trực 24/7 để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời khách hàng đăng ký, sử dụng thông tin xác thực sinh trắc học.
Soi sức mạnh thanh khoản của các ngân hàng

Soi sức mạnh thanh khoản của các ngân hàng

Theo số liệu từ thị trường, đến cuối tháng 4/2024, tỷ lệ dư nợ cho vay với tổng tiền gửi toàn hệ thống (tỷ lệ LDR) ở mức 79,15%. Đáng chú ý cả khối ngân hàng thương mại và cổ phần lẫn ngân hàng thương mại nhà nước đều đạt mức khá cao, từ 82-83%, gần người giới hạn 85%.
Tỷ giá có thể tăng 5,3% vào thời điểm cuối năm 2024

Tỷ giá có thể tăng 5,3% vào thời điểm cuối năm 2024

Giá USD trên thị trường chợ đen bất ngờ tăng cao trong những ngày qua khiến áp lực tỷ giá dường như nóng trở lại trong ngắn hạn.
Ngân hàng đầu tiên đảm bảo mọi giao dịch "chính chủ" theo Quyết định 2345

Ngân hàng đầu tiên đảm bảo mọi giao dịch "chính chủ" theo Quyết định 2345

Nhờ công nghệ đi trước, quy trình nhanh chóng được chuẩn hóa cùng hệ thống thu thập khuôn mặt của khách hàng tại mọi kênh giao dịch, TPBank là ngân hàng đầu tiên đã áp dụng 100% Quyết định 2345 (QĐ 2345) cho tất cả khách hàng từ ngày 20/6, trước ngày quyết định có hiệu lực tới hơn 10 ngày.
Xem thêm
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động