Tìm giải pháp gỡ ách tắc tiền sử dụng đất
Dự án Khu dân cư Phú Thuận, quận 7, 5 năm chưa đóng được tiền sử dụng đất. |
Dù thành phố rất nỗ lực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc đóng tiền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai xây dựng các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh, nhưng số lượng dự án được gỡ vướng vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay.
5 năm không đóng được tiền sử dụng đất
Lời khẩn cầu được đóng tiền sử dụng đất cho dự án Khu dân cư Phú Thuận (quận 7) của Công ty cổ phần Đầu tư Anh Tuấn (Công ty Anh Tuấn) là một điển hình cho khó khăn của doanh nghiệp. Theo ông Dương Tuấn Tú, Tổng Giám đốc Công ty Anh Tuấn, năm 2010, công ty được UBND Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư Phú Thuận.
Năm 2017, dự án được giao đất khi chủ đầu tư đã thi công hoàn thiện hạ tầng, được Sở Xây dựng duyệt mẫu nhà, thay cho giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, chủ đầu tư không được xây dựng nhà ở thấp tầng vì chưa hoàn tất nghĩa vụ thuế đất với Nhà nước. Hành trình đi xin đóng tiền sử dụng đất cho dự án kéo dài đã 5 năm nay nhưng chưa có hồi kết. Theo ông Tú, có hai vấn đề đang bị chồng chéo khiến thời gian thực hiện thủ tục pháp lý của dự án kéo dài. Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường khi đang triển khai các thủ tục để doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất thì dừng lại, nguyên nhân là do thời gian thực hiện dự án đã hết, yêu cầu chủ đầu tư phải làm thủ tục gia hạn thực hiện dự án.
Thế nhưng, khi chủ đầu tư làm thủ tục xin gia hạn thời gian thực hiện dự án thì bên phía Sở Xây dựng lại yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ tài chính (đóng tiền sử dụng đất). Lúc này, mọi việc rơi vào vòng luẩn quẩn kiểu “con gà hay quả trứng có trước”. Sở Xây dựng đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn và tính tiền sử dụng đất, nhưng Sở Tài nguyên và Môi trường lại đề nghị Sở Xây dựng kiến nghị thành phố gia hạn thực hiện dự án thì mới tính tiền sử dụng đất. Chính sự đùn đẩy này khiến doanh nghiệp ở giữa không biết phải kêu ai và hứng chịu toàn bộ những thiệt hại do không được đóng thuế đất cho Nhà nước.
Theo Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, trường hợp của Công ty Anh Tuấn là điển hình cho gần 100 dự án nhà ở tại thành phố phải ngừng triển khai vì chưa đóng được tiền sử dụng đất. Thậm chí, có dự án hàng chục năm vẫn chưa được nộp tiền sử dụng đất. Chỉ riêng các dự án chung cư đã xây dựng hoàn thành, đã có khoảng 25.000 căn hộ đã bàn giao cho khách hàng nhưng chưa được cấp sổ hồng vì không đóng được tiền sử dụng đất. Nhiều trường hợp chủ đầu tư đã tạm nộp tiền sử dụng đất; đã nộp và được cấp sổ hồng một phần, nhưng nay không được cấp tiếp, vì có vướng mắc phải xác định lại tiền sử dụng đất.
Cần giải pháp căn cơ
Lãnh đạo một tập đoàn bất động sản thẳng thắn chia sẻ, nếu như ở các tỉnh, dự án trung bình chỉ mất từ ba đến bốn tháng đã có kết quả thẩm định và phương án tính tiền sử dụng đất thì tại Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết hồ sơ tính tiền sử dụng đất kéo dài nhiều năm vẫn chưa được giải quyết xong hoặc bị yêu cầu bổ sung nhiều lần, bị chuyển lòng vòng.
Tính bình quân, nếu khả quan, doanh nghiệp phải mất ít nhất ba năm mới nộp được tiền sử dụng đất. Chậm trễ thẩm định giá đất, xác định tiền sử dụng là lỗi từ cơ quan thẩm quyền nhưng doanh nghiệp đang phải gánh chịu trách nhiệm, thiệt hại nặng nề. Đó là sự “bội tín” bất đắc dĩ với khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu đã gây dựng trên thị trường, vướng các tranh chấp, kiện tụng không đáng có…
Tại một hội thảo gần đây bàn về tiền sử dụng đất, ông Trần Văn Thạch, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận, trong 5 năm qua, thành phố chỉ thu được 3% đến 5% tiền sử dụng đất tại các dự án. Hiện còn rất nhiều hồ sơ của doanh nghiệp chưa được giải quyết.
Nguyên nhân khiến quá trình thẩm định tiền sử dụng đất chậm là do còn rất nhiều vướng mắc về pháp lý mà đơn vị tham mưu như Sở Tài nguyên và Môi trường cũng rất khó giải quyết. Để tháo gỡ vướng mắc, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều văn bản báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương và Chính phủ, nhưng phần lớn chưa được tháo gỡ.
Giải pháp trước mắt, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị Chính phủ cho phép tạm thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo phương pháp hệ số K điều chỉnh giá đất để kịp thời huy động nguồn thu ngân sách nhà nước.
Đồng thời, giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các dự án nhà ở, thương mại dịch vụ (kèm theo biện pháp ràng buộc nhằm bảo đảm thu đủ ngân sách nhà nước), giảm áp lực về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua trong các dự án nhà ở. Cũng như tăng thu cho ngân sách nhà nước khi người mua nhà ở trong các dự án được cấp giấy chứng nhận thực hiện các giao dịch liên quan. Tuy nhiên, kiến nghị này chưa được chấp thuận.
Tin liên quan
Quảng Nam yêu cầu chủ đầu tư báo cáo tiến độ dự án 02/12/2024 16:00
Nguồn cung nhà ở mới có cải thiện dòng tiền của chủ đầu tư? 26/09/2024 16:00
Sở Xây dựng TPHCM đề xuất đầu tư 6 công viên lớn để tăng mảng xanh 13/09/2024 16:00
Cùng chuyên mục
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Kinh tế - Tài chính 21/12/2024 12:00
Lãi suất khoản cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội giảm về 4,7%/năm
Tài chính 20/12/2024 18:00
Tín dụng tiến sát mục tiêu tăng trưởng cả năm
Tài chính 20/12/2024 15:00
Sức ép đè nặng lãi suất
Tài chính 20/12/2024 14:00
Fed hạ lãi suất lần cuối trong năm 2024, vàng "rơi tự do"
Tài chính 19/12/2024 20:39
Triển vọng năm 2025: Khả năng sinh lợi không đồng đều giữa các ngân hàng
Tài chính 18/12/2024 12:00
Các tin khác
FED sắp tiếp tục giảm lãi suất, nhiều nước rục rịch phản ứng
Tài chính 18/12/2024 10:00
Năm 2025, Bộ GTVT phải giải ngân 87.000 tỷ đồng
Kinh tế - Tài chính 18/12/2024 08:00
Từ 1/1/2025: Những lưu ý để không bị khóa tài khoản ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 17/12/2024 07:00
Quy định lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng thương mại
Tài chính 16/12/2024 17:00
Quy định kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Tài chính 16/12/2024 14:34
Ẩn số chính sách mới của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá?
Tài chính 16/12/2024 08:00
Cơ cấu lại nợ để hỗ trợ tăng trưởng
Tài chính 15/12/2024 15:51
Điều hành chính sách tiền tệ - Những dấu ấn năm 2024
Kinh tế - Tài chính 13/12/2024 18:00
Không nên đánh đồng ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh
Tài chính 13/12/2024 16:00
Trung Quốc cân nhắc phá giá đồng Nhân dân tệ vào năm 2025
Tài chính 13/12/2024 12:00
Bangkok là thành phố hút khách du lịch nhất thế giới
Kinh tế - Tài chính 13/12/2024 10:00
Lạm phát trung bình, tiền đồng ổn định hỗ trợ duy trì chính sách tiền tệ năm 2025
Tài chính 12/12/2024 14:55
Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025
Tài chính 12/12/2024 07:00
Tín dụng tín dụng khởi sắc, hệ thống ngân hàng còn rủi ro?
Tài chính 11/12/2024 10:00
Dòng tín dụng cuối năm "tiếp sức" thị trường địa ốc
Tài chính 11/12/2024 09:00
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ do bão số 3: Thực hiện đến hết 2025, không giới hạn số lần cơ cấu
Tài chính 10/12/2024 16:00
Thấy gì từ các đợt phát hành trái phiếu xanh ngân hàng và phi ngân hàng?
Tài chính 10/12/2024 12:00
Vốn ngoại có tín hiệu đảo chiều, sẽ quay lại vào 2025?
Tài chính 10/12/2024 06:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00