Vì sao chất lượng tài sản của TienPhongBank đi xuống?

Trước khi bước vào mùa công bố tài chính năm 2023, nhiều công ty chứng khoán công bố báo cáo phân tích mã TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Đáng nói là tất cả phân tích đều nhấn mạnh đến chất lượng tài sản đang suy giảm của ngân hàng này.
Vì sao chất lượng tài sản của TienPhongBank đi xuống?

Nợ xấu tăng cao

Tại thời điểm các CTCK công bố báo cáo phân tích, TPB đã công bố báo cáo tài chính quý III-2023 với những con số không mấy sáng sủa. Cụ thể, trong kỳ TPB ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 2.963 tỷ đồng (tăng 8,1%), thu nhập ngoài lãi đạt 1.251 tỷ đồng (tăng 22,2%), giúp tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 4.214 tỷ đồng (tăng 11,9%).

Tuy nhiên, do chi phí trích lập dự phòng tăng mạnh, đạt 1.293 tỷ đồng (gấp 2,9 lần so với cùng kỳ 2022), khiến lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 1.576 tỷ đồng (giảm 26,2%). Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế TPB đạt 4.959 tỷ đồng (giảm 16,3%).

Theo thống kê, tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong khi “bộ đệm” dự phòng của TPB khá khiêm tốn. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu quý III của TPB lên đến 2,97%, thế nên dù TPB đã gia tăng trích lập nhưng tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR) vẫn giảm mạnh xuống còn 47%, và tiếp tục nằm trong nhóm những NH có LLCR thấp nhất hệ thống.

Theo lý giải của TPB, nợ xấu và nợ nhóm 2 trong quý III tăng mạnh chủ yếu đến từ nhóm khách hàng cá nhân. Cụ thể, nợ xấu phân khúc này đang là 2,87%, trong khi đó nợ nhóm 2 mảng khách hàng cá nhân đang ở mức khá cao là 5,85% (so với mức chung là 3,77%), cho thấy rủi ro hình thành nợ xấu ở nhóm khách hàng này sẽ gia tăng trong thời gian tới.

Những rủi ro có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của TPB, bao gồm: biến động lãi suất đầu ra không như kỳ vọng, chất lượng tài sản tiếp tục suy yếu và tăng trưởng tín dụng không đạt mục tiêu do ảnh hưởng chung của nền kinh tế.

Trong báo cáo phân tích của mình, CTCK VNDirect (VNDS) tăng dự phóng chi phí tín dụng của TPB từ 0,8% lên 1,9% trong năm 2023, và từ 1,5% lên 2,5% trong năm 2024, để phản ánh chi phí dự phòng cao hơn trong bối cảnh nợ xấu và nợ nhóm 2 tăng.

Theo VNDS, TPB có thể gặp khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu do thị trường bất động sản ảm đạm, và các vướng mắc về mặt pháp lý liên quan đến các dự án nhà ở thương mại.

Còn theo CTCK Sài Gòn (SSI), chất lượng tài sản của TPB suy giảm cũng được phản ánh qua danh mục trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), với dư nợ quá hạn tăng 360% so với quý II lên 2.300 tỷ đồng, chủ yếu đến từ ngành năng lượng và bất động sản. Nợ quá hạn có thể được cải thiện phần nào khi lãi suất cho vay giảm, ước tính khoảng 80% danh mục cho vay khách hàng sẽ được định lại mức lãi suất thấp hơn trong quý IV-2023.

Tuy nhiên, theo SSI, các khoản cho vay mua nhà dự án và chủ đầu tư có dự án chậm tiến độ hoặc gặp vấn đề pháp lý, có thể sẽ khó phục hồi trong thời gian ngắn.

Áp lực vẫn còn trong năm 2024?

Thực tế, đúng như dự báo của các CTCK, kết quả kinh doanh cả năm 2023 vừa được TPB công bố là con số tiêu cực, trái ngược với sự lạc quan về kết quả kinh doanh của ngành. Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý IV, lợi nhuận trước thuế giảm đến 67%, chỉ đạt gần 630 tỷ đồng.

Năm 2023, TPB đặt mục tiêu 8.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, như vậy NH này chỉ hoàn thành 64% kế hoạch.

Song song đó, chất lượng nợ vay của TPB tiếp tục đi lùi, khi tổng nợ xấu tại ngày 31-12-2023 hơn 4.200 tỷ đồng, gấp 3 lần đầu năm. Đáng chú ý, tất cả nhóm nợ xấu đều tăng bằng lần như: tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 0,84% đầu năm lên 2,05%, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 331%, nợ nghi ngờ tăng 205%, nợ có khả năng mất vốn tăng 121%.

Theo TPB, nguyên nhân chính khiến lợi nhuận giảm mạnh trong quý IV là do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao gấp 17 lần cùng kỳ năm 2022, cùng với đó chi phí hoạt động của NH cũng tăng 12%, trong khi thu nhập hoạt động chỉ tăng trên 21%.

Về lợi nhuận cả năm 2023, nguyên nhân giảm là do chi phí dự phòng và chi phí hoạt động tăng mạnh, trong khi thu nhập hoạt động chỉ tăng nhẹ.

Từ thực tế này, CTCK KB Việt Nam (KBSV) cho rằng áp lực trích lập của TPB vẫn chưa thể hạ nhiệt trong nửa đầu năm 2024, đặc biệt là khi Thông tư 02 hết hiệu lực trong khi bộ đệm dự phòng của NH lại khá khiêm tốn.

Theo KBSV, thị trường TPDN vẫn chưa hồi phục, tuy nhiên triển vọng kinh tế vĩ mô khả quan sẽ là yếu tố hỗ trợ nhu cầu tín dụng cho các NH. Bên cạnh đó, TPB vẫn còn dư địa để giảm lãi cho vay với lợi thế cạnh tranh là chi phí vốn (COF) đã được cải thiện nhờ lãi suất huy động giảm đáng kể. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của TPB thời gian tới sẽ được hỗ trợ từ phía chi phí đầu vào nhờ các khoản tiền gửi lãi suất cao kỳ hạn 12 tháng đáo hạn, và tỷ lệ tiền gởi không kỳ hạn (CASA) cải thiện.

Dự báo kết quả kinh doanh năm 2024 của TPB, SSI ước tính lợi nhuận trước thuế là 7.600 tỷ đồng (tăng 15,2%), do tăng trưởng tín dụng dần phục hồi, đạt 14,3% so với đầu năm. Với xu hướng lãi suất giảm dần, kỳ vọng NIM sẽ tiếp tục phục hồi 10 điểm cơ bản lên mức 3,87%.

Tuy nhiên, chất lượng tài sản vẫn là mối quan tâm chính, mặc dù TPB sẽ tích cực xử lý nợ xấu, ước tính 1.800 tỷ đồng, để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức 2,4% trong năm 2024. Chi phí tín dụng sẽ dao động quanh mức cao là 1,65%, giúp tỷ lệ bao phủ nợ xấu phục hồi lên 82,1% trong năm 2024.

Do vậy, SSI cho rằng cải thiện chất lượng tài sản là nhiệm vụ tiên quyết của TPB.

Trong khi đó, VNDS giảm dự phóng EPS trong giai đoạn 2023-2024 xuống lần lượt 6,7% và 25,5% do giảm mức tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2023-2024 và tăng chi phí tín dụng thêm 1,1 và 1 điểm %.

Động lực tăng giá dự phóng là sự phục hồi sớm hơn dự kiến của thị trường TPDN, nhưng rủi ro giảm giá là nợ xấu cao hơn dự kiến và NHNN tăng lãi suất điều hành nhằm giảm rủi ro tỷ giá. Do vậy, VNDS hạ khuyến nghị TPB từ mức “khả quan” xuống mức “trung lập”.

Nguồn: Vì sao chất lượng tài sản của TienPhongBank đi xuống?

dttc.sggp.org.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lãi suất huy động tăng sẽ tác động thế nào đến nền kinh tế?

Lãi suất huy động tăng sẽ tác động thế nào đến nền kinh tế?

Tăng lãi suất huy động được xem là một biện pháp cần thiết để kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá và quản lý rủi ro tài chính nhưng lại có tác động ngược đối với nền kinh tế nên cần được đánh giá cân nhắc một cách tỉ mỉ.
Ngân hàng Việt vẫn "đuối" về ESG

Ngân hàng Việt vẫn "đuối" về ESG

Mặc dù có sự cải thiện, yếu tố quản trị của nhiều ngân hàng Việt vẫn ở mức hạn chế so với các nước khu vực.
Ngân hàng Nhà nước liệu có thay đổi lập trường chính sách tiền tệ?

Ngân hàng Nhà nước liệu có thay đổi lập trường chính sách tiền tệ?

Nhiều dự đoán khác nhau về khả năng NHNN sẽ giữ chính sách tiền tệ nới lỏng như hiện nay, hoặc có thể hướng tới nâng lãi suất điều hành để ứng phó biến động tỷ giá, lạm phát.
Lãi suất tiết kiệm và tỷ giá sẽ có những biến động gì trong thời gian tới?

Lãi suất tiết kiệm và tỷ giá sẽ có những biến động gì trong thời gian tới?

Theo như báo cáo của Công ty Chứng khoán MB (MBS) về thị trường tiền tệ có nhiều dự báo đáng chú ý về lãi suất và tỷ giá.
Giá vàng đồng loạt bật tăng

Giá vàng đồng loạt bật tăng

Giá vàng hôm nay (7/5) trên thị trường thế giới bật tăng khá mạnh; giá vàng trong nước cũng được điều chỉnh tăng vượt ngưỡng 86 triệu đồng/lượng.
Những trụ cột "gồng gánh" các tập đoàn lớn nhất Việt Nam

Những trụ cột "gồng gánh" các tập đoàn lớn nhất Việt Nam

Những thành viên này thậm chí mang về lợi nhuận lớn hơn toàn tập đoàn, hỗ trợ những mảng kinh doanh đang được phát triển nhưng chưa mang lại kết quả tài chính.

Các tin khác

Ngân hàng tiếp tục đại hạ giá khoản nợ liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh

Ngân hàng tiếp tục đại hạ giá khoản nợ liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh

Sau nhiều lần rao bán không thành công các tài sản đảm bảo liên quan đến các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các công ty thành viên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa tiếp tục đại hạ giá các khoản nợ này.
VietinBank: Năm nay ngành ngân hàng vẫn chịu áp lực gia tăng nợ xấu

VietinBank: Năm nay ngành ngân hàng vẫn chịu áp lực gia tăng nợ xấu

Đại diện VietinBank nhận định năm nay ngành ngân hàng vẫn chịu áp lực gia tăng nợ xấu vì nền kinh tế còn nhiều điều khó dự báo, chịu tác động của kinh tế thế giới. Đặc biệt là ngành BĐS còn nhiều áp lực, do đó áp lực gia tăng nợ xấu năm 2024 là có.
Vì sao đã 10 năm Sacombank vẫn chưa chia cổ tức cho cổ đông?

Vì sao đã 10 năm Sacombank vẫn chưa chia cổ tức cho cổ đông?

Sacombank 10 năm chưa chia cổ tức cho cổ đông do đang còn vướng mắc cuối cùng liên quan đến phương án xử lý cổ phiếu ông Trầm Bê…
Ngân hàng nào có số dư tiền gửi từ Kho bạc Ngân hàng Nhà nước nhiều nhất?

Ngân hàng nào có số dư tiền gửi từ Kho bạc Ngân hàng Nhà nước nhiều nhất?

Tính đến hết quý I/2024, tổng số tiền gửi Kho bạc Nhà nước tại 3 ngân hàng quốc doanh gồm BIDV, Vietinbank, Vietcombank đạt trên 94.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cuối năm ngoái.
Tài chính tiêu dùng sắp qua “cơn bĩ cực”?

Tài chính tiêu dùng sắp qua “cơn bĩ cực”?

Tại đại hội đồng cổ đông năm 2024, một số công ty tài chính tiêu dùng đã đưa ra kế hoạch lợi nhuận của năm 2024 tăng gấp đôi, gấp ba so với 2023...
Tăng cung ngoại tệ - Kiềm chế lãi suất

Tăng cung ngoại tệ - Kiềm chế lãi suất

Trước tình hình lãi suất đang có dấu hiệu nhấp nhổm tăng trở lại, thể hiện qua việc một số nhà băng tăng lãi suất tiền gửi gần đây, cũng như lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh so với giai đoạn trước đó, việc tăng cung ngoại tệ, kiểm soát tỷ giá đồng thời giữ ổn định lãi suất là một thách thức không nhỏ cho chính sách.
So sánh lợi nhuận khủng, nợ xấu tại Vietcombank, VietinBank, BIDV

So sánh lợi nhuận khủng, nợ xấu tại Vietcombank, VietinBank, BIDV

3 trong 4 ngân hàng Big4 vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024. Trong đó, Vietcombank lợi nhuận đi lùi, còn VietinBank, BIDV báo lãi tăng trưởng so với cùng kỳ 2023. Đáng nói, nợ xấu tại 3 ông lớn ngân hàng này đồng loạt đi lên.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Hoạt động của hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Nghiên cứu này sử dụng mô hình OLS, FEM, REM và phương pháp FGLS để phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 23 ngân hàng thương mại (NHTM) đã được niêm yết trong giai đoạn 2012- 2021 với tổng số 230 mẫu quan sát. Từ những kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị cho các NHTM và Ngân hàng Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
TPBank báo lãi quý I hơn 1.800 tỷ, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt 26% chỉ sau 1 quý

TPBank báo lãi quý I hơn 1.800 tỷ, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt 26% chỉ sau 1 quý

Quý I năm nay, TPBank báo lãi tăng gần 3 lần so với quý IV/2023 trong bối cảnh chi phí lãi hạ nhiệt và ngân hàng giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Đáng chú ý, dư nợ xấu, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn, tiếp tục tăng đáng kể.
Vì sao vàng nguyên liệu khan hiếm, đấu thầu vàng vẫn ‘ế’?

Vì sao vàng nguyên liệu khan hiếm, đấu thầu vàng vẫn ‘ế’?

Trong bối cảnh vàng nguyên liệu khan hiếm, nhiều doanh nghiệp thiếu nguồn cung để sản xuất vàng, đây cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá vàng tăng cao trong thời gian qua. Thế nhưng khi Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng, doanh nghiệp lại không mấy mặn mà, dẫn đến tình trạng "ế" đến 80% trong phiên đấu thầu 23/4.
Ngân hàng mạnh tay phát hành trái phiếu trở lại

Ngân hàng mạnh tay phát hành trái phiếu trở lại

Ngân hàng phát hành trái phiếu sôi động trở lại sau 2 tháng đóng băng đầu năm, trong bối cảnh tiền gửi ngân hàng sụt giảm và việc tăng vốn cấp 2 (vốn bổ sung) vẫn bức thiết.
Chủ tịch Eximbank bất ngờ từ nhiệm trong Đại hội cổ đông

Chủ tịch Eximbank bất ngờ từ nhiệm trong Đại hội cổ đông

Bà Đỗ Hà Phương, Chủ tịch HĐQT Eximbank có đơn từ nhiệm ngày 26/4, trong ngày này bà điều hành Đại hội đồng cổ đông thường niên của ngân hàng năm 2024.
Chưa đủ cơ sở vận hành hệ thống công nghệ thông tin KRX ngày 2-5

Chưa đủ cơ sở vận hành hệ thống công nghệ thông tin KRX ngày 2-5

Còn nhiều vấn đề liên quan "thủ tục" vì vậy, UBCKNN cho rằng chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE đưa hệ thống CNTT KRX vào vận hành chính thức vào 2-5.
CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị báo lãi hơn 8 tỉ đồng

CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị báo lãi hơn 8 tỉ đồng

Eximbank tiếp tục đặt mục tiêu lãi tăng đột biến trong năm nay, bất chấp kết quả lợi nhuận kém lạc quan của năm ngoái.
NHNN hủy đấu thầu vàng ngày 25/4

NHNN hủy đấu thầu vàng ngày 25/4

Do không có đủ số lượng thành viên nộp phiếu dự thầu nên NHNN đã hủy thông báo đấu thầu ngày 24/4.
Giá USD tăng mạnh: Doanh nghiệp lao đao

Giá USD tăng mạnh: Doanh nghiệp lao đao

Từ đầu năm đến nay, giá USD tại ngân hàng và trên thị trường tự do đều đã tăng trên dưới 5%. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tiếp phát hành tín phiếu cũng như bán ngoại tệ nhằm cắt cơn sốt nhưng mãi tỷ giá vẫn chưa chịu hạ nhiệt. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhập khẩu đang lao đao vì tỷ giá tăng.
Tổng Giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm

Tổng Giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.
Dưới 30% doanh nghiệp đề cập đến ESG trong báo cáo tài chính

Dưới 30% doanh nghiệp đề cập đến ESG trong báo cáo tài chính

Theo chuyên gia, giá trị của ESG không đơn thuần được đo bằng tiền, lợi nhuận hay chi phí mà qua khả năng cạnh tranh, giá trị thương hiệu và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động