Thủ tướng Phạm Minh Chính: Long An đang có cơ hội, khí thế và động lực phát triển mới

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong bối cảnh chung của cả nước là khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, song Long An có cơ hội và thuận lợi nhiều hơn khó khăn và thách thức; tỉnh đang có khí thế và động lực phát triển mới, cần có quyết tâm, nỗ lực cao hơn nữa, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm hơn nữa, tự lực, tự cường đi lên bằng sức mạnh nội sinh để thực hiện các mục tiêu phát triển đã đề ra.

Thủ tướng: Long An đang có cơ hội, khí thế và động lực phát triển mới - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Long An - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều ngày 25/7, tại thành phố Tân An, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Long An nhằm đánh giá kết quả triển khai Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Long An, việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH 2021 - 2023 và phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2025; đồng thời xem xét, giải quyết một số kiến nghị để tạo động lực mới cho sự phát triển của tỉnh.

Cùng tham dự cuộc làm việc có các đồng chí: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.

Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Long An; kiểm tra công tác thi công dự án đường vành đai 3 TPHCM đoạn qua tỉnh Long An; thăm gia đình chính sách và dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Long An.

Thủ tướng: Long An đang có cơ hội, khí thế và động lực phát triển mới - Ảnh 2.

Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Vị trí chiến lược với nhiều tiềm năng, thế mạnh

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc làm việc thống nhất đánh giá, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Long An thể hiện quyết tâm cao, tư duy đột phá, năng động sáng tạo, xác định rõ mục tiêu giữ vững vị trí dẫn đầu vùng ĐBSCL và phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, định hướng phát triển hiện đại, sinh thái, văn minh và bền vững.

Long An có vị trí chiến lược quan trọng, cửa ngõ giao thoa giữa vùng ĐBSCL và vùng Đông Nam Bộ; có 133 km đường biên giới với Campuchia và có sự lan tỏa phát triển công nghiệp, đô thị của TPHCM.

Thủ tướng: Long An đang có cơ hội, khí thế và động lực phát triển mới - Ảnh 3.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Long An hội tụ nhiều tiềm năng, thế mạnh, giao thương thuận lợi với các tuyến đường bộ và đường thủy, gần các sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Long Thành. Tỉnh là điểm sáng về thu hút đầu tư FDI; nền tảng công nghiệp phát triển với chủ lực là công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm tỉ trọng trên 90%). Tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển du lịch (đặc thù sông nước, sinh thái Đồng Tháp Mười, truyền thống văn hóa, lịch sử…). Long An là trung tâm đầu mối về kinh tế nông nghiệp của Vùng; đồng thời có lợi thế so sánh phát triển các ngành dịch vụ, nhất là logistics.

Với nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng (dân số trên 1,7 triệu người, thứ 16/63); Long An xác định đào tạo nhân lực là một chương trình đột phá. Môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi với thứ hạng cao về cải cách hành chính và năng lực cạnh tranh.

Hướng tới nhóm 10 địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất nước

Thời gian qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Long An đạt mức khá cao, GRDP năm 2022 tăng 8,46% (xếp thứ 6/13 trong vùng ĐBSCL, 39/63 cả nước), trong 6 tháng năm 2023 ước tăng 3,43%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực (trong 6 tháng 2023, khu vực nông nghiệp chiếm 16,41%; công nghiệp, xây dựng 50,92%; dịch vụ 27,13% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp 5,54%). Quy mô kinh tế năm 2022 xếp thứ 1/13 địa phương trong Vùng và 12/63 cả nước; GRDP bình quân đạt 90,2 triệu đồng/người.

Thủ tướng: Long An đang có cơ hội, khí thế và động lực phát triển mới - Ảnh 4.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh: Long An đang đứng trước nhiều cơ hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các ngành, lĩnh vực chủ yếu tăng trưởng tốt. Sản xuất công nghiệp năm 2022 tăng 9,32%, 6 tháng năm 2023 tăng 3,38%. Nông nghiệp tăng trưởng cao theo hướng chất lượng, hiệu quả (bình quân 2021-2022 đạt 2,46%/năm, 6 tháng năm 2023 đạt 3,71%). Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, hình thành liên kết tiêu thụ, phân phối (tăng 8,19%/năm). Thu ngân sách nhà nước tăng trưởng khá; hệ thống tín dụng ngân hàng cơ bản đáp ứng yêu cầu; nợ xấu thấp (0,69% dư nợ).

Công tác quy hoạch được chú trọng (tỉnh đã được phê duyệt Quy hoạch). Các dự án giao thông trọng điểm được đẩy mạnh; giải ngân vốn đầu tư công đạt cao (6 tháng năm 2023 đạt 46,69%, xếp thứ 3/63 cả nước).

Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được đẩy mạnh (năm 2022 chỉ số năng lực cạnh trạnh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 10/63, cải cách hành chính xếp thứ 8/63); chuyển đổi số xếp thứ 11/63). Tăng cường đối thoại, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn, triển khai các dự án.

Tỉnh đạt nhiều kết quả tốt trong thu hút nguồn lực đầu tư (huy động vốn đầu tư xã hội 2021-2022 đạt 81,6 nghìn tỷ đồng, năm 2022 tăng 19%). Toàn tỉnh có trên 16 nghìn doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký 362,5 nghìn tỷ đồng; có 1.191 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 10,4 tỷ USD.

Các đại biểu cho rằng, Long An cần tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, phấn đấu là một trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội, đời sống người dân được bảo đảm; xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh (138/188 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, 22/27 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị). Quốc phòng, an ninh được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; làm tốt công tác đối ngoại, nhất là với Campuchia.

Các đại biểu cho rằng, với nhiều tiềm năng, thế mạnh và những động lực mới, Long An cần tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, phấn đấu là một trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía nam; là cửa ngõ kết nối thông suốt, hiệu quả giữa vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL; nằm trong nhóm 10 địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất nước, dựa trên nền tảng phát triển xanh, tự động hóa và công nghệ đổi mới sáng tạo; đồng thời xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn và văn minh; con người phát triển toàn diện; môi trường sống trong lành, thân thiện, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Long An đang đứng trước nhiều cơ hội, cần sáng suốt lựa chọn được những ưu tiên phù hợp với xu thế thời đại để có thể phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm.

Long An đang có khí thế và động lực phát triển mới

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến tại cuộc làm việc; ghi nhận, biểu dương nỗ lực và đánh giá cao kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Long An đạt được trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH thời gian qua, đã góp phần vào sự phát triển chung của cả nước.

Thủ tướng: Long An đang có cơ hội, khí thế và động lực phát triển mới - Ảnh 6.

Thủ tướng nhấn mạnh, Long An có vị trí chiến lược quan trọng, là vùng đất địa linh, nhân kiệt - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ, Long An đã làm tốt công tác phòng chống dịch để phục hồi và phát triển kinh tế, với khí thế, động lực phát triển mới sau đại dịch, nhất là với thành công của hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư diễn ra cùng ngày. Thủ tướng biểu dương tỉnh đang nỗ lực làm tốt 3 đột phá chiến lược, nhất là về hạ tầng chiến lược với nhiều dự án kết nối với vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL, trong đó có tuyến đường vành đai 3 TPHCM kết nối cao tốc TPHCM – Trung Lương – Mỹ Thuận và cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Long An có cơ hội phát triển mới khi có thể bổ sung và hỗ trợ cho TPHCM, Đông Nam Bộ đang chuyển hướng phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu trong giai đoạn mới.

Phân tích thêm về tiềm năng, lợi thế, cơ hội của Long An, Thủ tướng nhấn mạnh, Long An có vị trí chiến lược quan trọng, là vùng đất địa linh, nhân kiệt, thời kỳ nào người Long An cũng có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển của đất nước; có truyền thống lịch sử hào hùng; đoàn kết, thống nhất và có nhiều đổi mới; là nơi hội tụ, giao thoa của nhiều vùng văn hóa; là trung tâm kết nối giữa miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ, giữa hành lang kinh tế từ Bắc vào Nam, hành lang kinh tế Đông – Tây và vành đai kinh tế ven biển; có thêm nhiều kinh nghiệm và tiềm lực sau hơn 35 năm đổi mới.

Bên cạnh những thành tựu, kết quả rất cơ bản, Thủ tướng nêu rõ, tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn thấp so với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu đặt ra. Tỉnh cần nỗ lực nhiều hơn trong thu hút các dự án FDI quy mô lớn, công nghệ cao. Lĩnh vực công nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn. Việc giải quyết vấn đề nhà ở công nhân, người thu nhập thấp... cần cố gắng hơn. Việc triển khai một số công trình, dự án còn chậm tiến độ; chưa khai thác hết lợi thế về vận tải, logistics…

Định hướng thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, dù tình hình thế giới thời gian tới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, ở trong nước khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, song cơ hội và thuận lợi của Long An nhiều hơn là khó khăn và thách thức.

Về quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng cho rằng, Long An phải tiếp tục nỗ lực lớn hơn, quyết tâm cao hơn, cố gắng nhiều hơn nữa, làm việc có trọng tâm, trọng điểm hơn nữa, hành động quyết liệt hơn nữa, nhận diện rõ thời cơ và thuận lợi, đổi mới nhận thức, tư duy, phương pháp, cách tiếp cận và tổ chức thực hiện trong phát triển KTXH, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, tranh thủ được các nguồn lực bên trong và bên ngoài.

Thủ tướng yêu cầu quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chiến lược 10 năm, kế hoạch 5 năm, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; kiên định mục tiêu xuyên suốt nhưng phải linh hoạt, sáng tạo, bảo đảm hiệu quả; giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, làm đến đâu dứt điểm đến đó, việc nào xong việc đó. Tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, phát huy mô hình hay, cách làm hiệu quả.

Phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, bằng sức mạnh nội sinh, không trông chờ, không ỷ lại, né tránh; khắc phục bằng được những hạn chế, tồn tại; hành động quyết liệt hơn, nỗ lực hơn, chủ động hơn, sáng tạo hơn. Phát huy truyền thống Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" trong thời bình để huy động toàn dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời; khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất cao, liêm chính, dân chủ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình; đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì nhân dân phục vụ. Làm tốt công tác phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm với các địa phương trong khu vực.

Về định hướng phát triển của Long An, Thủ tướng nêu rõ các trụ cột: (i) Nông nghiệp sinh thái là trọng tâm; (ii) Công nghiệp xanh, công nghệ cao, chế biến chế tạo, năng lượng là đột phá; (iii) Dịch vụ - logistics hiện đại là bệ đỡ, đưa Long An trở thành điểm trung chuyển hàng hóa trong khu vực; đẩy mạnh thương mại điện tử; (iv) Thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao; (v) Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, đô thị đồng bộ, hiện đại.

Cùng với đó, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế; kết nối hiệu quả với trung tâm kinh tế TPHCM và vùng Đông Nam Bộ, kết nối với ASEAN qua khai thác tốt lợi thế đầu mối kết nối với Campuchia. Phát huy nguồn lực về con người, truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng; quan tâm phát triển văn hóa ngang tầm với kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, chú trọng hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục.

Thủ tướng: Long An đang có cơ hội, khí thế và động lực phát triển mới - Ảnh 8.

Thủ tướng hy vọng và tin tưởng Long An sẽ phát triển nhanh, bền vững - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Thủ tướng cơ bản thống nhất với các báo cáo và các ý kiến tại cuộc họp, đồng thời đề nghị tỉnh chú trọng một số trọng tâm.

Thứ nhất, tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); trong đó chú trọng khai thác tốt thị trường nội địa trên địa bàn và thị trường quốc tế; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển KTXH.

Thứ ba, triển khai hiệu quả Quy hoạch tỉnh, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Tổ chức không gian phát triển theo mô hình "Một trung tâm - Hai hành lang kinh tế - Ba vùng kinh tế xã hội - Sáu trục động lực". Chủ động, tích cực tham gia hoạt động liên kết vùng ĐBSCL, với TPHCM và vùng Đông Nam Bộ.

Thứ tư, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh hình thức PPP; quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả. Phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ, hiệu quả.

Thủ tướng: Long An đang có cơ hội, khí thế và động lực phát triển mới - Ảnh 9.

Thủ tướng và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ năm, quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo; thực hiện tốt chính sách đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội. Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử, giá trị truyền thống. Coi trọng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu xây dựng, triển khai đề án riêng để làm tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển, đón đầu các xu thế chuyển đổi của nền kinh tế, nhất là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Đặc biệt chú trọng bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm, ứng phó hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; đồng hành, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển mạnh kinh tế tư nhân.

Cùng với đó, chú trọng xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì nhân dân phục vụ. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững trật tự an toàn xã hội; phòng chống hiệu quả các loại tội phạm; tăng cường công tác đối ngoại để góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia.

Thủ tướng lưu ý, cần lựa chọn các công việc trọng tâm, trọng điểm để bố trí nguồn lực ưu tiên phù hợp; phối hợp đồng bộ chặt chẽ, hiệu quả với các địa phương và các cơ quan Trung ương.

Cũng tại cuộc làm việc, tỉnh Long An kiến nghị thành lập Khu kinh tế Long An; bố trí vốn thực hiện các dự án giao thông kết nối giữa vùng ĐBSCL và TPHCM, vùng Đông Nam Bộ, đi các tỉnh Tây Nguyên; hỗ trợ vốn đầu tư các dự án phòng chống sạt lở trên địa bàn tỉnh...

Sau khi nghe ý kiến của các bộ, ngành, Thủ tướng cơ bản đồng tình với các đề xuất kiến nghị. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan và tỉnh Long An hoàn thành các thủ tục sớm nhất có thể trong việc hình thành Khu kinh tế Long An.

Về tiếp tục thực hiện các dự án giao thông kết nối giữa vùng ĐBSCL và TPHCM, vùng Đông Nam Bộ, đi các tỉnh Tây Nguyên, Thủ tướng đề nghị tỉnh Long An, Bộ GTVT nghiên cứu, đề xuất dự án, phương án thu xếp nguồn vốn, trên tinh thần là Trung ương và địa phương cùng làm, tỉnh Long An nỗ lực tăng thu, tiết kiệm chi để có nguồn lực triển khai, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Với các dự án phòng chống sạt lở trên địa bàn tỉnh, Thủ tướng yêu cầu tỉnh lập dự án cụ thể để bố trí nguồn lực phù hợp.

Thủ tướng hy vọng và tin tưởng Long An sẽ thành công trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, thực hiện Quy hoạch tỉnh vừa được phê duyệt, phát triển nhanh, bền vững, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh về phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Nguồn: Thủ tướng Phạm Minh Chính: Long An đang có cơ hội, khí thế và động lực phát triển mới

Hà Văn
baochinhphu.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hội Tự động hóa Việt Nam 30 năm thực hiện sứ mệnh phát triển ngành

Hội Tự động hóa Việt Nam 30 năm thực hiện sứ mệnh phát triển ngành

Ngày 8/10, tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam (VAA) đã long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập.
12 giải pháp của Chính phủ để tăng trưởng kinh tế thời gian tới

12 giải pháp của Chính phủ để tăng trưởng kinh tế thời gian tới

Chính phủ đưa ra 12 giải pháp trọng tâm như khắc phục hậu quả thiên tai, thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh đầu tư công và cải cách thủ tục hành chính.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Thời khắc đã điểm

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Thời khắc đã điểm

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam trở thành lựa chọn mang tính chiến lược trước nhu cầu vận tải ngày càng tăng và áp lực cấp thiết phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại.
"Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng cho doanh nhân"

"Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng cho doanh nhân"

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Giá xăng trong nước giảm về dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng trong nước giảm về dưới 20.000 đồng/lít

Liên bộ Tài chính - Công Thương vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (3/10). Thời gian áp dụng từ 15h ngày 3/10 /2024.
Sàn online nộp thuế thay người bán: ‘Giảm gánh nặng cho ngành thuế nhưng làm khó DN’

Sàn online nộp thuế thay người bán: ‘Giảm gánh nặng cho ngành thuế nhưng làm khó DN’

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, việc buộc trách nhiệm cho các sàn thương mại điện tử phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử trái với thông lệ trên thế giới mà còn tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.

Các tin khác

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10 năm 2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10 năm 2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định mới về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
Tiền thuê đất 2024 có thể được giảm 15 - 30%

Tiền thuê đất 2024 có thể được giảm 15 - 30%

Tiền thuê đất phải nộp của năm nay có thể được giảm trong khoảng 15 - 30% nhằm phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh sau bão số 3.
Giá xăng tăng cao nhất gần 800 đồng/lít

Giá xăng tăng cao nhất gần 800 đồng/lít

Từ 15h hôm nay 26/9, giá xăng E5 RON92 tăng 679 đồng/lít, xăng RON95 tăng 756 đồng/lít, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng, cao nhất đến 531 đồng/lít, kg.
Tạp chí Tự động hóa Ngày nay công bố Giấy phép hoạt động mới và Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Tạp chí Tự động hóa Ngày nay công bố Giấy phép hoạt động mới và Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Ngày 24/9, tại Hà Nội, Hội Tự động hóa Việt Nam đã công bố Giấy phép hoạt động mới của Tạp chí Tự động hóa Ngày nay và quyết định bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo Tạp chí Tự động hóa Ngày nay (TĐHNN) nhiệm kỳ 2024 – 2029.
Giá vàng SJC bất ngờ tăng lên 83,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC bất ngờ tăng lên 83,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC trong nước bất ngờ tăng mạnh tới 1,5 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng nhẫn tiếp tục thiết lập đỉnh mới tiến sát 82 triệu đồng/lượng.
Vinamilk tích cực thực hiện Dự án cánh rừng Net Zero, hướng đến trung hòa khí nhà kính

Vinamilk tích cực thực hiện Dự án cánh rừng Net Zero, hướng đến trung hòa khí nhà kính

Hơn 50 nhân viên Vinamilk đã cùng tham gia chuyến đi đến Đất Mũi, Cà Mau - nơi doanh nghiệp đang triển khai dự án Cánh rừng Net Zero trong giai đoạn 2023-2029. Đây là một trong nhiều hoạt động được Vinamilk triển khai hàng năm để tái sinh cánh rừng thành công, hình thành bể hấp thụ carbon hướng đến mục tiêu Net Zero.
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: "Chính phủ hãy tin doanh nghiệp tư nhân"

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: "Chính phủ hãy tin doanh nghiệp tư nhân"

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo khẳng định giai đoạn từ 2021-đến nay là giai đoạn nhiều thách thức nhất với nền kinh tế Việt Nam kể từ khi Đổi mới, chưa bao giờ nền kinh tế phải đối mặt với những khó khăn, thậm chí khủng hoảng lớn đến thế.
Fed hạ lãi suất sâu: Chờ tới năm sau mới "ngấm" đến Việt Nam?

Fed hạ lãi suất sâu: Chờ tới năm sau mới "ngấm" đến Việt Nam?

Các chuyên gia cho rằng, việc Fed cắt giảm lãi suất dù ít hay nhiều cũng đều tác động đến nền kinh tế Việt Nam nhưng có thực sự phát huy tác dụng hay không, phải chờ đến năm sau. Nguyên nhân là vì độ trễ chính sách tiền tệ khá lâu chưa kể sự truyền dẫn từ chính sách Mỹ sang Việt Nam sẽ càng lâu hơn.
Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách
Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu giảm

Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu giảm

Từ 15 giờ chiều nay (19/9), giá xăng, dầu tăng giảm trái chiều. Trong đó, xăng E5RON92 tăng 51 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 127 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S giảm 122 đồng/lít; dầu hỏa giảm 239 đồng/lít; dầu madút 180CST 3.5S tăng 359 đồng/kg.
Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.
Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.
Bão Yagi lớn nhất 30 năm qua, gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ

Bão Yagi lớn nhất 30 năm qua, gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thiệt hại do Bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỷ đồng, ước giảm khoảng 0,15% GDP năm 2024.
Phú Thọ đề xuất xây cầu Phong Châu mới 865 tỷ đồng

Phú Thọ đề xuất xây cầu Phong Châu mới 865 tỷ đồng

Sau sự cố sập cầu Phong Châu, Phú Thọ đề xuất Chính phủ hỗ trợ xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu vừa bị sập có quy mô hiện đại với tổng vốn đầu tư hơn 865 tỷ đồng.
Hải Phòng: Giải "cơn khát" nước cho Cát Hải

Hải Phòng: Giải "cơn khát" nước cho Cát Hải

Người dân huyện Cát Hải, Hải Phòng sẽ được sử dụng nguồn nước sạch bảo đảm chất lượng theo đúng giá Nhà nước quy định trong năm 2024.
Lào Cai chung sức, nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 để lại

Lào Cai chung sức, nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 để lại

Lũ rút dần, trời đã hửng nắng, công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 để lại tại tỉnh Lào Cai đang khẩn trương được triển khai nhằm sớm ổn định cuộc sống cho bà con.
Dồn lực hỗ trợ, tái thiết hạ tầng sau bão Yagi

Dồn lực hỗ trợ, tái thiết hạ tầng sau bão Yagi

Trước sức tàn phá của bão Yagi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 92/CĐ-TTg ngày 10/9/2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả sau bão. Bên cạnh các giải pháp trực tiếp được đề cập tại Công điện số 92, để ổn định đời sống người dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, giải pháp cần tính đến là thu xếp nguồn lực công cho công tác tái thiết, khôi phục nhanh nhất các công trình hạ tầng bị hư hỏng sau bão lũ.
Giá xăng, dầu giảm hơn 1.000 đồng/lít

Giá xăng, dầu giảm hơn 1.000 đồng/lít

Từ 15 giờ chiều nay, giá xăng, dầu đồng loạt giảm mạnh, trong đó xăng E5RON92 giảm 1.089 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 1.192 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S giảm 927 đồng/lít; dầu hỏa giảm 934 đồng/lít; dầu madút 180CST 3.5S giảm 688 đồng/kg.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động