Thủ tướng: Bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia từ sớm, từ xa

Sáng 19/12, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78.

Thủ tướng: Bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia từ sớm, từ xa - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và Thành phố Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm chủ trì hội nghị.

Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78 diễn ra trong 2 ngày 19 và 20/12 nhằm đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác công an năm 2022; nhìn nhận, đánh giá các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản; công tác xây dựng công an xã, thị trấn; đánh giá kết quả bước đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng công an nhân dân (CAND) thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; thảo luận phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023 và thời gian tới; tổng kết phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc" năm 2022 trong toàn lực lượng CAND.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78 diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang tiếp tục nỗ lực phấn đấu, quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; nghị quyết, kết luận của các Hội nghị Trung ương khóa XIII, nhất là các nghị quyết mới của Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 vùng của đất nước.

Báo cáo tóm tắt tình hình, kết quả công tác công an năm 2022, nhiệm vụ công tác năm 2023 do Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an trình bày nêu rõ, năm 2022, lực lượng CAND đã chủ động nắm chắc tình hình, nhạy bén, tích cực, chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng, chiến lược về bảo đảm an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại, góp phần thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại của đất nước.

Công tác bảo đảm an ninh quốc gia được triển khai thực hiện quyết liệt, chủ động trên các lĩnh vực, địa bàn; góp phần vào thành công của các sự kiện chính trị, kinh tế xã hội quan trọng của đất nước, nhất là SEA Games 31, đã lan tỏa hình ảnh một Việt Nam an toàn, thân thiện và mến khách, được nhân dân ghi nhận, cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Thủ tướng: Bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia từ sớm, từ xa - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia từ sớm, từ xa - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Năm 2022 cũng là năm đánh dấu dấu mốc quan trọng của lực lượng CAND Việt Nam, khi lần đầu tiên lực lượng CAND ra mắt Văn phòng Thường trực của Bộ Công an về gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và cử sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Công tác phòng, chống tội phạm đạt nhiều kết quả, vượt nhiều chỉ tiêu Quốc hội giao, tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội, góp phần từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh.

Theo đó đã điều tra, khám phá 33.817 vụ phạm tội về trật tự, xã hội, đạt tỉ lệ 85,06%, hầu hết các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, dư luận quan tâm được điều tra, làm rõ, bắt giữ nhanh thủ phạm; triệt xóa 590 băng nhóm tội phạm có tổ chức; phát hiện hàng nghìn vụ, đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ gần 700 kg heroin, hơn 4,6 tấn ma túy tổng hợp, 104 kg thuốc phiện, 259 kg cần sa, 185 khẩu súng là tang vật của các vụ án ma túy.

Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, ma túy, môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao… được quan tâm chỉ đạo, đạt nhiều kết quả nổi bật, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Đã phát hiện, xử lý 5.306 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế; 492 vụ, 902 đối tượng phạm tội về tham nhũng và chức vụ.

Báo cáo tóm tắt kết quả bước đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong lực lượng CAND nắm vững quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề cập trong Nghị quyết; có sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt trong triển khai thực hiện; khơi dậy được ý chí, quyết tâm của lực lượng CAND từ Bộ đến cơ sở và toàn thể tướng lĩnh, sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ đối với công tác xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới...

Thủ tướng: Bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia từ sớm, từ xa - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kết quả công tác phòng, chống tội phạm đã góp phần quan trọng đem lại sự bình yên, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Để Việt Nam là đất nước thanh bình, ổn định

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Hội nghị đã đánh giá toàn diện kết quả, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và phân tích nguyên nhân, trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.

Thủ tướng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc, thực hiện có hiệu quả tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức mới đây.

Theo Thủ tướng, năm 2022, tình hình an ninh chính trị, kinh tế, xã hội thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường. Trong bối cảnh đó, chúng ta đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ: Vừa tập trung kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội; thúc đẩy hoạt động đối ngoại sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

"Chúng ta hoàn toàn tự hào để tiếp tục khẳng định phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đã được Nghị quyết Đại hội XIII thông qua: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay", Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, có được kết quả đó là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Trong đó có sự đóng góp to lớn của lực lượng CAND đã giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Thủ tướng chỉ rõ, lực lượng CAND đã chủ động nắm chắc tình hình, thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo đảm an ninh - trật tự, phát triển kinh tế-xã hội và đối ngoại, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi để phát triển đất nước. Nổi bật là tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 12-NQ/TW về đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Lực lượng CAND đã thực hiện tốt chức năng trực tiếp chiến đấu; phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt nhiều kết quả tích cực, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao. Triệt phá nhiều đường dây tội phạm hình sự, ma túy, buôn lậu, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm có tổ chức...

Đặc biệt, đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ, xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Tham mưu chỉ đạo xử lý nghiêm minh nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, những vụ việc tồn đọng, các vụ án trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán, đất đai, y tế, giáo dục…

"Kết quả công tác phòng, chống tội phạm đã góp phần quan trọng đem lại sự bình yên, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh để Việt Nam là đất nước thanh bình, ổn định, là điểm đến đầu tư, du lịch", Thủ tướng chỉ rõ.

Cùng với đó, công tác cải cách hành chính, tư pháp, xây dựng Chính phủ điện tử tiếp tục được đẩy mạnh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Bộ Công an là điểm sáng trong chuyển đổi số, triển khai trách nhiệm, hiệu quả Đề án 06, góp phần thay đổi phương thức quản lý công dân, quản lý xã hội; tạo nền tảng quan trọng để triển khai dịch vụ công trực tuyến, góp phần thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Thủ tướng: Bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia từ sớm, từ xa - Ảnh 4.

Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78 diễn ra sáng 19/12, tại Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được đổi mới cả về nội dung và biện pháp; công tác bảo đảm an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được tăng cường; đặc biệt lực lượng CAND đã thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, xây dựng, sửa chữa hàng nghìn ngôi nhà cho các hộ nghèo, nhà bán trú cho học sinh tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế được đẩy mạnh; mở rộng quan hệ song phương, tích cực tham gia các diễn đàn đa phương, góp phần nâng cao vị thế đất nước. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng được quan tâm chỉ đạo, lực lượng CAND ngày càng vững mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nghiệp vụ sắc bén. Tập trung hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng trong CAND. Làm tốt công tác rà soát, bố trí lực lượng công an theo hướng "Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở", nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã.

Thủ tướng bày tỏ xúc động với sự hi sinh của nhiều cán bộ, chiến sĩ CAND, trong đó có những người tuổi đời còn rất trẻ; tất cả vì bình yên cuộc sống, vì an toàn và hạnh phúc của nhân dân, góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang của lực lượng CAND Việt Nam Anh hùng.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và cảm ơn những đóng góp, cống hiến, hi sinh của cán bộ, chiến sĩ lực lượng CAND và thành tích to lớn của lực lượng CAND đạt được trong năm 2022.

Thủ tướng: Bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia từ sớm, từ xa - Ảnh 5.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an xem trưng bày ảnh về các hoạt động của lực lượng công an - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước và sự mong đợi, tin tưởng của nhân dân

Cùng với thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế trong công tác và của lực lượng CAND, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự báo, phân tích tình hình và gợi mở một số nhiệm vụ, giải pháp mà lực lượng CAND cần thực hiện trong năm 2023 và thời gian tới nhằm đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội Đảng Bộ Công an Trung ương lần thứ VII. Giai đoạn phát triển mới có những cơ hội, thuận lợi nhưng khó khăn, thách thức là nhiều hơn.

Trong khi đó, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục gay gắt. Trong nước, an ninh chính trị, trật tự xã hội tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định; hoạt động tội phạm ngày càng phức tạp hơn.

"Cùng với các công việc thường xuyên, công việc tồn đọng, còn có những vấn đề phát sinh. Do vậy, nhiệm vụ của lực lượng CAND sẽ nhiều hơn, nặng nề và phức tạp hơn và cần làm tốt hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước và sự mong đợi, tin tưởng của nhân dân", Thủ tướng chỉ đạo.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị lực lượng CAND tiếp tục tiên phong, gương mẫu trong tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; kịp thời cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực công tác công an; làm nòng cốt và phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các cấp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tích cực chống giặc "nội xâm", góp phần xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Lực lượng CAND phải nắm chắc, phân tích, đánh giá, dự báo sát, đúng, trúng tình hình, chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, từ sớm, từ xa; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình", bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, phản động; ngăn chặn các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", không để hình thành các hội, nhóm bất hợp pháp, tổ chức chính trị đối lập trong nội địa. Chủ động xử lý kịp thời, hiệu quả các vấn đề phức tạp, nổi lên, ứng phó nhanh với các đe dọa an ninh phi truyền thống.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị nâng cao hiệu lực, hiệu quả về xây dựng và thực thi pháp luật trong các lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, đoàn thể xã hội làm tốt hơn nữa công tác phòng ngừa, tấn công, trấn áp tội phạm, triệt phá các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm, xóa các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; đấu tranh có hiệu quả với tội phạm kinh tế, tham nhũng, tội phạm sử dụng công nghệ cao, ma túy, buôn lậu…

Thủ tướng: Bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia từ sớm, từ xa - Ảnh 6.

Thủ tướng thăm khu trưng bày giới thiệu về khí tài và trang bị của lực lượng công an trong việc trán áp tội phạm và bảo vệ an ninh trật tự - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bên cạnh đó, lực lượng CAND đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự. Khai thác hiệu quả dữ liệu dân cư, dữ liệu căn cước công dân, các dữ liệu nghiệp vụ, thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác công an; tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả phối hợp, hiệp đồng tác chiến giữa CAND với quân đội nhân dân và các bộ, ban, ngành trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt chú ý xây dựng và phát huy mạnh mẽ thế trận lòng dân, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận lòng dân vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế; chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia từ sớm, từ xa, từ bên ngoài biên giới, lãnh thổ.

Thủ tướng lưu ý lực lượng CAND tiếp tục triển khai thực hiện bài bản, chặt chẽ, khoa học, hiệu quả các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết 12-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới".

Trong đó, đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong CAND thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, có cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả trong nội bộ ngành công an, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi vi phạm.

Đảng bộ Công an Trung ương, Đảng bộ Công an các cấp tiếp tục phải là Đảng bộ mẫu mực, đi đầu trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tập trung rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tác phong công tác, lối sống; xây dựng người chiến sĩ CAND có trái tim nóng, cái đầu lạnh, đôi chân vững chắc và hai bàn tay sạch, trọng danh dự vì "danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất", để lực lượng CAND luôn luôn là "Thanh bảo kiếm sắc bén, lá chắn thép vững chắc và tâm trong sáng", xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, lãnh đạo Đảng, Nhà nước mong muốn và tin tưởng, với truyền thống anh hùng vẻ vang "vì nước quên thân, vì dân phục vụ", tinh thần đoàn kết, đồng lòng; sự phấn đấu, rèn luyện, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách; sự mưu trí, dũng cảm, sáng tạo; lực lượng CAND nhất định sẽ tiếp tục lập nhiều chiến công, thành tích xuất sắc hơn nữa trong thời gian tới, xứng đáng là lực lượng vũ trang trọng yếu, tin cậy, tuyệt đối trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân; đóng góp to lớn hơn nữa vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

https://baochinhphu.vn/thu-tuong-bao-ve-an-ninh-loi-ich-quoc-gia-tu-som-tu-xa-102221219125431298.htm
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Một số nội dung của Luật Đất đai còn chưa rõ ràng

Một số nội dung của Luật Đất đai còn chưa rõ ràng

Tại hội thảo "Góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai và dự thảo Nghị định quy định về giá đất" do VCCI phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức mới đây, nhiều đại biểu phản ánh một số nội dung của Luật Đất đai còn chưa rõ ràng, chưa đầy đủ...
Vì sao doanh nghiệp còn e ngại, chưa mạnh dạn "xuống tiền" mở rộng sản xuất?

Vì sao doanh nghiệp còn e ngại, chưa mạnh dạn "xuống tiền" mở rộng sản xuất?

Đơn hàng trở lại, thị trường tiêu thụ dần phục hồi nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết hiện không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí ít nhất trong 5 năm tới. Điều này cho thấy hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân chưa xuống tiền do còn băn khoăn lo lắng, lưỡng lự hoặc thận trọng.
Khuyến cáo người dân không mua bán ngoại tệ tự do

Khuyến cáo người dân không mua bán ngoại tệ tự do

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM khuyến cáo người dân mua bán ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng, không mua bán ngoại tệ tự do, trái với quy định pháp luật và tiềm ẩn nhiều rủi ro…
Sửa điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Sửa điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị định 45/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đề xuất quy định việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ

Đề xuất quy định việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ

NHNN đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
"Trong sâu thẳm con tim, tình yêu với các em và với con cái của thầy là một"

"Trong sâu thẳm con tim, tình yêu với các em và với con cái của thầy là một"

Đó là lời bày tỏ đầy cảm xúc trong bức thư gửi các em sinh viên của GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Các tin khác

Thủ tướng: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Thủ tướng: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Đề nghị sửa đổi nhiều quy định trong Luật Thuế VAT

Đề nghị sửa đổi nhiều quy định trong Luật Thuế VAT

Chiều 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) (sửa đổi).
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khẩn trương trình ban hành chính sách mua bán điện trực tiếp; không để người dân, DN lo lắng về điện

Khẩn trương trình ban hành chính sách mua bán điện trực tiếp; không để người dân, DN lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn; không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện.
Đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp

Đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp

Trường tiểu học có quy mô tối thiểu 10 lớp và tối đa 40 lớp. Đối với trường tại các xã thuộc vùng khó khăn có quy mô tối thiểu 05 lớp.
Thủ tướng chỉ thị các giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng chỉ thị các giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Cấp sổ đỏ cho đất lấn biển

Cấp sổ đỏ cho đất lấn biển

Nghị định 42 của Chính phủ về hoạt động lấn biển mới ban hành mở ra dư địa lớn về quỹ đất đầu tư đô thị, cũng như niềm hy vọng của nhiều chủ đầu tư dự án.
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính hoàn thiện Luật Thuế giá trị gia tăng, thêm 12 loại hàng chịu thuế

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính hoàn thiện Luật Thuế giá trị gia tăng, thêm 12 loại hàng chịu thuế

Chính phủ vừa có chỉ đạo Bộ Tài chính hoàn thiện lại Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trình Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp sắp tới. Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát lại các đối tượng không chịu thuế và quy định mức doanh thu không chịu thuế của hộ, cá nhân kinh doanh...
Cần "biệt đãi" để rộng đường phát triển điện mặt trời mái nhà

Cần "biệt đãi" để rộng đường phát triển điện mặt trời mái nhà

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà lưu ý Bộ Công Thương cần có cơ chế khuyến khích đối với điện mặt trời mái nhà, trong đó có hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, lưới truyền tải và bảo vệ lợi ích lâu dài của nhà đầu tư.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất quy định hoạt động đại lý thanh toán

Ngân hàng Nhà nước đề xuất quy định hoạt động đại lý thanh toán

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Thông tư quy định hoạt động đại lý thanh toán, trong đó nêu rõ các nội dung hoạt động đại lý thanh toán.
Tỷ giá nóng, doanh nghiệp nên chuyển sang vay VND

Tỷ giá nóng, doanh nghiệp nên chuyển sang vay VND

Tỷ giá VND/USD tăng 3,8% tính từ đầu năm 2024 và liên tục tăng kịch trần những phiên gần đây. Không ngoại trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải bán ngoại tệ ra để can thiệp thị trường. Dù vậy, theo các chuyên gia, tỷ giá sẽ nguội dần nửa cuối năm.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc

Trong dòng chảy hội nhập, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tiếp tục khẳng định giá trị, niềm tự hào về sức mạnh tinh thần, văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Giá xăng đồng loạt tăng, phá mốc 25.000 đồng/lít

Giá xăng đồng loạt tăng, phá mốc 25.000 đồng/lít

Từ 15h hôm nay (17.4), Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Theo đó, xăng E5 RON 92 và dầu diesel đồng loạt tăng.
Vì sao Apple của Tim Cook tăng cường sự hiện diện tại thị trường Việt Nam?

Vì sao Apple của Tim Cook tăng cường sự hiện diện tại thị trường Việt Nam?

Với việc Apple mở cửa hàng trực tuyến đầu tiên cũng như việc CEO Tim Cook ghé thăm, nhiều khả năng Việt Nam sẽ trở thành trọng tâm mới của tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới này.
Bảo đảm đủ điều kiện để Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực sớm

Bảo đảm đủ điều kiện để Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực sớm

Sáng 16/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với Bộ TN&MT và một số bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024.
Quyết liệt các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Quyết liệt các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Công điện 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị

Khẳng định Hà Nội quy hoạch phát triển 14 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 550km, lãnh đạo Hà Nội cho biết thành phố sẽ thay thế tuyến BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng metro.
Hoàn thiện chính sách thuế hướng tới sản xuất và tiêu dùng xanh

Hoàn thiện chính sách thuế hướng tới sản xuất và tiêu dùng xanh

Tại Việt Nam, trong thời gian qua, chính sách thuế đã được xây dựng, ban hành và triển khai một mặt nhằm hạn chế hành vi sản xuất và tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên; mặt khác, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới sản xuất xanh, đầu tư xanh và người dân chuyển hướng sang tiêu dùng xanh (chủ yếu thông qua các ưu đãi thuế). Tuy nhiên, những hạn chế, vướng mắc vẫn tồn tại và phát sinh. Bài viết đánh giá thực trạng chính sách thuế nhằm điều tiết hành vi sản xuất của doanh nghiệp cũng như tiêu dùng của Việt Nam, qua đó kiến nghị giải pháp hoàn thiện.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động