Thiếu đơn hàng, thị trường gỗ ghép thanh trong tình trạng "ngủ đông"

Thiếu vắng đơn hàng trong nước và xuất khẩu, hàng tồn đầy kho, mặt hàng gỗ ghép thanh đang trong tình trạng “ngủ đông” chờ thị trường sáng trở lại.

Hàng tồn đầy kho, lao động cắt giảm trên 50%

Những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11/2022, khi đến các cơ sở sơ chế, chế biến gỗ nguyên liệu rừng trồng và sản xuất gỗ ghép thanh tại tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Đồng Nai, chúng tôi chứng kiến những nhà xưởng chế biến gỗ nguyên liệu im lìm không hoạt động.

Tại Công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu Lâm sản Hải Oanh (ở thôn Yên Thái, xã Tế Lợi, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa), những chồng gỗ ghép thanh nối nhau san sát từ ngoài đường vào trong nhà xưởng.

Những chồng gỗ ghép thanh nối nhau san sát từ ngoài đường vào trong nhà xưởng.
Những chồng gỗ ghép thanh nối nhau san sát từ ngoài đường vào trong nhà xưởng tại Công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu Lâm sản Hải Oanh

Ông Đỗ Văn Hải - Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu Lâm sản Hải Oanh - cho biết, doanh nghiệp có hai hợp phần là gỗ ghép thanh và dăm gỗ.

Trong đó, gia nhập thị trường gỗ ghép thanh vào năm 2018 – khi thị trường đang có nhu cầu lớn, lúc đó, thị trường đắt khách nhưng chúng tôi vẫn còn “bỡ ngỡ”. Bước sang năm 2020, 2021 thị trường vẫn còn túc tắc đơn hàng do nhu cầu sản xuất, chế biến mặt hàng đồ gỗ nội thất và gỗ ngoài trời xuất khẩu tăng cao. Tuy nhiên, bắt đầu sang năm 2022, khi đã quen với thị trường thì đơn hàng gần như dừng hẳn. Đặc biệt, bắt đầu từ quý I/2022 là chúng tôi không bán được nữa.

Thiếu đơn hàng trong nước và xuất khẩu, thị trường gỗ ghép thanh trong tình trạng "ngủ đông"
Nhà xưởng sản xuất của Công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu Lâm sản Hải Oanh "ìm lìm", không hoạt động

Lý giải nguyên nhân về tình trạng này, ông Đỗ Văn Hải cho hay, chúng tôi sản xuất và bán cho công ty thương mại trong thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Tại đây, họ có các nhà máy sản xuất chế biến sâu về tủ quần áo, đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, EU.

Lạm phát cao, kinh tế suy thoái tại các quốc gia này khiến phần đông người dân tại các thị trường này ưu tiên vào tiêu dùng lương thực, thực phẩm và có xu hướng giảm chi tiêu vào những mặt hàng xa xỉ. Đồ gỗ được coi là mặt hàng không thiết yếu, nên sản phẩm này hiện rất khó tiêu thụ. Do không xuất khẩu sản phẩm được nữa, nên các nhà máy chế biến đồ gỗ ngừng mua gỗ nguyên liệu.

Hiện tại chúng tôi đang tồn khoảng 1.400 m3 gỗ ghép thanh tương đương với đọng vốn khoảng 20 tỷ đồng. Doanh nghiệp đang phải sức ép rất lớn. Hàng hóa không bán được, vẫn phải trả lãi vay và nhiều khoản chi phí khác. Công ty cũng đã phải cắt giảm lao động 80% từ thời điểm hết quý I/2022.

Bức tranh ngành gỗ ghép thanh tại Đồng Nai cũng tương tự. Tại Công ty TNHH Mộc Quyết Thắng (ở khu phố 8 – phường Long Bình, thành phố Biên Hòa), mặt hàng gỗ ghép thanh cũng đang chất đầy kho. Bà Nguyễn Hoàng Lý – Giám đốc Công ty Mộc Quyết Thắng – chia sẻ, sự ảm đạm thị trường ván ghép thanh đã diễn ra gần 1 năm nay. Tuy nhiên, thông tin thị trường thường theo chậm hơn diễn biến thực tế của doanh nghiệp.

Cũng theo bà Nguyễn Hoàng Lý, tại phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa có một làng nghề cưa xẻ cực lớn nhằm phục vụ nhu cầu cho hầu như cả miền Nam về phôi nguyên liệu cho sản xuất, xuất khẩu. Nhưng đến nay, rất nhiều người trong làng nghề này đã phải trả xưởng, ngưng sản xuất.

Thiếu đơn hàng trong nước và xuất khẩu, thị trường gỗ ghép thanh trong tình trạng "ngủ đông"
Hàng tồn chất đầy trong kho tại Công ty TNHH Mộc Quyết Thắng

Cố gắng cầm cự từ những đơn hàng sản xuất, xuất khẩu nhỏ nhằm duy trì và giữ chân công nhân. Bà Nguyễn Hoàng Lý cho biết, thị trường gỗ ghép thanh ổn định trong vòng 10 năm trở lại đây. Đáng chú ý, thời điểm dịch Covid-19, thị trường gỗ ghép thanh phát triển rất tốt, có thời điểm sản xuất không kịp để bán và không có tình trạng tồn nguyên liệu trong kho.

Tình trạng “rớt” đơn hàng, giảm sút sản lượng cũng đã diễn ra 8 tháng nay. Bởi đầu ra của gỗ ghép thanh là làm hàng bàn ghế tủ giường, xuất đi Hoa Kỳ, EU. Kinh tế suy thoái tại các thị trường này khiến “tắc” đầu ra của gỗ ghép thanh, đơn hàng không có để xuất khẩu.

Đơn hàng giảm trên 50% và những đơn hàng còn tồn mà khách hàng đã đặt trước đó đối tác cũng giãn, hoãn giao hàng. Xuất khẩu cực kỳ nhỏ giọt. Nguồn vốn quay vòng cực kỳ khó khăn. Trong bối cảnh lãi suất tăng cao. Do đó, doanh nghiệp đang phải đối mặt với khó khăn kép cả về tài chính, đơn hàng và thị trường.

Thiếu đơn hàng trong nước và xuất khẩu, thị trường gỗ ghép thanh trong tình trạng "ngủ đông"
Tình trạng sản xuất gỗ ghép thanh tại Công ty TNHH thương mại sản xuất và dịch vụ Tân Thành Phú cũng tương tự

Ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên, đầu ra của các doanh nghiệp làm gỗ ghép thanh cũng rất ảm đạm. Bà Lưu Phụng Linh Tiên – Giám đốc Công ty TNHH thương mại sản xuất và dịch vụ Tân Thành Phú (ở tại Cụm Công nghiệp Bình Nguyên, xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) – chia sẻ, hiện đơn vị đang còn tồn 800 m3 gỗ ghép thanh. Lực lượng lao động công nhân trong nhà máy cũng đã cắt giảm đến 80%.

Hiện doanh nghiệp chỉ duy trì 1 nhóm nhỏ lao động. Dù rất tiếc nhưng chúng tôi đành phải cho lao động nghỉ việc. Những người lao động mất việc làm sẽ đi tìm công việc mới, đến khi doanh nghiệp có đơn hàng, thị trường khởi sắc trở lại thì việc tuyển dụng lao động rất khó và phải mất công đào tạo. “Xưởng xẻ dừng từ tháng 10 vừa qua, xưởng ghép dừng từ tháng 9. Thời điểm này chỉ còn một ít thợ xẻ gỗ to do máy hộp không xẻ được. Những loại gỗ này bắt buộc phải xẻ, nếu để sẽ bị hư gỗ”, bà Lưu Phụng Linh Tiên cho biết.

Doanh nghiệp trong tình trạng “ngủ đông”

Sản xuất gỗ ghép thanh cho lợi nhuận cao gấp đôi so với làm dăm gỗ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là có đầu ra cho sản phẩm chế biến sâu hay không. Bức tranh ngành gỗ ghép thanh thời điểm này thiếu gam màu sáng. Một số doanh nghiệp chỉ duy trì làm cầm chừng khi có đơn hàng sản xuất, xuất khẩu; một số doanh nghiệp trong tình trạng dừng hẳn bởi càng sản xuất càng lỗ.

Trước đây, giá bán gỗ ghép thanh 12 triệu đồng/m3 (năm 2021), nhưng nay nhiều doanh nghiệp chào bán tại thị trường với mức giá 8 – 9 triệu đồng/m3, đây là mức dưới giá thành để thu hồi vốn. Tuy nhiên, họ cũng không bán được. Theo các doanh nghiệp, nguyên nhân không phải do về giá cả mà do vấn đề không có thị trường đầu ra.

Theo ông Đỗ Văn Hải, nếu thị trường gỗ nguyên liệu “ấm” lên, thì phải mất 6 - 8 tháng sau mới giải quyết hết hàng tồn, khi đó hoạt động sản xuất mới khôi phục được về trạng thái bình thường như trước đây.

Nhưng nếu tình trạng ngành sản xuất đồ gỗ “đóng băng” kéo dài, nguy cơ công ty không cầm cự được. Hiện tại ở Thanh Hóa đã có một số nhà máy chuyên sản xuất gỗ ghép thanh đang lâm vào tình thế phá sản phải rao bán nhà máy.

Thiếu đơn hàng trong nước và xuất khẩu, thị trường gỗ ghép thanh trong tình trạng "ngủ đông"
Thời điểm tháng 7/2022, tại Công ty TNHH thương mại sản xuất và dịch vụ Tân Thành Phú, công nhân vẫn duy trì lao động lượng nhỏ
Thiếu đơn hàng trong nước và xuất khẩu, thị trường gỗ ghép thanh trong tình trạng "ngủ đông"
Còn thời điểm hiện tại, nhà xưởng vắng tiếng máy cắt gỗ, tiếng máy xẻ gỗ

Trong khi mặt hàng ván ghép thanh tụt giảm thê thảm thì dăm gỗ đang “hút hàng”. Bà Hoàng Thị Lý cũng lo ngại nếu tình hình dăm gỗ tiếp tiếp tục tăng giá và chiếm lĩnh nguyên liệu của phôi xuất khẩu thì viễn cảnh sắp tới là rất khó khăn. Trong đó, khó khăn nhất đó là nguồn nguyên liệu sắp tới để chuẩn bị cho các đơn hàng sắp tới nếu kinh tế tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU hồi phục.

“Cây tròn cắt về giá cao do sức hút từ thị trường dăm gỗ, gỗ ghép thanh không có đơn hàng xuất khẩu nên giá giảm. Theo dự báo của EU, Hoa Kỳ, kinh tế sẽ suy giảm đến hết năm sau, khả năng sẽ hồi phục lại. Nếu tình hình dăm gỗ tiếp tiếp tục tăng giá và chiếm lĩnh nguyên liệu của phôi xuất khẩu”, bà Hoàng Thị Lý lo ngại.

Chuyên làm mảng cung cấp gỗ nguyên liệu, việc chuyển sang định hướng mới cũng khó khăn. Ngành dăm gỗ đang "hot", nếu chuyển sang dăm gỗ nhiều doanh nghiệp gỗ ghép thanh đặt câu hỏi liệu có còn kịp không, và trong một vài năm tới ngành dăm gỗ sẽ còn phát triển nữa hay không?

Trong bối cảnh hiện tại, nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương thức "ngủ đông" để đợi thị trường ấm dần. Tuy nhiên, sự chờ đời này đến khi nào và trong bao lâu thì tùy thuộc vào nguồn lực của mỗi doanh nghiệp. “Cố gắng duy trì hoạt động khoảng 50%. Tiền hàng về thì nhỏ giọt và chậm, nhưng chúng tôi duy trì trả lãi ngân hàng và lương công nhân. Hầu hết công ty nào cũng gặp khó khăn như vậy”, bà Nguyễn Hoàng Lý cho biết thêm.

https://congthuong.vn/thieu-don-hang-thi-truong-go-ghep-thanh-trong-tinh-trang-ngu-dong-226007.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thiếu kênh đầu tư hấp dẫn, dòng tiền "đổ dồn" vào ngân hàng

Thiếu kênh đầu tư hấp dẫn, dòng tiền "đổ dồn" vào ngân hàng

Trong bối cảnh thiếu vắng những kênh đầu tư thực sự vượt trội, bất động sản chững lại, vàng biến động khó lường, chứng khoán chưa đủ lực bứt phá thì tiền nhàn rỗi của người dân vẫn tiếp tục “chảy mạnh” vào hệ thống ngân hàng. Một kỷ lục mới vừa được thiết lập, khẳng định xu hướng gửi tiết kiệm vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.
Bắc Ninh: Phát triển cụm công nghiệp theo hướng bền vững

Bắc Ninh: Phát triển cụm công nghiệp theo hướng bền vững

Bắc Ninh đang dành nhiều nguồn lực để thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp theo hướng bền vững; mở ra nhiều cơ hội, tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cất cánh vươn xa.
TP HCM dự kiến chi 7 tỷ USD xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

TP HCM dự kiến chi 7 tỷ USD xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

TP HCM dự kiến đầu tư 7 tỷ USD xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, với khu lõi ở Thủ Thiêm, nhằm thu hút vốn và nâng tầm thị trường tài chính Việt Nam.
Thời điểm thuận lợi để hộ kinh doanh “lên đời” doanh nghiệp

Thời điểm thuận lợi để hộ kinh doanh “lên đời” doanh nghiệp

Các hộ kinh doanh “lên đời” chuyển đổi mô hình doanh nghiệp siêu nhỏ, công ty tư nhân có nhiều thuận lợi.
Phát hành trái phiếu xanh đô thị: Lời giải về vốn dài hạn cho các dự án lớn

Phát hành trái phiếu xanh đô thị: Lời giải về vốn dài hạn cho các dự án lớn

Việt Nam và "siêu đô thị" TP Hồ Chí Minh đang cần đầu tư hàng loạt dự án quy mô lớn. Đây là những lĩnh vực đòi hỏi vốn dài hạn – điều mà trái phiếu xanh đô thị có thể giải quyết hiệu quả.
Hình thức thuế khoán không còn phù hợp với thực tế

Hình thức thuế khoán không còn phù hợp với thực tế

Từ 1/6, theo Nghị định 70, các hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm thuộc một số ngành nghề sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Đồng thời, Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị yêu cầu xóa bỏ hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh chậm nhất trong 2026.

Các tin khác

Đoán đỉnh - đáy của thị trường chứng khoán: Nên hay không?

Đoán đỉnh - đáy của thị trường chứng khoán: Nên hay không?

Xung đột Trung Đột liệu có tác động đến triển vọng của thị trường chứng khoán? Chiến thuật nào cho nhà đầu tư trong các kịch bản?
Giảm thuế VAT, kích tiêu dùng tư nhân

Giảm thuế VAT, kích tiêu dùng tư nhân

Việc giảm VAT sẽ tiếp tục thúc đẩy chi tiêu hộ gia đình trong bối cảnh các bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn, củng cố lập trường chủ động của Chính phủ về hỗ trợ nhu cầu trong nước...
VPBank tăng tốc tiếp sức hộ kinh doanh cá thể

VPBank tăng tốc tiếp sức hộ kinh doanh cá thể

Với định hướng đồng hành lâu dài cùng các hộ kinh doanh cá thể, VPBank đã triển khai loạt giải pháp tài chính hỗ trợ toàn diện...
Sáp nhập tỉnh thành có phải cơ hội "vượt rào" thuế Mỹ cho bất động sản công nghiệp?

Sáp nhập tỉnh thành có phải cơ hội "vượt rào" thuế Mỹ cho bất động sản công nghiệp?

Dưới sức ép từ các rào cản thuế quan của Mỹ khiến dòng vốn đầu tư mới có dấu hiệu chững lại, thì việc sáp nhập địa giới hành chính lại mở ra hướng đi khác cho bất động sản công nghiệp. Không chỉ là cú hích về hạ tầng và quy hoạch, động thái này còn được kỳ vọng sẽ tạo đà tăng trưởng mới, giúp phân khúc công nghiệp giữ vững vị thế “ngôi sao sáng” trong bức tranh toàn ngành địa ốc.
Chính thức thông qua thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt, điều hoà công suất lớn...

Chính thức thông qua thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt, điều hoà công suất lớn...

Sáng 14/6, Quốc hội thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi với 448/454 đại biểu có mặt bấm nút tán thành (93,72% tổng số đại biểu Quốc hội).
Phát triển kinh tế tư nhân là phù hợp với quy luật kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân là phù hợp với quy luật kinh tế

Việc chúng ta coi kinh tế tư nhân là động lực phát triển quan trọng nhất là hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển kinh tế.
Để doanh nghiệp không e dè đào tạo nhân lực công nghệ cao

Để doanh nghiệp không e dè đào tạo nhân lực công nghệ cao

Doanh nghiệp cần được tham gia ngay từ giai đoạn thiết kế chương trình đào tạo, đồng thời được san sẻ áp lực kinh phí, tạo thêm động lực để chủ động phối hợp đào tạo nhân lực.
Việt Nam bứt phá với thanh toán số hiện đại, chi phí thấp

Việt Nam bứt phá với thanh toán số hiện đại, chi phí thấp

Việt Nam đang nằm trong nhóm dẫn đầu toàn cầu về thanh toán từ tài khoản đến tài khoản với hạ tầng hiện đại và chi phí thấp kỷ lục. Hệ sinh thái thanh toán số ngày càng hoàn thiện, tạo lực đẩy quan trọng cho kinh tế số phát triển mạnh mẽ trong nước và ra khu vực.
23 doanh nghiệp trả cổ tức tuần từ 16-20/6

23 doanh nghiệp trả cổ tức tuần từ 16-20/6

Tuần từ 16/6 - 20/6, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 23 doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt. Trong số, CTCP Dịch vụ Sonadezi (Mã: SDV) là đơn vị có tỷ lệ trả cổ tức tiền mặt cao nhất thị trường chứng khoán vào tuần tới.
Nếu Iran đóng eo biển Hormuz, điều gì sẽ xảy ra?

Nếu Iran đóng eo biển Hormuz, điều gì sẽ xảy ra?

Iran dọa đóng eo biển Hormuz giữa lúc căng thẳng với Israel leo thang, có nguy cơ đẩy thế giới đối mặt nguy cơ khủng hoảng năng lượng toàn cầu chưa từng có trong nhiều năm qua.
TP. HCM: Bánh mì, hủ tiếu... đồng loạt  tăng giá

TP. HCM: Bánh mì, hủ tiếu... đồng loạt tăng giá

Những ngày qua, nhiều hàng quán tại TP. HCM rục rịch tăng giá vì áp lực gộp, trong đó có liên quan đến việc tuân thủ quy định thuế mới.
Chuẩn hoá chất lượng lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Chuẩn hoá chất lượng lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Doanh nghiệp xuất khẩu rau quả cần đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ đối tác, phát triển sản xuất xanh, liên kết chặt chẽ để tổ chức sản xuất đạt chuẩn ở từng mắt xích chuỗi cung ứng.
Nợ xấu ngân hàng tăng: Những rủi ro mới khiến áp lực ngày càng lớn

Nợ xấu ngân hàng tăng: Những rủi ro mới khiến áp lực ngày càng lớn

Nợ xấu tại các ngân hàng yếu kém khoảng 537.000 tỷ đồng, chiếm 65% nợ xấu nội bảng của hệ thống, tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng SCB tới hơn 98%.
Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng

Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng

Dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào 17/6, kỳ vọng hoàn thiện khung pháp lý để hỗ trợ các ngân hàng xử lý nợ xấu.
Vốn và cơ chế chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Vốn và cơ chế chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Doanh nghiệp nhỏ không có vốn thì không thể đầu tư nâng cấp, không đủ năng lực để ký được hợp đồng lớn, và do đó lại tiếp tục bị đánh giá là thiếu tiềm năng tín dụng...
Giá vàng tuần tới: Hạn chế “mua đuổi” theo xung đột Israel – Iran

Giá vàng tuần tới: Hạn chế “mua đuổi” theo xung đột Israel – Iran

Dù xung đột Israeal – Iran có thể sẽ tiếp tục đẩy giá vàng tuần tới tăng, nhưng các nhà đầu tư cần cẩn trọng, tránh mua đuổi theo diễn biến của xung đột này.
Bộ Tài chính hướng dẫn rõ việc xử lý trụ sở, nhà đất công sau sắp xếp đơn vị

Bộ Tài chính hướng dẫn rõ việc xử lý trụ sở, nhà đất công sau sắp xếp đơn vị

Để tránh tình trạng lãng phí và sử dụng không hiệu quả tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính, Bộ Tài chính vừa ban hành hướng dẫn cụ thể, yêu cầu các địa phương hoàn tất phương án xử lý tài sản dôi dư trước ngày 30/6/2025.
Thị trường vàng diễn biến lạ: Người mua thưa thớt, cửa tiệm vắng vẻ

Thị trường vàng diễn biến lạ: Người mua thưa thớt, cửa tiệm vắng vẻ

Ghi nhận trong tuần qua cho thấy, tại một số cửa hàng vàng lớn trên phố Trần Nhân Tông, nơi được mệnh danh là “phố vàng” của Hà Nội, không khí giao dịch khá ảm đạm. Trái ngược với cảnh đông đúc, chen lấn thường thấy trong những tháng cao điểm giá vàng biến động, nay các cửa hàng trở nên yên ắng, ít người lui tới.
Xem thêm
Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng  biển.

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giao diện di động