Tài sản thế chấp tại các ngân hàng biến động ra sao trong nửa đầu năm 2024?

Tài sản thế chấp tại loạt ngân hàng tư nhân như ACB, VIB, MB... ngày càng tăng, kèm theo đó nợ xấu cũng tăng không kém.

Ngân hàng xin kéo dài thời gian cơ cấu nợ, rút ngắn thời gian xử lý tài sản bảo đảm

Chia sẻ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội mới đây, vấn đề nợ xấu được nhiều lãnh đạo các ngân hàng quan tâm và đưa ra các giải pháp để kiểm soát và xử lý.

Theo đó, nhiều lãnh đạo ngân hàng đề cập tới sự khó khăn trong việc thu hồi tài sản bảo đảm (TSBĐ) để xử lý nợ xấu, đặc biệt là sau khi Nghị quyết 42 của Quốc hội hết hiệu lực. Điều này làm cho quá trình xử lý nợ xấu kéo dài và gặp nhiều trở ngại pháp lý.

Đơn cử, lãnh đạo VIB đã đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành ban hành các quy định chấp nhận việc các tổ chức tín dụng (TCTD) được quyền thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm nhằm xử lý, thu hồi nợ xấu trong trường hợp hợp đồng bảo đảm được ký kết hợp pháp, có quy định đầy đủ 3 nội dung: Quy định một trong những phương thức xử lý TSBĐ là tổ chức tiến hành thu giữ TSBĐ; Quy định tổ chức tín dụng có quyền thu giữ TSBĐ; Quy định về trình tự thủ tục để tổ chức tín dụng thu giữ TSBĐ.

Tài sản thế chấp tại các ngân hàng biến động ra sao trong nửa đầu năm 2024?

Còn Tổng Giám đốc OCB, ông Phạm Hồng Hải cũng nhấn mạnh cần thiết lập hành lang pháp lý rõ ràng cho việc xử lý và chuyển nhượng TSBĐ là bất động sản.

Ông Hải đề xuất có một hành lang pháp lý thống nhất liên quan đến việc chuyển nhượng TSBĐ là bất động sản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu.

Liên quan đến việc nhận thế chấp bất động sản, Chủ tịch HĐQT ACB Trần Hùng Huy cho rằng, các TCTD mong muốn được có thêm những hướng dẫn chi tiết trong việc nhận thế chấp, cụ thể như liên quan đến đất sản xuất kinh doanh (trả tiền thuê đất hàng năm), đặc biệt trong khu công nghiệp hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Đất đai 2024 chỉ quy định quyền chuyển nhượng, đối với quyền thế chấp thì chỉ được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất và không quy định về thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất.

Việc này gây ảnh hưởng và hạn chế các TCTD trong xác định giá trị đất thuê hàng năm trong khu công nghiệp, tùy thuộc vào sự hợp tác của chủ đầu tư do liên quan đến rủi ro pháp lý khi xử lý TSBĐ. Trong khi đó, nhu cầu thị trường là rất lớn.

Đại diện ngân hàng TPBank, Sacombank, VPBank cũng đề cập tới sự khó khăn trong việc thu hồi TSBĐ để xử lý nợ xấu.

"Núi" sổ đỏ thế chấp ở các ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất, nhưng đồng thời cũng luôn tiềm ẩn rủi ro vì khách hàng vay vốn có thể vì nhiều lý do mà không trả được nợ. Bởi vậy, TSBĐ cho các khoản vay hết sức quan trọng với các nhà băng, là phương án cứu vớt cho các khoản nợ xấu.

TSBĐ tại các ngân hàng hiện nay rất đa dạng từ bất động sản, động sản, tiền gửi, vàng, đá quý, giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị, hàng tồn kho, khoản phải thu… Tuy nhiên, tài sản chủ yếu và phổ biến nhất vẫn là bất động sản.

Bất động sản là tài sản thế chấp phổ biến nhất của các khoản vay tại ngân hàng, thường chiếm quá nửa giá trị tổng số tài sản thế chấp của các ngân hàng. Do đó, sự trầm lắng và khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các ngân hàng từ cho vay, kiểm soát rủi ro và xử lý nợ xấu.

Ở nhóm ngân hàng tư nhân, VIB, ACB, MB, TPBank... dẫn đầu về lượng TSBĐ bằng bất động sản.

Theo đó, tính đến 30/6/2024, tài sản thế chấp (hay gọi là TSBĐ) của khách hàng tại VIB lên tới 574.832 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với đầu năm. Trong đó, tài sản thế chấp là bất động sản ghi nhận hơn 378.355 tỷ đồng, chiếm 66% tổng tài sản thế chấp.

Ngoài ra, VIB còn nhiều tài sản thế chấp khác như phương tiện vận tải hơn 75.545 tỷ đồng, máy móc thiết bị hơn 35.000 tỷ đồng, quyền khai thác tài sản hơn 18.000 tỷ đồng...

Tài sản thế chấp tại các ngân hàng biến động ra sao trong nửa đầu năm 2024?
Nguồn: Báo cáo tài chính Hợp nhất Soát xét 6 tháng đầu năm 2024 tại VIB.

Điển hình tại ACB, tính đến 30/6/2024, tài sản thế chấp của khách hàng lên tới hơn 1,016 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Trong đó, số dư bất động sản thế chấp ghi nhận hơn 923.850 tỷ đồng, tăng 7%, chiếm tới 91% tổng tài sản thế chấp của khách hàng.

Ngoài bất động sản, tài sản thế chấp tại ACB còn có máy móc, thiết bị hơn 3.955 tỷ đồng; hàng tồn kho hơn 794 tỷ đồng; giấy tờ có giá hơn 61.019 tỷ đồng và tài sản khác hơn 27.164 tỷ đồng.

Tài sản thế chấp tại các ngân hàng biến động ra sao trong nửa đầu năm 2024?
Nguồn: Báo cáo tài chính Hợp nhất Soát xét 6 tháng đầu năm 2024 tại ACB.

Còn tại MB, tài sản thế chấp tại thời điểm 30/6/2024 lên tới 1,426 triệu tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với đầu năm. Trong đó, số dư bất động sản thế chấp ghi nhận hơn 695.365 tỷ đồng, tăng nhẹ 6% so với đầu năm.

Tài sản thế chấp tại MB còn có động sản hơn 103.828 tỷ đồng; giấy tờ có giá hơn 80.542 tỷ đồng; các khoản phải thu hơn 205.688 tỷ đồng và TSBĐ khác hơn 340.896 tỷ đồng.

Tài sản thế chấp tại các ngân hàng biến động ra sao trong nửa đầu năm 2024?
Nguồn: Báo cáo tài chính Hợp nhất Soát xét 6 tháng đầu năm 2024 tại MB.

Hay tại TPBank, tài sản thế chấp tính đến 30/6/2024 đạt hơn 894.644 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm. Trong đó, bất động sản thế chấp ghi nhận hơn 240.194 tỷ đồng; động sản thế chấp hơn 111.728 tỷ đồng; giấy tờ có giá hơn 51.993 tỷ đồng và các TSBĐ khác hơn 490.728 tỷ đồng.

Tăng trưởng giá trị bất động sản thế chấp thấp hơn tăng trưởng tổng tài sản thế chấp cho thấy tỷ trọng của bất động sản đang giảm dần và khả năng ngân hàng đang sử dụng nhiều hơn các loại tài sản khác (động sản, tiền gửi, chứng từ có giá, tài sản khác) để làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay.

Mỗi ngân hàng lại có yêu cầu với TSBĐ khác nhau, dẫn tới tỷ lệ thế chấp bất động sản/tổng thế chấp phân hóa.

Từ giữa năm 2022, ngành bất động sản đang gặp nhiều vấn đề pháp lý khiến dòng tiền không đáp ứng được kế hoạch trả nợ, đặc biệt là nợ trái phiếu, góp phần làm tăng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng.

Huy Tùng - Lê Thanh

Huy Tùng - Lê Thanh
kinhtexaydung.petrotimes.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ngân hàng cần kết nối triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng sau bão Yagi

Ngân hàng cần kết nối triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng sau bão Yagi

Các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ tiếp tục rà soát, báo cáo số liệu khách hàng thiệt hại do bão Yagi về NHNN và cập nhật thường xuyên số liệu này.
Tài sản thế chấp tại các ngân hàng biến động ra sao trong nửa đầu năm 2024?

Tài sản thế chấp tại các ngân hàng biến động ra sao trong nửa đầu năm 2024?

Tài sản thế chấp tại loạt ngân hàng tư nhân như ACB, VIB, MB... ngày càng tăng, kèm theo đó nợ xấu cũng tăng không kém.

Các tin khác

Tạo cơ chế hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn

Tạo cơ chế hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn

Trước thiệt hại to lớn của doanh nghiệp trong cơn bão số 3, Agribank đã chủ động triển khai chương trình giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại.
Ngân hàng Nhà nước có khả năng cân nhắc nới lỏng tiền tệ hơn nữa?

Ngân hàng Nhà nước có khả năng cân nhắc nới lỏng tiền tệ hơn nữa?

Việc Fed công bố cắt giảm lãi suất 0,5% có thể làm tăng khả năng (và áp lực) đối với NHNN trong việc cân nhắc nới lỏng chính sách một cách tương tự.
“Đòn bẩy” tăng trưởng tín dụng

“Đòn bẩy” tăng trưởng tín dụng

Điều kiện để tiếp tục duy trì và mở rộng nới lỏng tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo kịch bản cao đã sẵn sàng.
Các ngân hàng tích cực triển khai nhiều chính sách để hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão số 3

Các ngân hàng tích cực triển khai nhiều chính sách để hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão số 3

Nhiều ngân hàng đã áp dụng các chương trình hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3. Bên cạnh chính sách cơ cấu nợ, giãn hoãn nợ, hầu hết các ngân hàng triển khai giảm lãi suất cho vay trên dư nợ hiện hữu và dư nợ vay mới, phổ biến ở mức từ 1 - 2%. Cá biệt có ngân hàng giảm tới 50% tiền lãi hiện tại cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng của bão lụt.
4 giải pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước đến cuối năm 2024

4 giải pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước đến cuối năm 2024

NHNN tiếp tục các giải pháp điều hành tín dụng chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến vĩ mô, lạm phát, tạo điều kiện tiếp cận vốn.
Kỳ vọng Việt Nam duy trì lãi suất chính sách, "để mắt" rủi ro lạm phát

Kỳ vọng Việt Nam duy trì lãi suất chính sách, "để mắt" rủi ro lạm phát

Quyết định mới nhất của FOMC là một bất ngờ so với dự báo của chúng tôi. Việt Nam lựa chọn chính sách lãi suất nào trong thời gian còn lại của 2024?
Nợ thuế và chuyện hài hòa lợi ích

Nợ thuế và chuyện hài hòa lợi ích

Chế tài tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế đang ngày càng nỗi ám ảnh với doanh nghiệp. Sự cân bằng, hài hòa lợi ích đang rất cần thấu tỏ, sẻ chia từ cơ quan quản lý.
Xây dựng gói lãi suất 0% hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng bão Yagi

Xây dựng gói lãi suất 0% hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng bão Yagi

Chính phủ chỉ đạo ngành ngân hàng đưa ra chính sách ưu đãi tín dụng hay gói lãi suất 0% hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão Yagi.
Vốn hỗ trợ vượt bão

Vốn hỗ trợ vượt bão

Việc hỗ trợ nguồn vốn tiếp sức cho doanh nghiệp, người dân khôi phục hoạt động kinh doanh và đời sống là cấp thiết.
Ngân hàng chủ động tăng vốn, tạo đà phát triển bền vững

Ngân hàng chủ động tăng vốn, tạo đà phát triển bền vững

Tăng vốn điều lệ là một trong những vấn đề quan trọng và cách hữu hiệu nhất giúp ngân hàng tăng tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo an toàn hoạt động và là cơ sở để mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Ngân hàng giảm lãi vay cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão Yagi

Ngân hàng giảm lãi vay cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão Yagi

Mức giảm lãi suất từ 0,5 - 2% được áp dụng cho hàng chục nghìn khách hàng bị thiệt hại vì bão.
Xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư khi FED giảm lãi suất

Xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư khi FED giảm lãi suất

Sự đảo ngược chính sách lãi suất của FED không chỉ tác động trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà cả kinh tế toàn cầu, nhất là các thị trường đang phát triển và phụ thuộc nhiều vào dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Ngân hàng dồn dập bán trái phiếu lãi suất cao, tranh thủ hút tiền trước khi BĐS nóng lại

Ngân hàng dồn dập bán trái phiếu lãi suất cao, tranh thủ hút tiền trước khi BĐS nóng lại

Trái phiếu ngân hàng đang trở thành kênh đầu tư cạnh tranh nhờ mức lãi suất hấp dẫn, cao hơn gửi tiết kiệm. Nhiều ngân hàng chào bán trái phiếu cho nhà đầu tư lãi suất với lãi suất từ 5,5%/năm đến gần 8%/năm.
“Bệ phóng” tín dụng tiêu dùng

“Bệ phóng” tín dụng tiêu dùng

Cùng với đà phục hồi của nền kinh tế, tín dụng tiêu dùng đang có cơ sở khởi sắc trở lại, đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng GDP.
Giải quyết bài toán lớn trong chuyển đổi số lĩnh vực tài chính, ngân hàng với GenAl

Giải quyết bài toán lớn trong chuyển đổi số lĩnh vực tài chính, ngân hàng với GenAl

Chuyển đổi số ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (BFSI) với việc ứng dụng AI tạo sinh - GenAl được xem là lời giải giúp các doanh nghiệp Việt Nam đi tắt đón đầu.
Đóng cửa nhiều phòng giao dịch, SCB giảm hạn mức chuyển tiền nhanh còn tối đa 10 triệu đồng/lần/ngày

Đóng cửa nhiều phòng giao dịch, SCB giảm hạn mức chuyển tiền nhanh còn tối đa 10 triệu đồng/lần/ngày

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) thông báo từ 13h ngày 12/09/2024, áp dụng hạn mức giao dịch Chuyển tiền nhanh Napas 247 dành cho Khách hàng cá nhân tối đa 10 triệu đồng/lần/ngày/khách hàng.
Điều kiện “kép” đẩy tiền ra thị trường

Điều kiện “kép” đẩy tiền ra thị trường

Tỷ giá tiếp tục giảm giúp NHNN có điều kiện tăng mua vào ngoại tệ để bổ sung dự trữ ngoại hối. Cùng với đó, áp lực giữ lãi suất liên ngân hàng cao hạ xuống.
Hàng chục nghìn tỷ nợ xấu khó thu hồi

Hàng chục nghìn tỷ nợ xấu khó thu hồi

Nợ xấu ngành ngân hàng tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm và được dự báo sẽ tiếp tục đi lên. Trong khi đó, việc xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động