Sản xuất công nghiệp phục hồi chậm

Chỉ số công sản xuất công nghiệp (IIP) 11 tháng của năm 2023 mặc dù có chuyển biến tích cực nhưng còn chậm. IIP toàn ngành công nghiệp năm 2023 ước chỉ tăng khoảng 2,84%, là mức tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây.

Sản xuất công nghiệp phục hồi chậm- Ảnh 1.

IIP toàn ngành công nghiệp năm 2023 ước chỉ tăng khoảng 2,84%, là mức tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây. Ảnh minh họa

Theo báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị tổng kết năm 2023 sáng ngày 20/12, năm 2023, theo ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 2,84%, thấp hơn cùng kỳ năm trước (tăng 7,8%).

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, mặc dù vẫn còn khó khăn nhưng sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng, quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng.

Điểm sáng công nghiệp chế biến, chế tạo

Một trong những điểm sáng của sản xuất công nghiệp là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Đây cũng là ngành quyết định chủ yếu đến tốc độ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất cho khu vực công nghiệp và là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 11 tháng năm 2023 tăng 1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,4%).

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 1,1% (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,7%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,2%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,9%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 2,8%, làm giảm 0,4 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm gần đây

Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu cụ thể, IIP mặc dù có chuyển biến tích cực nhưng còn chậm, mới chỉ bắt đầu phục hồi từ cuối quý III, đầu quý IV (so với cùng kỳ năm trước, IIP bắt đầu tăng sau 9 tháng), IIP toàn ngành công nghiệp năm 2023 ước chỉ tăng khoảng 2,84%, là mức tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây.

Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, giảm dần ngành công nghiệp khai khoáng và từ các ngành thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp công nghệ cao có phần chững lại khi tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến, chế tạo giảm từ 86% năm 2022 xuống còn 84,9% trong 11 tháng năm 2023.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, để tăng tốc phát triển sản xuất công nghiệp trong năm 2024, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% so với năm 2023, Bộ Công Thương đã chỉ đạo, tập trung bám sát kịch bản tăng trưởng và những giải pháp trọng tâm cần thực hiện đã được Bộ Công Thương xây dựng và ban hành trong năm 2024.

Cần chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nền tảng

Trong đó, tập trung đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện cơ cấu lại ngành Công Thương gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.

Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tính nền tảng, quan trọng và công nghiệp hỗ trợ; đồng thời, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao (như sản xuất chíp bán dẫn, khai thác chế biến khoáng sản) để trở thành một động lực thúc mới đẩy sự phát triển của ngành.

Bộ tiếp tục củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế; thực hiện hiệu quả, cơ cấu ngành Công Thương gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh doanh nghiệp, sản phẩm; đẩy mạnh cải cách thể chế và khơi thông nguồn lực; tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh; quyết liệt triển khai thực hiện và hoàn thành đưa vào vận hành các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm theo đúng tiến độ.

Đối với ngành dầu khí, cần đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản và tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở trong nước, nhất là ở những vùng nước sâu, xa bờ; bảo đảm tìm kiếm, thăm dò dầu khí đi trước một bước, nhằm gia tăng và đặt cơ sở trữ lượng dầu khí cho sự phát triển bền vững, lâu dài của ngành dầu khí. Đồng thời, tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện khung pháp lý đối với ngành dầu khí, đảm bảo phù hợp với Luật Dầu khí (sửa đổi) đã được thông qua nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và phù hợp với tình hình mới của ngành dầu khí.

Riêng đối với EVN và đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, phấn đấu sớm đưa vào vận hành nhiều công trình lưới điện trong năm 2024 như: Đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu, Đường dây 500kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa, Đường dây 500kV NĐ Nam Định I - Phố Nối, Trạm biến áp 500 kV Bắc Ninh và đường dây đấu nối, Đường dây 500kV Thanh Hóa - Rẽ Nho Quan - Hà Tĩnh, Trạm biến áp 500kV Thanh Hóa…; đưa các dự án nguồn điện lớn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp điện đi vào vào vận hành như Tổ máy 2 (714MW) - Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1, các Nhà máy thủy điện: thủy điện Nậm Củm 4 (54 MW), Bản Mồng (45 MW), Ialy mở rộng (360 MW)... huy động tối đa các nguồn lực bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt.

Đối với ngành công nghiệp hỗ trợ cần khẩn trương hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ, cũng như sửa đổi, bổ sung Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ… nhằm tạo cơ chế tháo gỡ các điểm nghẽn về thị trường, tín dụng cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Đồng thời, tạo cơ sở trực tiếp tiến hành các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, thúc đẩy các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa của các ngành công nghiệp.

Riêng trong năm 2024, Bộ sẽ tập trung những giải pháp trọng tâm như: Chủ động triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được Chính phủ thông qua nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thúc đẩy đưa vào vận hành các dự án sản xuất công nghiệp mới nhằm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tạo thêm năng lực cho phát triển sản xuất và nguồn hàng cho xuất khẩu.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển công nghiệp; rà soát, cải cách cơ chế chính sách, quy hoạch phát triển công nghiệp; điều chỉnh cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ, đặc biệt là tăng cường liên kết giữa các địa phương trong phát triển công nghiệp, hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp theo lợi thế của các địa phương.

Năm 2024, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp ưu tiên; đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, phát triển sản xuất thông minh trong những ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn và công nghiệp ưu tiên.

Nguồn: Sản xuất công nghiệp phục hồi chậm

Phan Trang
baochinhphu.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 6,4%

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 6,4%

Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore) vừa phát hành báo cáo dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả năm 2024, điều chỉnh tăng lên mức 6,4%.
GDP quý 3 ước tăng 7.4%

GDP quý 3 ước tăng 7.4%

Theo công bố của Tổng Cục thống kê, tăng trưởng GDP quý 3/2024 ước đạt 7.4%. Trong đó, tăng trưởng đến nhiều từ khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.
Vì sao các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực AI hút vốn “khủng”?

Vì sao các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực AI hút vốn “khủng”?

Ngày càng nhiều các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực AI thu hút vốn đầu tư “khủng”.
GDP quý III tăng 7,4%

GDP quý III tăng 7,4%

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III/2024 tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 9 tháng năm 2024, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước.
Nhận vốn xanh để "sống bền vững"

Nhận vốn xanh để "sống bền vững"

Là doanh nghiệp lập “hat - trick” - nhận 3 nguồn vốn tài trợ xanh từ 3 quỹ đầu tư châu Âu trong năm 2024, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Phúc Sinh Group đã có những chia sẻ.
Giá vàng tuần tới: “Bệ phóng” từ xung đột địa chính trị

Giá vàng tuần tới: “Bệ phóng” từ xung đột địa chính trị

Dù dữ liệu kinh tế Mỹ khả quan hơn khiến FED có thể không tiếp tục giảm lãi suất 0,5%, nhưng xung đột địa chính trị Trung Đông lại hỗ trợ giá vàng tuần tới.

Các tin khác

Thủ tướng gặp đại diện doanh nghiệp: Cần giải pháp tài chính đột phá

Thủ tướng gặp đại diện doanh nghiệp: Cần giải pháp tài chính đột phá

NHNN cho rằng cần có một đánh giá tổng thể về thực trạng doanh nghiệp Việt Nam đưa ra giải pháp tài chính, ví dụ như bảo lãnh cho doanh nghiệp giải quyết vấn đề vốn.
Thủ tướng: Không có đội ngũ doanh nhân giỏi thì dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ

Thủ tướng: Không có đội ngũ doanh nhân giỏi thì dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ

Nhấn mạnh vai trò của doanh nhân, Thủ tướng cho biết không có đội ngũ doanh nhân giỏi thì dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ và đất nước sẽ không thể thịnh vượng.
Thủ tướng gặp đại diện doanh nghiệp: Khẩn trương xây dựng cơ chế phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thủ tướng gặp đại diện doanh nghiệp: Khẩn trương xây dựng cơ chế phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng.
Gỡ vướng hoàn thuế Giá trị gia tăng: Giải pháp từ ứng dụng số hóa

Gỡ vướng hoàn thuế Giá trị gia tăng: Giải pháp từ ứng dụng số hóa

Ứng dụng số hóa vào thực thi chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) giúp tăng cường tuân thủ thuế, giảm gian lận và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp... Đồng thời đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Vàng ngày càng “bỏng tay”

Vàng ngày càng “bỏng tay”

Giá vàng thế giới lập đỉnh 2.685 USD/ounce trong phiên cuối tháng 9/2024, tính từ đầu năm đến giờ đã tăng khoảng 30% - mức tăng cao nhất trong hơn chục năm qua.
5 ngành dự báo tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý III/2024

5 ngành dự báo tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý III/2024

Agriseco cho rằng phân bón, bán lẻ, chăn nuôi, ngân hàng và logistics có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý III, dao động từ 22% đến 1.620%.
Giá vàng trong nước tăng mạnh, chuyên gia thế giới dự báo ra sao?

Giá vàng trong nước tăng mạnh, chuyên gia thế giới dự báo ra sao?

Giá vàng miếng SJC trong nước bất ngờ tăng mạnh sau nhiều phiên nằm bất động, qua đó, đưa giá vàng chạm ngưỡng 84 triệu đồng/lượng.
Trung Quốc giảm lãi suất, nắn dòng tiền vào tiêu dùng

Trung Quốc giảm lãi suất, nắn dòng tiền vào tiêu dùng

Trung Quốc tiếp tục giảm lãi suất cho người vay mua nhà, góp phần giảm bớt áp lực trả nợ ngân hàng, nắn dòng tiền vào tiêu dùng.
Phát triển khu công nghiệp sinh thái còn nhiều rào cản

Phát triển khu công nghiệp sinh thái còn nhiều rào cản

Lợi ích do các Khu công nghiệp sinh thái mang lại là rất lớn, tuy nhiên, việc phát triển Khu công nghiệp sinh thái hiện nay vẫn còn nhiều rào cản.
Lực đẩy GMD

Lực đẩy GMD

Liên minh với các hãng tàu và triển khai các dự án mới được kỳ vọng sẽ tạo lực đẩy cho Công ty CP Gemadept (HoSE: GMD).
Trung Quốc có những lợi thế nào tại Đông Nam Á?

Trung Quốc có những lợi thế nào tại Đông Nam Á?

Các dự án cơ sở hạ tầng tại Đông Nam Á có thể giúp Trung Quốc nâng tầm ảnh hưởng trong khu vực.
Giá vàng tuần tới có dễ vượt đỉnh 2.700 USD/oz?

Giá vàng tuần tới có dễ vượt đỉnh 2.700 USD/oz?

Giá vàng tuần tới có dễ vượt qua mức đỉnh cao kỷ lục mới 2.700 USD/oz hay không đang là vấn đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Cải thiện quy định kinh doanh để hỗ trợ tăng trưởng năng suất ở Việt Nam cần đột phá, rõ ràng hơn

Cải thiện quy định kinh doanh để hỗ trợ tăng trưởng năng suất ở Việt Nam cần đột phá, rõ ràng hơn

Tại nội dung góp ý dự thảo Báo cáo "Cải thiện quy định kinh doanh để hỗ trợ tăng trưởng năng suất ở Việt Nam", gửi Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ mới đây, VCCI đã đề xuất làm rõ hơn một số khuyến nghị.
Vàng tương lai tiến sát mốc 2,700 USD chờ bài phát biểu của Chủ tịch Fed

Vàng tương lai tiến sát mốc 2,700 USD chờ bài phát biểu của Chủ tịch Fed

Giá vàng tăng nhẹ vào ngày thứ Năm (26/09), tiến gần mức cao kỷ lục khi thị trường tập trung chờ bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell để có thêm gợi ý về lãi suất.
Vì sao ADB hạ dự báo tăng trưởng của Đông Nam Á?

Vì sao ADB hạ dự báo tăng trưởng của Đông Nam Á?

Dự báo tăng trưởng chung cho Đông Nam Á được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) điều chỉnh giảm mặc dù có triển vọng tích cực từ Singapore.
Thêm đối thủ với cà phê Việt Nam

Thêm đối thủ với cà phê Việt Nam

Cà phê châu Phi âm thầm chinh phục thị trường Trung Quốc, từng có thời điểm vượt mặt cà phê Việt Nam tại thị trường này.
Thực hư bùng nổ sản xuất dưới thời Tổng thống Joe Biden

Thực hư bùng nổ sản xuất dưới thời Tổng thống Joe Biden

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris tin rằng nền sản xuất Mỹ đã hưởng lợi dưới sự lèo lái của ông Biden, nhưng điều này đang gây tranh cãi.
VCCI kiến nghị giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tái thiết sản xuất sau bão lũ

VCCI kiến nghị giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tái thiết sản xuất sau bão lũ

Siêu bão Yagi cùng các đợt mưa lũ kéo dài đã gây ra thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương và gây ra những hậu quả lớn cho cộng đồng doanh nghiệp. Việc tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ thiết thực và kịp thời từ Chính phủ để doanh nghiệp phục hồi và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh rất cần thiết trong lúc này.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động