Quyền lực định giá dầu chuyển từ châu Âu sang châu Á?

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với dầu của Nga và Iran đã khiến dòng chảy nhiên liệu giá rẻ chuyển sang châu Á và trong quá trình này làm xói mòn xu hướng kéo dài hàng thập kỷ, theo đó châu Á đã phải trả giá mua năng lượng đắt hơn so với châu Âu.
Thứ tiếng nằm trong top 4 ngôn ngữ quyền lực nhất thế giới, dễ học nhưng ra trường có thể kiếm tới 40 triệu/tháng! Thứ tiếng nằm trong top 4 ngôn ngữ quyền lực nhất thế giới, dễ học nhưng ra trường có thể kiếm tới 40 triệu/tháng!
Việt Nam xếp thứ 12 các quốc gia quyền lực nhất khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Việt Nam xếp thứ 12 các quốc gia quyền lực nhất khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Các nhà phân tích và quan chức chính phủ từ các nước tiêu dùng năng lượng sử dụng thuật ngữ “

Asian premium

” (mức cộng giá dầu châu Á), nghĩa là mức giá cao hơn mà các nhà nhập khẩu châu Á phải trả (so với châu Âu) cho các nhà xuất khẩu dầu lớn, chẳng hạn như các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Đối với châu Á, mức cộng này giảm tương đương với một biện pháp kích thích kinh tế, làm nổi bật một hậu quả không mong muốn khác của các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp dụng đối với dầu mỏ và khí đốt xuất khẩu của Nga. Điều đó cũng dẫn đến việc người châu Âu phải tăng số tiền trả cho khí đốt tự nhiên mà họ mua vào.

Ole Hansen, người phụ trách bộ phận chiến lược hàng hóa của Saxo Bank, cho biết: “Có thể nói rằng một số người tiêu dùng lớn ở châu Á, đáng chú ý nhất là Ấn Độ và Trung Quốc, là những người được hưởng lợi lớn từ các lệnh trừng phạt”.

Theo dữ liệu của Kpler, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã khiến Nga bán lượng dầu thô cho châu Á trong năm tính đến tháng 1/2023 nhiều hơn gấp đôi mức bình thường. Iran, dù đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ, đã đẩy mạnh xuất khẩu lên mức cao nhất trong 3 năm, với Trung Quốc là người mua lớn nhất, theo một số ước tính.

Dòng chảy dầu thô sang châu Á.

Theo dữ liệu của Refinitiv Eikon, đối với hỗn hợp dầu xuất khẩu chủ chốt của Nga là Urals, trước khi xảy ra xung đột ở Ukraine đã được bán ở châu Âu với giá thấp hơn (gọi là giá trừ lùi –

discount)

vài USD/1 thùng so với giá dầu Brent – được xác định là giá tham chiếu cho toàn cầu, nhưng có lúc giá bán cho khách hàng châu Á với giá thấp hơn 24 USD. Một số nguồn tin trong ngành cho biết mức chênh lệch này hiện đang được thu hẹp về mức 10-15 USD/thùng.

Ngay cả với mức chiết khấu khoảng 15 USD/thùng, một nhà máy lọc dầu ở Ấn Độ xử lý 200.000 thùng mỗi ngày sẽ tiết kiệm được 3 triệu USD mỗi ngày cho việc mua dầu thô so với đối thủ châu Âu. Trên cơ sở hàng năm, khoản tiết kiệm sẽ là trên 1 tỷ đô la.

Hardeep Singh Puri, Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Ấn Độ, hồi đầu tháng 2 cho biết nước này sẽ tiếp tục mua dầu từ Nga nếu giá "tiếp tục tốt".

Từ người chấp nhận giá trở thành người quyết định giá

Mức cộng giá dầu châu Á bắt đầu có từ khi các nước sản xuất bắt đầu đưa ra giá dầu thô của họ vào những năm 1980, và giá này có thể cao hơn đối với các khách hàng ở châu Á, những người phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu, khiến họ trở thành những người phải chấp nhận giá.

Những người mua dầu ở châu Á trước đây đã có những nỗ lực để giảm mức cộng, đầu tư vào năng lực lọc dầu để thúc đẩy nhu cầu và cải thiện sức mạnh của họ trong đàm phán.

Saudi Arabia và các nhà xuất khẩu hàng đầu khác đã phản ánh xu hướng thay đổi hiện tại về giá bán chính thức (OSP) thấp hơn đáng kể, được thể hiện dưới dạng chênh lệch so với giá tham chiếu ở các khu vực.

Trong 3 tháng tính đến tháng Hai, Saudi Arabia đã giảm giá dầu Arab Light hàng đầu của mình cho người mua châu Á - mặc dù đã tăng giá dầu thô giao vào tháng Tư – bốc xếp vào tháng Ba.

Mặc dù vậy, kể từ tháng 11/2022, Saudi Arabia đã hạ mức cộng đối với dầu Arab Light bán ở châu Á xuống 3,35 USD/thùng. Chênh lệch giá bán dầu tới châu Âu cơ sở Ras Tanura đã tăng thêm 10 US cent/thùng so với cùng kỳ trong cùng kỳ năm trước.

Các nhà xuất khẩu lớn khác của OPEC là Iraq và Kuwait cũng đã giảm OSP của họ sang châu Á kể từ tháng 11/2022. Iraq, quốc gia duy nhất trong số hai quốc gia cũng phát hành giá cho châu Âu, đã hạ mức chênh lệch giá đối với dầu Basrah Trung bình và Nặng cho khách hàng châu Á, đồng thời tăng chênh lệch giá đối với khách hàng châu Âu.

“Trước là Iran, và bây giờ thêm cả Nga ngày càng cạnh tranh về giá và các nhà sản xuất Trung Đông khác phải điều chỉnh giá của họ cho phù hợp - kết quả là giá bán tương đối cao hơn cho khách hàng châu Âu,” ông Hansen cho biết.

Châu Âu mất nguồn cung dầu

Ấn Độ nằm trong số những nước đã phàn nàn về mức cộng mà châu Á phải trả cho các nhà xuất khẩu dầu lớn.

Jorge Montepeque, người đã từng làm việc tại S&P Global Platts trong nhiều thập kỷ, cho biết: “Người châu Á từng có ít lựa chọn về hơn so với phần còn lại của thế giới vì họ cần trả giá cao để thu hút dầu xuất khẩu đường dài”. "Vì vậy, theo định nghĩa, người châu Á phải trả thêm tiền, trong khi châu Âu và châu Mỹ có nguồn cung cấp tại chỗ."

Giờ đây, với việc châu Âu mất nguồn cung cấp dầu thô của Nga, lục địa này cần phải hút dầu từ các mỏ xa hơn và "về lý thuyết, việc Trung Đông định giá sẽ trở nên bất lợi cho người châu Âu".

Giá dầu thô Arab Light, theo ước tính dựa trên dữ liệu của Refinitiv, ở châu Âu đã tiến gần đến mức ngang giá và đôi khi vượt quá giá ở châu Á vào năm 2023. Trong khi đó, vào năm 2021 và đầu năm 2022, giá ở châu Á chủ yếu ở mức cao, như thể hiện trong biểu đồ dưới đây:

Giá dầu thô Light Saudi Arabia tại Châu Á và châu Âu.

”Không có thị trường tự do”

Neil Atkinson, một nhà phân tích độc lập và cựu quan chức cấp cao của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cho biết sự sụt giảm xuất khẩu dầu từ Nga tới phương Tây và dầu bán cho Ấn Độ với giá chiết khấu đang khiến mức cộng giá dầu châu Á giảm xuống.

Ông nói: “Những kiểu mẫu bình thường về mức cộng hoặc mức chiết khấu giá dầu bán ở châu Á không thực sự được áp dụng vào lúc này”. "Hoàn cảnh thật phi thường. Về cơ bản, chúng ta không có thị trường tự do mà chúng ta sẽ có trong thời gian bình thường."

Trong một ví dụ khác về thị trường dầu thô châu Âu phải chịu giá cao hơn, dầu thô Johan Sverdrup của Na Uy vào ngày 16 tháng 2 đã được chào bán với giá cao hơn so với dầu Brent, trái ngược với mức trừ lùi 5,15 USD vào cuối tháng 11. Không rõ liệu dầu đó có tìm được người mua hay không?

Sverdrup, mỏ dầu sản xuất lớn nhất châu Âu, ra mắt thị trường vào năm 2020. Ban đầu, hầu hết các chuyến dầu từ mỏ này được chuyển đến châu Á.

Sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm ngoái, hầu hết các chuyến hàng của Sverdrup vẫn ở châu Âu và đã thay thế dầu Urals của Nga cho nhiều nhà máy lọc dầu.

Về dài hạn, xu hướng hiện tại có thể sẽ thay đổi trở về như cũ. Nếu cuộc chiến tranh ở Ukraine kết thúc, dòng chảy dầu thô Nga tới châu Âu có thể sẽ được khôi phục.

"Một khi chiến tranh kết thúc, tôi tin rằng một số hoạt động bình thường sẽ quay trở lại và cuối cùng các biện pháp trừng phạt sẽ được dỡ bỏ cho phép Nga cạnh tranh bình đẳng để giành khách hàng", ông Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết.

Tham khảo: Reuters

Vân Chi
https://markettimes.vn/quyen-luc-dinh-gia-dau-chuyen-tu-chau-au-sang-chau-a-19887.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa thu hơn 3.800 tỷ đồng từ du lịch trong kỳ nghỉ lễ

Thanh Hóa thu hơn 3.800 tỷ đồng từ du lịch trong kỳ nghỉ lễ

Tổng thu du lịch của Thanh Hóa trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5 đón hơn 1,5 triệu lượt khách, doanh thu đạt hơn 3.800 tỷ đồng.
Giải ngân đầu tư công và cú hích từ các đại dự án

Giải ngân đầu tư công và cú hích từ các đại dự án

Giải ngân vốn đầu tư công vẫn là giải pháp mang tính động lực cho tăng trưởng kinh tế, vì vậy, Chính phủ vẫn đang tiếp tục quyết liệt đốc thúc.
Hàng loạt BĐS “vàng” được nêu trong vụ ly hôn của cựu Giám đốc Sở tỉnh Quảng Nam

Hàng loạt BĐS “vàng” được nêu trong vụ ly hôn của cựu Giám đốc Sở tỉnh Quảng Nam

Nhiều bất động sản nằm tại các tuyến đường có giá trị cao tại TP Đà Nẵng được nêu tên trong vụ xử ly hôn của ông Lê Phước Hoài Bảo – cựu Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Nam và vợ. Vụ việc do Toà án nhân dân quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) thụ lý.
Người sáng lập Ngân hàng ACB Trần Mộng Hùng qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB Trần Mộng Hùng qua đời

Ông Trần Mộng Hùng - người sáng lập Ngân hàng ACB - đã qua đời ngày 25-4 vì tuổi cao sức yếu.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước đạt trên 522 ngàn tỷ đồng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước đạt trên 522 ngàn tỷ đồng

Tổng cục Thống kê cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước nhờ sự đóng góp tích cực của ngành du lịch.
Hạ tầng Đèo Cả báo lãi quý tăng 32%, vốn lưu động duy trì mức âm trên nghìn tỷ

Hạ tầng Đèo Cả báo lãi quý tăng 32%, vốn lưu động duy trì mức âm trên nghìn tỷ

Tại cuối quý I, tổng dư nợ vay của Hạ tầng Đèo Cả đạt gần 20.100 tỷ đồng, hơn gấp đôi vốn chủ sở hữu. Chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng Vietinbank với khoản nợ vay ngắn và dài hạn hơn 19.100 tỷ đồng.

Các tin khác

Chinh phục thị trường nội địa: “Bệ đỡ” vững chắc cho doanh nghiệp

Chinh phục thị trường nội địa: “Bệ đỡ” vững chắc cho doanh nghiệp

Với quy mô lớn, thị trường nội địa là “bệ đỡ” vững chắc cho các doanh nghiệp (DN) Việt, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng có những biến động phức tạp, khó lường. Do đó, DN cần “bám sâu rễ, bền gốc” ở thị trường nội địa, làm hành trang vững chắc để phát triển, vươn ra thị trường thế giới.
Lộ diện 5 địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Lộ diện 5 địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Trong năm 2023, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai, TP HCM, Hải Phòng là 5 tỉnh thành có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước.
Trái phiếu xanh tại Việt Nam: Dư địa tăng trưởng còn rất lớn

Trái phiếu xanh tại Việt Nam: Dư địa tăng trưởng còn rất lớn

Trong bối cảnh hiện nay, trái phiếu xanh (TPX) được đánh giá là một công cụ huy động vốn quan trọng trong định hướng phát triển bền vững của các quốc gia. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thị trường này còn khá non trẻ. Kết quả thống kê cho thấy, giai đoạn 2018-2023, chỉ có 19 TPX được phát hành…
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm

Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm

Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Không công bố thông tin, Công ty Giáo dục iGARTEN bị phạt

Không công bố thông tin, Công ty Giáo dục iGARTEN bị phạt

Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối Công ty cổ phần Phát triển Giáo dục iGARTEN ( Công ty Giáo dục iGARTEN) do không bố thông tin theo quy định.
Hơn 86.000 doanh nghiệp dừng kinh doanh trong 4 tháng đầu năm

Hơn 86.000 doanh nghiệp dừng kinh doanh trong 4 tháng đầu năm

Trong 4 tháng đầu năm số doanh nghiệp gia nhập thị trường vẫn thấp hơn số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh khi chỉ có 81.300 doanh nghiệp gia nhập nhưng có tới 86.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Hơn 15.000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4

Hơn 15.000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 4, cả nước có hơn 15,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 175,8 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 95 nghìn lao động, tăng 8,4% về số doanh nghiệp, tăng 55% về vốn đăng ký và giảm 9% về số lao động so với tháng 3/2024.
Ông Đặng Thành Tâm muốn sang tay 25 triệu cp Saigontel cho công ty liên quan?

Ông Đặng Thành Tâm muốn sang tay 25 triệu cp Saigontel cho công ty liên quan?

Ông Đặng Thành Tâm muốn thoái 25 triệu cp SGT, dự kiến hạ sở hữu xuống 6,8% vốn. Ngược lại, CTCP Đầu tư Phát triển DTT dự kiến gom vào số lượng tương ứng.
Khang Điền lãi bao nhiêu trong quý đầu năm?

Khang Điền lãi bao nhiêu trong quý đầu năm?

Kết quả kinh doanh trong quý đầu năm của Khang Điền giảm mạnh so với cùng kỳ và tương đương với quý IV/2023.
Doanh nghiệp kỳ vọng môi trường kinh doanh được cải thiện thực chất hơn

Doanh nghiệp kỳ vọng môi trường kinh doanh được cải thiện thực chất hơn

Trong bối cảnh kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh được coi là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng. Việt Nam được đánh giá đã có nhiều chuyển biến rất tích cực về cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả này so với mong muốn của doanh nghiệp thì vẫn còn khoảng cách đáng kể.
Ngành rau quả kỳ vọng lập kỷ lục xuất khẩu mới

Ngành rau quả kỳ vọng lập kỷ lục xuất khẩu mới

Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, đến hết tháng 4, xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 520 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm của nước ta đạt 1.8 tỷ USD.
Lo ngại áp lực lạm phát vẫn hiện hữu

Lo ngại áp lực lạm phát vẫn hiện hữu

Ở thời điểm này, nhận định về chỉ tiêu lạm phát năm 2024 là hơi sớm. Hầu hết các tổ chức và chuyên gia đều nhận định, nhiều khả năng lạm phát năm 2024 sẽ cao hơn năm 2023, nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát và mục tiêu mà Quốc hội, Chính phủ đặt ra. Tuy nhiên, nhìn vào con số thống kê lạm phát quý đầu tiên của năm cho thấy, áp lực lạm phát vẫn hiện hữu và không thể chủ quan, lơ là trong điều hành.
DIC Corp lỗ trăm tỷ

DIC Corp lỗ trăm tỷ

Kết quả kinh doanh trong ba tháng đầu năm của DIC Corp lỗ hơn trăm tỷ do hàng bán bị trả lại. Một số hoạt động khác mới phát sinh trong kỳ kế toán bao gồm cho công ty liên kết vay 359 tỷ đồng và bổ sung thêm vốn từ trái phiếu cho dự án Long Tân.
SBS: ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 bất thành

SBS: ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 bất thành

Sáng ngày 29/04, CTCP Chứng khoán SBS (UPCoM: SBS) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024. Tổng số cổ đông chốt danh sách để tiến hành ĐHĐCĐ tính đến 25/03/2024 là 19,973 cổ đông.
Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024. Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân tăng so với cùng kỳ năm 2023.
Cổ phiếu các hãng bay liệu còn hấp dẫn?

Cổ phiếu các hãng bay liệu còn hấp dẫn?

Định giá các doanh nghiệp Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng đang ở mức hấp dẫn trong khi các doanh nghiệp hàng không vẫn cần thêm thời gian hồi phục.
Xử phạt trên 224 triệu đồng đối với hộ kinh doanh sản phẩm không rõ nguồn gốc trên Tiktok

Xử phạt trên 224 triệu đồng đối với hộ kinh doanh sản phẩm không rõ nguồn gốc trên Tiktok

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre vừa ban hành Quyết định xử phạt đối với hộ kinh doanh P.H.N với tổng số tiền phạt phải nộp vào ngân sách nhà nước 224.276.517 đồng...
Quý I/2024, GELEX đạt gần 6.700 tỷ đồng doanh thu

Quý I/2024, GELEX đạt gần 6.700 tỷ đồng doanh thu

CTCP Tập đoàn GELEX (HOSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động