Phát triển thương mại điện tử: 55% người Việt mua sắm trực tuyến vào năm 2025

Ảnh minh họa
Thương mại điện tử phát triển bùng nổ
Mục tiêu của Kế hoạch là đến năm 2025 đưa TMĐT trở thành một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc CMCN 4.0 được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.
Kế hoạch cũng đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm; doanh số TMĐT B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước; thanh toán không dùng tiền mặt trong TMĐT đạt 50%; 80% website TMĐT có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động TMĐT trên các ứng dụng di động; 1.000.000 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng TMĐT…
Quy mô thị trường TMĐT của Việt Nam ngày càng tăng trưởng mạnh.
Giới chuyên gia kinh tế nhận định, trong những năm gần đây, TMĐT Việt Nam phát triển nhanh chóng. Cụ thể, năm 2015, quy mô thị trường TMĐT của Việt Nam đạt khoảng 4 tỷ USD, nhưng dự báo đến năm 2025, quy mô thị trưởng lên tới 49 tỷ USD.
Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2022 vừa công bố đã dự báo quy mô thị trường TMĐT bán lẻ (B2C) của Việt Nam năm 2022 sẽ đạt 16,4 tỷ USD, tăng trưởng 20% so với năm trước... Đây cũng là mức tăng trưởng được dự báo cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Mức tăng trưởng TMĐT của Việt Nam được các hãng dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong những năm tới, đứng thứ 2 sau Indonesia (104 tỷ USD), ngang bằng Singapore. Tổng doanh thu kinh tế Internet Việt Nam đến năm 2025 dự báo đạt mức 57 tỷ USD, chỉ đứng sau Indonesia. Việt Nam cũng có tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao thứ 2 trong khu vực, chỉ sau Singapore.
Nhiều chính sách cần được hoàn thiện
Tuy nhiên, để TMĐT phát triển bền vững, vấn đề hoàn thiện chính sách vấn cần được quan tâm. Ông Nguyễn Thanh Hưng - Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cho biết, thị trường TMĐT Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều trở ngại lớn như: Chênh lệch khoảng cách tiếp cận TMĐT giữa các địa phương và môi trường chính sách và pháp luật. Cùng với đó, bên cạnh thói quen dùng tiền mặt thì lòng tin của khách hàng vào các sản phẩm bán online vẫn còn là một vấn đề.
Đại diện VECOM cũng cho biết, cạnh tranh trong lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam rất khốc liệt. Các sàn TMĐT thuần Việt phải cạnh tranh với Facebook, Viber, Zalo, Tiktok… từ nước ngoài với tiềm lực to lớn. Nhiều tên tuổi TMĐT lớn của Việt Nam đã “chết yểu” trong vòng 10 năm sau khi ra đời. Chẳng hạn, giai đoạn 2001 - 2010, những tên tuổi lớn xuất hiện rồi biến mất gồm: VDC Siêu thị, Chợ điện tử, GoPhatdat, VnEmart…; giai đoạn 2011 - 2020: 123Mua, Muachung, Nhommua, Vatgia, Deca, FoodPanda, Zaloza, Adayroi… ra đời rồi cũng mất tích. Trong giai đoạn 2021 - 2025, dự báo còn có 2 sàn TMĐT nữa của Việt Nam sẽ biến mất.
Các sàn TMĐT thuần Việt phải cạnh tranh với Facebook, Viber, Zalo, Tiktok… từ nước ngoài với tiềm lực to lớn.
Bà Nguyễn Thị Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) cho rằng, trở ngại lớn nhất đối với TMĐT tại Việt Nam vẫn là môi trường chính sách pháp luật. “Đây là một thực tế không chỉ đối với lĩnh vực TMĐT mà còn là trở ngại đối với nhiều lĩnh vực khác. Bởi kể cả có chính sách hỗ trợ đi chăng nữa thì vấn đề thực thi cũng không hề đơn giản” - bà Thảo nói.
Để phát triển thị trường TMĐT lành mạnh, mới đây nhất Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2022/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định chi tiết về một số điều của Luật Quản lý thuế về trách nhiệm của chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT.
Nghị định bổ sung Khoản 8 Điều 27: Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam là chủ sở hữu sàn TMĐT trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và đúng hạn theo quy định cho cơ quan thuế thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch TMĐT bao gồm: Tên người bán hàng, mã số thuế hoặc số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ, số điện thoại liên lạc; doanh thu bán hàng thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn. Xây dựng giải pháp, lộ trình cung cấp thông tin theo hình thức điện tử từ các sàn giao dịch TMĐT đến cơ quan thuế nhằm mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý thuế theo rủi ro, đảm bảo yêu cầu về bảo mật thông tin theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của sàn giao dịch TMĐT...
Ngoài ra Thông tư số 100/2021/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2021/TT-BTC cũng điều chỉnh theo hướng mới: Tổ chức bao gồm cả chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự. Cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân là người nộp thuế trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự.
Ông Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho rằng, trong hoạt động thuế thì quan trọng nhất là chứng từ, đơn hàng mà các sàn TMĐT đã bán. Hiện, chúng ta đang thiếu cơ chế để xác nhận chứng từ điện tử để khớp giữa đầu vào và đầu ra. Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp kê khai thuế gặp khó khăn trong việc chứng minh.
Tin liên quan
Hệ sinh thái hàng trăm tỷ đô trên TikTok sắp bị "xóa sổ"? 18/12/2024 13:00
Phát hiện những sai phạm ban đầu của nền tảng Tiktok tại Việt Nam 07/06/2023 08:13
Cùng chuyên mục

Những doanh nghiệp, ngân hàng nào có thể được cấp phép sản xuất vàng miếng?
Tài chính 14/06/2025 16:00

Hai kịch bản với chứng khoán
Chứng khoán 14/06/2025 12:00

Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng
Tài chính 14/06/2025 10:00

Rút công bố mỹ phẩm: Lối thoát hợp pháp cho sản phẩm không đạt chuẩn?
Kinh tế - Tài chính 13/06/2025 16:00

Doanh nghiệp hết "khát" vốn sau cú bơm hơn 1 triệu tỷ đồng?
Tài chính 13/06/2025 14:00

“Đón sóng” cổ phiếu bất động sản
Chứng khoán 13/06/2025 12:00
Các tin khác

Ngân hàng tung loạt gói vay ưu đãi, lãi suất thấp nhất chỉ 2,75%
Kinh tế - Tài chính 13/06/2025 09:15

Xây dựng những cây cầu mới kết nối các doanh nghiệp Á – Âu
Kinh tế 12/06/2025 18:00

Cổ phiếu HPG: Kỳ vọng từ dự án đường sắt và lò cao đi vào hoạt động
Chứng khoán 12/06/2025 14:00

Dự báo lợi nhuận ngân hàng tăng 13,8% năm 2025, NIM thu hẹp, nợ xấu tăng
Tài chính 12/06/2025 12:00

NHNN chuẩn bị "mở cửa" cho nhập khẩu vàng trở lại
Tài chính 12/06/2025 10:00

5 tháng năm 2025, VinFast bán hơn 56.000 ô tô điện
Thị trường 12/06/2025 09:00

"Cá mập" bảo hiểm ở đâu trong trung tâm tài chính quốc tế?
Thị trường 12/06/2025 08:00

Thanh khoản mỗi phiên 1 tỷ USD, vì sao chứng khoán vẫn đi ngang?
Kinh tế - Tài chính 12/06/2025 06:05

Vốn tín dụng tăng mạnh, cẩn trọng kiểm soát rủi ro
Tài chính 11/06/2025 17:00

Sửa Luật Doanh nghiệp: Hạn chế chào bán trái phiếu riêng lẻ tràn lan
Chứng khoán 11/06/2025 15:00

Tiêu thụ điện cao kỷ lục, cung ứng than cho sản xuất điện ra sao?
Kinh tế 11/06/2025 13:00

Cơ hội phát triển nhanh, bền vững từ quản trị kinh doanh minh bạch
Kinh tế 11/06/2025 11:00

Mỹ chi hơn 1,3 tỷ USD mua phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam
Kinh tế - Tài chính 11/06/2025 09:00

Điều kiện để Ngân hàng Nhà nước có thể hạ lãi suất tái cấp vốn xuống 4%
Tài chính 10/06/2025 18:00

Trái phiếu bất động sản hụt hơi, tín dụng lại "gánh" còng lưng
Chứng khoán 10/06/2025 16:00

Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ, "trồi sụt" quanh mốc 118 triệu/lượng
Kinh tế - Tài chính 10/06/2025 15:55

Ngân hàng chiếm ưu thế trên 'sân chơi' tài sản số
Chứng khoán 10/06/2025 12:00

C.P bị tố bán "thịt bẩn": Thế cạnh tranh các đại gia thực phẩm trên thị trường Việt
Kinh tế 10/06/2025 06:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58